LUẬT THỐNG NHẤT GENEVA VỀ HỐI PHIẾU VÀ KỲ PHIẾU 1930 (ULB 1930) Chương X: SỬA ĐỔ

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập: Thanh toán quốc tế (Trang 35 - 37)

II. Các bản sao Ðiều 67:

2. LUẬT THỐNG NHẤT GENEVA VỀ HỐI PHIẾU VÀ KỲ PHIẾU 1930 (ULB 1930) Chương X: SỬA ĐỔ

Chương X: SỬA ĐỔI

Ðiều 69:

Trong trường hợp việc sửa đổi nội dung của một phiếu xảy ra trước khi các bên đã ký buộc phải theo những điều khoản của văn bản đã sửa đổi, còn sự sửa đổi xảy ra sau khi đã ký thì buộc phải theo các điều khoản của bản gốc.

Chương XI: THỜI HIỆU Ðiều 70:

Tất cả các quyền phát sinh từ hối phiếu đối với người chấp nhận sẽ hết hiệu lực sau 3 năm kể từ ngày đáo hạn của hối phiếu.

Các quyền của người cầm phiếu đối với những người ký hậu và đối với người ký phát sẽ hết hiệu lực trong một năm kể từ ngày đưa đơn kháng nghị kịp thời hoặc kể từ ngày đáo hạn nếu có quy định miễn kháng nghị.

Quyền của những người ký hậu đối với mỗi người ký hậu khác và đối với người ký phát sẽ hết hiệu lực trong vòng 6 tháng kể từ ngày khi người ký hậu tiếp nhận và thanh toán hối phiếu hoặc kể từ ngày khi mà anh ta bị thua kiện.

Ðiều 71:

Việc gián đoạn thời hiệu chỉ có hiệu lực đối với người mà thời hiệu bị gián đoạn đối với người đó.

Chương XII. ÐIỀU KHOẢN CHUNG Ðiều 72:

Việc thanh toán hối phiếu đến hạn vào ngày lễ theo quy định của pháp luật không thể được yêu cầu cho đến ngày làm việc tiếp theo. Cũng như vậy, mọi thủ tục khác liên quan đến hối phiếu, đặc biệt là việc xuất trình để chấp nhận và kháng nghị chỉ có thể được thực hiện vào 1 ngày làm việc.

Nếu thủ tục thanh toán phải được thực hiện trong một khoảng thời gian giới hạn cụ thể nhưng ngày cuối cùng lại rơi vào ngày lễ theo quy định của pháp luật thì khoảng thời gian giới hạn sẽ được kéo dài cho đến ngày làm việc đầu tiên kế tiếp ngày hết hạn của thời hạn này. Những ngày lễ xen vào cũng được tính đến.

Ðiều 73:

Giới hạn của thời hạn pháp lý hoặc của hợp đồng không bao gồm ngày mà vào ngày đó thời hạn bắt đầu

Ðiều 74:

Không có những ngày ưu đãi dù cho có quy định của toà án hay của pháp luật

PHẦN II: KỲ PHIẾUÐiều 75: Ðiều 75:

Một kỳ phiếu chứa đựng:

1. Tiêu đề "kỳ phiếu" ghi ở bề mặt của kỳ phiếu và được diễn đạt bằng ngôn ngữ ký phát kỳ phiếu. 2. Một cam kết vô điều kiện để thanh toán một số tiền nhất định.

2. LUẬT THỐNG NHẤT GENEVA VỀ HỐI PHIẾU VÀ KỲ PHIẾU 1930 (ULB 1930)

4. Ðịa điểm thanh toán.

5. Tên của người hưởng lợi hoặc tên của người ra lệnh thực hiện việc thanh toán. 6. Ngày và nơi phát hành kỳ phiếu.

7. Chữ ký của người ký phát kỳ phiếu.

Ðiều 76:

Một kỳ phiếu mà trong đó thiếu một trong những yêu cầu được nêu trong điều khoản trên sẽ là một kỳ phiếu vô hiệu lực, ngoại trừ những trường hợp được nêu sau đây:

- Một kỳ phiếu mà trong đó không có nêu rõ thời gian thanh toán thì được xem như là được thanh toán ngay khi xuất trình.

- Khi không có nêu rõ ràng địa điểm lập kỳ phiếu, thì địa điểm nơi lập kỳ phiếu được coi là địa điểm thanh toán và đồng thời là nơi cư trú của người lập kỳ phiếu.

- Một kỳ phiếu phiếu mà không có nêu địa điểm lập thì được xem như đã được lập tại nơi được nêu bên cạnh tên của người lập kỳ phiếu.

Ðiều 77

Các quy định sau liên quan đến hối phiếu sẽ được áp dụng cho kỳ phiếu vì các quy định này không mâu thuẫn với bản chất của chúng,

Ký hậu (Ðiều 11 đến Điều 20);

Thời hạn thanh toán (Ðiều 33 đến Điều 37); Thanh toán (Ðiều 38 đến Điều 42);

Truy đòi do không thanh toán (Ðiều 43 đến Điều 50, Điều 52 đến Điều 54); Ðại diện thanh toán (Ðiều 55, Điều 59 đến Điều 63);

Các bản sao (Ðiều 67 và Điều 68); Sửa đổi (Ðiều 69);

Thời hiệu (Ðiều 70 và Điều 71);

Ngày lễ, cách tính giới hạn thời gian và giới hạn ngày ưu đãi (Ðiều 72, Điều 73 và Điều 74).

Các quy định sau cũng được áp dụng cho kỳ phiếu: Các quy định liên quan đến hối phiếu thanh toán theo địa chỉ của một bên thứ ba hoặc tại 1 địa phương khác nơi cứ trú của người trả tiền (Ðiều 4 và

Ðiều 27); quy định về tiền lãi (Ðiều 5); sự khác biệt về số tiền thanh toán (Ðiều 6); hậu quả của việc ký

theo các điều kiện tại Ðiều 7, hậu quả của việc ký không có thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền (Ðiều 8); và các quy định liên quan đến hối phiếu để trống (Ðiều 10).

Các quy định sau cũng được áp dụng cho kỳ phiếu: Các quy định liên quan đến bảo lãnh (Ðiều 30-

Điều32); trong trường hợp quy định tại Ðiều 31, đoạn cuối, nếu bảo lãnh không chỉ rõ người đại diện

thì được coi là đại diện cho người lập kỳ phiếu.

Ðiều 78:

Người lập lỳ phiếu bị ràng buộc trách nhiệm đối với các phương thức giống như người chấp nhận hối phiếu.

Kỳ phiếu được thanh toán vào một thời gian cụ thể sau khi sau khi nhìn thấy phải được xuất trình cho người lập ký phiếu trong khoảng thời gian được ấn định tại Ðiều 23. Giới hạn thời gian bắt đầu từ ngày được ghi khoảng thời hạn sau khi nhìn thấy.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập: Thanh toán quốc tế (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w