Nguyên nhân xuất hiện rủi ro đạo đức

Một phần của tài liệu Rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 32 - 35)

2. Thông tin không cân xứng

4.2.Nguyên nhân xuất hiện rủi ro đạo đức

Rủi ro đạo đức có nguyên nhân sâu xa là thông tin không cân xứng. Để phân tích một cách cụ thể và chi tiết sự xuất hiện rủi ro đạo đức và các chi phí liên quan, ta nghiên cứu một thị trờng bảo hiểm với các giả định nh đã trình bày trong phần 2.

Giả sử thêm rằng, các hợp đồng bảo hiểm đợc cung cấp bởi các công ty bảo hiểm hoạt động trên một thị trờng cạnh tranh và không có chi phí quản lý. Xác suất xảy ra rủi ro (p) của tổn thất (d) là các biến ngoại sinh (trên hệ trục

m1Om2) và phụ thuộc vào mức chi phí (a) bỏ ra nhằm bảo vệ đối tợng bảo hiểm của ngời tham gia bảo hiểm (X). Gọi mức chi phí này là a1 và a0 (a1>a0).

Đặt a0 = 0, khi đó, xác suất xảy ra rủi ro khi a = 0 là p0, và khi a = a1 là p1. Để đảm bảo rằng khi bỏ ra chi phí a1 X sẽ hạn chế rủi ro tốt hơn khi bỏ ra a0 thì:

(p0 – p1)d > a1 hay p1d + a1 < p0d Với những giả thiết trên ta có đồ thị sau:

B 1 M 1 m 1 m 2 m- d m – d – a 1 U 0 U 1 A 0 A 1 A’ 1 B’ B 0 (1 – p 1 )d M 0 O T m m– a 1 p 1 d Hình 1.5: Rủi ro đạo đức trên thị trường bảo hiểm

Khi X chọn a0 = 0, đờng hoà vốn của công ty bảo hiểm là B0M0. Đờng ngân sách của X khi a0 = 0 là B’M0 và khi a = a1 là B1M1.

Khi thị trờng có thông tin hoàn hảo và công ty bảo hiểm có khả năng giám sát đợc việc X đang thực hiện mức chi phí a1 cho việc chăm sóc, bảo quản đối t- ợng bảo hiểm thì công ty bảo hiểm sẽ chào bán hợp đồng bảo hiểm toàn phần tại bất kỳ điểm nào trên đờng hoà vốn (đờng cung bảo hiểm) mới B1M1.

Đối với X, hiển nhiên mức thu nhập sẽ tốt hơn khi thực hiện mức chi phí a1 cho việc bảo quản, chăm sóc đối tợng bảo hiểm vì khi đó đờng thu nhập của X ở vị trí U1 cao hơn so với khi chọn a0 (có đờng thu nhập U0 thấp hơn).

Tuy nhiên đây là tình huống xảy ra trong điều kiện thông tin hoàn hảo. Nh đã đề cập trên đây, rủi ro đạo đức sẽ diễn ra khi xuất hiện thông tin không cân xứng. Giả sử, công ty bảo hiểm không thể giám sát hành động của X và X chọn mức chi phí chăm sóc đối tợng bảo hiểm là a1. khi đó:

Công ty bảo hiểm chào bán hợp đồng theo đờng hoà vốn B1M1. Phí bảo hiểm toàn bộ rủi ro là p1d.

Tuy nhiên X có thể lựa chọn mức chi phí chăm sóc, bảo vệ đối tợng bảo hiểm một cách tuỳ ý vì công ty bảo hiểm không giám sát đợc điều đó. X sẽ chọn a0 vì điểm này giúp X có đợc hợp đồng A’1 nằm trên đờng thu nhập cao hơn.

Điều này hiển nhiên không tốt cho công ty bảo hiểm vì họ phải chịu một khoản tổn thất phát sinh trị giá bằng phần chênh lệch giữa mức bồi thờng và phí bảo hiểm dự kiến: p0d – p1d.

Khoản chi phí này chính là phần lợng hoá rủi ro đạo đức. Nh vậy, rủi ro đạo đức phát sinh trên cơ sở thông tin không cân xứng. Sự không cân xứng về thông tin khiến công ty bảo hiểm không thể giám sát hoạt dộng của những ngời tham gia bảo hiểm, dẫn đến việc ngời tham gia bảo hiểm có thể thực hiện những hành động làm tăng tham rủi ro cho công ty bảo hiểm. Trên thực tế, các công ty bảo hiểm thờng chào bán các hợp đồng bảo hiểm ở nhiều phạm vi bảo hiểm khác nhau và đa ra các điều kiện ràng buộc cụ thể, kết hợp với các biên pháp giám sát phù hợp để hạn chế và ngăn chặn rủi ro đạo đức. Phổ biến nhất là việc áp dụng điều khoản “khấu trừ” (deductible)và “san sẻ trách nhiệm” (co-payment).

Điều khoản “khấu trừ” là một điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm theo đó ngời mua bảo hiểm phải trả một khoản nhất định cho thiệt hại đầu tiên (vì vậy điều khoản này còn đợc gọi là “rủi ro đầu tiên”).

San sẻ trách nhiệm là một điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm theođó ng- ời mua bảo hiểm phải tự gánh chịu một tỷ lệ phần trăm tổn thất nhất định nếu yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thờng.

Vấn đề đặt ra là áp dụng các biện pháp trên trong trờng hợp nào? Điều này phụ thuộc vào tình tình thực tế của từng khách hàng.

Nếu rủi ro đạo đức thuộc loại dễ gây ra thiệt hại (có xác suất xảy ra rủi ro cao) thì công ty bảo hiểm nên áp dụng điều khoản “khấu trừ”. Nh vậy sẽ giúp công ty bảo hiểm tiết kiệm chi phí không chỉ bằng cách khuyến khích ngời tham gia bảo hiểm quan tâm nhiều hơn tới đối tợng bảo hiểm mà còn bằng cách giảm các chi phí liên quan đến việc giải quyết các yêu cầu bồi thờng cho những tổn thất nhỏ.

Nếu rủi ro đạo đức thuộc loại làm tăng quy mô tổn thất thì công ty bảo hiểm nên áp dụng điều khoản “san sẻ trách nhiệm” vì khi đó nếu tổn thất càng lớn thì ngời đợc bảo hiểm cũng chịu phần san sẻ lớn hơn. Điều đó khiến ngời đợc bảo hiểm có động lực để hạn chế quy mô rủi ro.

Một phần của tài liệu Rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 32 - 35)