Xác định năng suất làm khô

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống điều hòa không khí sử dụng water chiller (Trang 49 - 54)

- Khu trung tâm thương mại tầng

d.Xác định năng suất làm khô

Theo [2] năng suất làm khô được xác định như sau:

W = G.(dc ‒ d0), [kg/s] (2.33) Trong đó:

dc ‒ dung ẩm không khí hoà trộn, g/kg; do ‒ dung ẩm không khí thổi vào, g/kg.

Áp dụng công thức (2.32) và (2.33) tính được năng suất lạnh, năng suất làm khô và lưu lượng gió của công trình được thể hiện trong bảng 2.18.

Bảng 2.18. Bảng kết quả tính năng suất lạnh của công trình Tầng Phòng Qt W Wt g/s t ε kJ/kg V o I ≡ kJ/kg G kg/s GT kg/s GN kg/s IC kJ/kg L l/s Q0 kW 1 Cửa hàng 1 62391 6,45 9673 42,3 3,95 2,45 1,50 68,73 3292 104,39 Cửa hàng 2 62391 6,45 9673 42,3 3,95 2,45 1,50 68,73 3292 104,39 Sảnh văn phòng 16921 1,83 9246 41,2 1,244 0,934 0,31 61,77 1037 25,60 Sảnh căn hộ 14020 1,56 8987 40 0,947 0,687 0,26 62,50 790 21,31 Các gian hàng 453160 45,73 9909 43 38,40 28,97 9,43 61,68 32000 717,31 2 Các gian hàng 598198 65,48 9136 40,8 42,73 28,83 13,90 63,90 35608 987,42 3 Các gian hàng 642629 70,43 9125 40,5 44,94 29,98 14,96 64,12 37450 1061,5 4 Các gian hàng 642629 70,43 9125 40,5 44,94 29,98 14,96 64,12 37450 1061,5 5 Nhà hàng 50341 6,93 7265 37 2,828 1,208 1,62 70,84 2357 95,70 Các gian hàng 641220 65,6 9775 42,5 52,13 38,19 13,94 62,30 43442 1031,5

CHƯƠNG III

TÍNH CHỌN MÁY VÀ THIẾT BỊ

3.1. PHÂN TÍCH CHỌN HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ CHO CÔNG TRÌNH

Việc chọn hệ thống điều hoà đảm bảo sao cho năng suất hoạt động tốt nhất, chi phí đầu tư thấp nhất, hệ thống chạy ổn định và tích kiệm điện năng nhất, đảm bảo mỹ quan,…

Theo kết cấu công trình thì tất cả các tầng đều được xây dựng với vách thẳng đứng từ dưới lên đến tầng kỹ thuật của tòa nhà. Tầng kỹ thuật có không gian khoảng không rộng và bằng phẳng. Ngoài ra, các phòng kỹ thuật như kỹ thuật điện, kỹ thuật công nghệ thông tin, điều hòa không khí, trung tâm điều hành và quản lý tòa nhà…tất cả đều được bố trí linh hoạt. Đối với tầng hầm thì có 2 tầng hầm và 1 tầng bán hầm, đây cũng là không gian quan trọng và cần thiết trong việc bố trí, sắp xếp của tòa nhà. Với những đặc điểm như vậy ta có thể đưa ra các phương án chọn máy trung tâm sau:

+ Hệ VRV, ưu điểm của nó là một dàn nóng có thể lắp ghép với nhiều dàn lạnh khác nhau cả về kiểu dáng lẫn công suất, có dải điều chỉnh công suất rộng. Hệ thống có phạm vi nhiệt độ làm việc trong giới hạn rộng, có hệ thống đường ống nhỏ nên thích hợp cho các tòa nhà cao tầng có không gian lắp đặt nhỏ. Nhược điểm của hệ thống này là giải nhiệt bằng gió nên hiệu quả chưa cao và diện tích trao đổi nhiệt lớn. Số lượng dàn lạnh hạn chế nên chỉ thích hợp cho các hệ thống công suất vừa và nhỏ, chi phí đắt, tốn kém, hệ thường không đạt được công suất lớn và đồng thời một cách nhanh nhất. Ngoài ra, khi gặp sự cố thì rất khó khắc phục và mất nhiều thời gian cho việc sử lỹ sự cố.

+ Hệ Chiller giải nhiệt nước, hệ này đi kèm với tháp giải nhiệt và hệ thống đường ống nước cùng với bơm nước giải nhiệt. Gian máy thường được bố trí ở tầng hầm hoặc tầng 1, tháp giải nhiệt thường được bố trí trên tầng mái để tận dụng khoảng không trên mái. Năng suất lạnh dao động trong khoảng rộng từ 5

Tons đến hàng ngàn Tons, phù hợp cho các công trình lớn. Ưu điểm của hệ thống là: do tháp giải nhiệt có thể cho phép đặt ở các vị trí xa máy hoặc trên nóc nhà cao tầng nên có thể chọn vị trí bố trí máy thuận tiện hơn. Bình ngưng giải nhiệt bằng nước nên hiệu quả trao đổi nhiệt rất cao và thiết bị nhỏ gọn hơn rất nhiều so với giải nhiệt bằng không khí. Tiết kiệm điện năng hơn các máy làm mát bằng không khí có cùng công suất máy nén. Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm là vận hành phức tạp do có hiện tượng đóng cặn ở bình ngưng nên phải thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng.

+ Hệ Chiller giải nhiệt gió, do giải nhiệt bằng gió nên không cần tháp giải nhiệt, đường ống nước và bơm nước giải nhiệt. Nhưng do khả năng trao đổi nhiệt của dàn ngưng giải nhiệt gió kém nên diện tích của dàn lớn, cồng kềnh và nhiệt độ ngưng tụ cao hơn dẫn đến công nén cao hơn và điện năng tiêu thụ cao hơn cho một đơn vị lạnh so với máy làm mát bằng nước. Ưu điểm là vận hành đơn giản, tuổi thọ cao.

Căn cứ vào những đặc điểm về kiến trúc xây dựng, mục đích sử dụng của công trình và đặc điểm của các hệ thống điều hòa không khí ta chọn hệ Chiller làm lạnh nước giải nhiệt nước (water cooled water chiller) là thích hợp hơn cả cho công trình.

3.2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC CHỌN MÁY VÀ THIẾT BỊ

Yêu cầu đối với việc chọn máy và thiết bị cho hệ thống điều hoà không khí lắp đặt cho công trình là phải bảo đảm năng suất lạnh của máy và thiết bị sẽ chọn phải lớn hơn năng suất lạnh cần thiết (Q0 máy > Q0yc) và năng suất gió tổng cộng phải lớn hơn năng suất gió cần thiết (Lmáy > Lyc).

Ngoài ra máy và thiết bị thích hợp khi thoả mãn các yêu cầu do công trình đề ra cả về mặt kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường, sự tiện dụng về vận hành, bảo dưỡng, sữa chữa, độ an toàn, độ tin cậy, tuổi thọ và hiệu quả kinh tế cao.

3.3. CHỌN MÁY VÀ THIẾT BỊ

Nhà chế tạo thường cho năng suất lạnh của máy điều hoà không khí ở dạng đồ thị và dạng bảng phụ thuộc nhiệt độ trong nhà và bên ngoài trong catalog kỹ thuật. Trong catalog thương mại thường chỉ có năng suất lạnh ở một chế độ tiêu chuẩn nên muốn biết năng suất lạnh ở chế độ khác cần phải tính toán hiệu chỉnh theo chế độ làm việc thực.

Phải chọn máy có năng suất lạnh yêu cầu ở đúng chế độ làm việc đã tính toán. Nếu do đòi hỏi của chủ đầu tư hoặc do cấu trúc và mục đích sử dụng của công trình đôi khi còn cần có năng suất lạnh dự trữ. Tổng năng suất lạnh được chọn phải lớn hơn hoặc bằng năng suất lạnh thực. Vì trên thực tế các phòng của toà nhà không đồng thời sử dụng hết công suất lạnh của nó.

Phải chọn máy có năng suất gió đạt yêu cầu thiết kế. Năng suất gió trong catalog máy phải bằng hoặc lớn hơn năng suất gió tính toán. Nếu không đảm bảo được năng suất gió máy điều hoà sẽ không đạt được năng suất lạnh theo yêu cầu.

Khi chọn máy phải chọn sao cho điều kiện sau thoả mãn: Q0TC ≥ Q0TCyc

Trong đó:

Q0TC - Giá trị năng suất lạnh cho trong catalog máy;

Q0TCyc - Giá trị năng suất lạnh đã quy đổi về điều kiện tiêu chuẩn.

3.3.1. Chọn FCU

Bộ thiết bị xử lý không khí FCU là loại dùng nước lạnh gồm: giàn ống trao đổi nhiệt, quạt, hộp hút, lọc không khí, máng nước ngưng và vỏ bảo vệ…

Khi chọn FCU (Fan Coil Unit) cho các phòng cần đảm bảo năng suất lạnh của dàn làm việc với điều kiện thực phải lớn hơn (hoặc bằng) tải lạnh xác định được cho phòng đó.

Các FCU là các thiết bị trao đổi nhiệt, năng suất lạnh phụ thuộc vào nhiệt độ nước lạnh, nhiệt độ không khí vào ra và hệ số truyền nhiệt qua vách trao đổi nhiệt.

Căn cứ vào năng suất lạnh, năng suất gió, kích thước không gian của chúng để chọn loại FCU thích hợp. Đặc biệt các FCU được bố trí trong khoảng trống giữa trần giả và trần bê tông cốt thép có không gian hẹp về chiều cao nên cần phải đặc biệt chú ý đến kích thước H (độ cao) của FCU. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống điều hòa không khí sử dụng water chiller (Trang 49 - 54)