7. Kết cấu của đề tài
2.3.1 Cơ sở lí luận của giải pháp
Để đưa ra giải pháp cho phát triển nhân tố người chúng ta phải đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, có như vậy mới có thể tạo nên được tính đúng đắn và khoa học cho việc phát triển nhân tố con người.
Trong việc đưa ra giải pháp để phát triển nhân tố người ở huyện Tiên Phước phải xét trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Tiên Phước
là một trong mười tám huyện của tỉnh Quảng Nam. Sự phát triển của huyện Tiên Phước và những huyện khác sẽ tạo ra sự phát triển chung của tỉnh. Đối với phát triển nhân tố người trong lực lượng sản xuất cũng vậy. Nhìn chung nhân tố người trong lực lượng sản xuất của tỉnh Quảng Nam đều có sự thống nhất với nhau về mặt tích cực cũng như hạn chế. Tuy nhiên, khi đưa ra giải pháp cho phát triển nhân tố người cần phải đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể, tùy từng hoàn cảnh của từng địa phương mà có những giải pháp thích hợp đối với từng huyện. Huyện Tiên Phước có điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và có những tiềm năng riêng nên phải có những giải pháp riêng thích hợp với điều kiện hoàn cảnh của huyện.
Đồng thời để đưa ra giải pháp cho phát triển nhân tố người thì chúng ta phải đặt chúng trong mối liên hệ với tất cả các nhân tố khác, phải đứng trên quan điểm phát triển để có thể đưa ra những giải pháp tốt nhất cho phát triển nhân tố con người trong lực lượng sản xuất ở huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam hiện nay .
2.3.2 Phương hướng phát triển nhân tố con người ở Tiên Phước tỉnh Quảng Nam hiện nay.
Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Trong hoạt động xã hội có rất nhiều mối quan hệ, tất cả đều liên quan đến con người. Nhưng mỗi quốc gia dân tộc địa phương ở những giai đoạn lịch sử nhất định có những điều kiện tự nhiên xã hội, đặc điểm con người khác nhau. Do đó đòi hỏi cần có sự tác động đến con người theo nhiều hướng, nhiều biện pháp đồng bộ, nhưng phải biết tùy lúc, tùy hoàn cảnh mà ưu tiên lựa chọn một số biện pháp nhất định. Đồng thời phải kết hợp hài hòa giữa nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ lâu dài, giữa việc sử dụng và bồi dưỡng trong sự phát triển con người.
Do vậy, đối với huyện Tiên Phước hiện nay để phát triển nhân tố người trong lực lượng sản xuất một cách toàn diện cần tiến hành một cách hệ thống chính sách sau:
Thứ nhất, phải luôn quan tâm đúng mức đến nhu cầu và lợi ích của người lao động. theo Mác tất cả cái gì mà con người đấu tranh để giành lấy đều dính liền với lợi ích của họ. Do đó nếu có quan tâm đến lợi ích của con người thì mới kích thích một cách tích cực người lao động trong quá trình sản xuất.
Con người tham gia vào trong quá trình sản xuất xã hội bao giờ cũng vì nhu cầu lợi ích thiết thân của họ, sau đó mới quan tâm đến lợi ích của tập thể và xã hội. Sự quan tâm của mỗi cá nhân đến lợi ích của tập thể và xã hội chỉ được thực hiện và duy trì khi một cá nhân thực hiện xong lợi ích tập thể và xã hội thì lợi ích của cá nhân được tăng lên. Bởi vì trong tất cả các lợi ích thì lợi ích kinh tế cá nhân người lao động bao giờ cũng là động lực mạnh nhất, quyết định nhất đối với tất cả các động lực lợi ích khác của họ, vì nó đáp ứng những đòi hỏi trực tiếp, thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Muốn nâng cao không ngừng tính tích cực của con người để phát triển nhanh lực lượng sản xuất ở huyện Tiên Phước thì phải thường xuyên tác động đến lợi ích của người lao động. Tuy nhiên, cần phải tiến hành một cách đồng bộ, thống nhất tất cả các lợi ích, từ lợi ích kinh tế đến lợi ích chính trị, từ lợi ích cá nhân đến lợi ích xã hội, từ lợi ích trước mắt đến lợi ích lâu dài...Như vậy mới kích thích được tính tích cực của người lao động trong sản xuất, họ mới hăng say sản xuất, chú tâm sản xuất. Đồng thời làm như vậy chúng ta vừa sử dụng được nguồn lao động một cách có hiệu quả, vừa tạo điều kiện bồi dưỡng nguồn lao động phát triển lao dài.
Việc quan tâm đúng mức và giải quyết thỏa đáng vấn đề lợi ích, kích thích tính tích cực của người lao động là mắc khâu quan trọng giúp ta hạn chế, đi đến khắc phục những tập quán xấu, những thiếu sót và phát huy những truyền thống tốt đẹp của người lao động Tiên Phước nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung, đây cũng chính là tiền đề để nâng cao chất lượng nguồn lao động trong việc xây dựng quê hương đất nước.
Thứ hai, tạo môi trường xã hội đảm bảo các điều kiện phát triển nhân tố con người trong lực lượng sản xuất ở huyện Tiên Phước.
Con người là chủ thể để cải tạo thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đồng thời cũng là sản phẩm của sự vận động xã hội, bị quyết định bởi các yếu tố xã hội. Việc giải phóng lực lượng sản xuất thực hiện chủ yếu nhất ở việc giải phóng con người khỏi cơ chế xã hội kìm hảm tính tích cực, chủ động, sáng tạo của con người. Để thực hiện được điều đó cần xây dựng cơ chế xã hội đảm bảo thực hiện sự giải phóng con người trên tất cả các mặt. Đối với huyện Tiên Phước hiện nay, cần ban hành các chính sách xã hội quan tâm phát triển con người lao động một cách toàn diện từ chăm sóc sức khỏe đến trí tuệ, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần, đạo đức, lí tưởng của nhân dân. Làm sao để mỗi người lao động vừa có năng lực sản xuất vừa có đời sống vật chất đầy đủ và tinh thần phong phú lành mạnh. Đó là mục tiêu phát triển lâu dài trong việc đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Quan tâm đến người lao động có nghĩa là không được xem nhẹ mặt nào trong sự phát triển của người lao động, không thể có chất lượng lao động tốt nếu người lao động không được tạo điều kiện để phát triển bản thân mình.
Thứ ba, đổi mới tăng cường giáo dục đào tạo để phát huy nhân tố con người trong lực lượng sản xuất.
Giáo dục đào tạo là hoạt động trực tiếp tác động để nâng cao trình độ trí tuệ, sự hiểu biết của người lao động, rèn cho người lao động có những kỹ năng mới, có những kiến thức mới. Thông qua giáo dục đào tạo thì người lao động mới có thể vận dụng những tri thức khoa học, kỹ thuật vào trong sản xuất. Giáo dục đào tạo giúp cho chúng ta tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia, những nhà quản lý giỏi... Như vậy, phát huy sự nghiệp giáo dục hiện nay đối với huyện Tiên Phước là vô cùng quan trọng. Trong đào tạo hiện nay cần quan tâm đến chất lượng đào tạo trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Cần tiến hành đào tạo một đội ngũ nhân lực có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Thứ tư, phát triển đội ngũ lao động ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.
Như đã trình bày phần trước, Tiên Phước là huyện miền núi, trên địa bàn huyện có những vùng rất hẻo lánh và có đồng bào dân tộc Kor sinh sống. Mức sống của người dân nơi đây còn thấp so với những vùng khác. Do vậy, muốn tạo ra động lực phát triển cho nhân tố con người thì phải tạo mọi điều kiện để phát triển nguồn nhân lực nơi đây.
Phát triển đội ngũ lao động ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số là việc làm có ý nghĩa nhưng cũng rất khó khăn và phức tạp. Nhân tố người nơi đây hầu như không ý thức được tầm quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, không tiếp cận được với những chính sách mà huyện ban hành, mặt dù huyện đã có rất nhiều chính sách ưu tiên phát triển những vùng này rất nhiều. Để phát triển lực lượng lao động vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống cần phải thực hiện một số nội dung sau:
Một là, phải xây dựng đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực và phẩm chất đạo đức để có thể đáp ứng sự lãnh đạo, chỉ đạo cho vấn đề xây dựng nguồn nhân lực và phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy, những cán bộ ở những vùng này chưa đủ năng lực để làm tốt công tốt tuyên truyền, cũng như bố trí sử dụng nguồn lao động sao cho phù hợp dẫn đến nhiều bất cập. Đội ngũ cán bộ lớn tuổi thì không được đưa đi đào tạo lại kịp thời, trong khi đội ngũ cán bộ trẻ lại thiếu kinh nghiệm, nắm bắt và tổng kết thực tiễn còn kém. Tình trạng này không thể duy trì được. Đội ngũ cán bộ có vững mạnh thì mới có thể triển khai thực hiện chính sách của các cấp một cách tốt nhất, mới lãnh đạo được nhân dân thực hiện các mục tiêu của Đảng và Nhà nước đặt ra. Đội ngũ cán bộ phải được đào tạo và phân công làm việc đúng chuyên ngành đào tạo. Lực lượng này là đầu tàu cho công tác quản lý, bên cạnh đó tham gia vào hoạt động kinh tế của địa phương. Thông qua nguồn cán bộ này để xây dựng đội ngũ những người lao động.
Hai là, tiến hành tìm hiểu một cách sâu sắc các phong tục tập quán ở hai xã Tiên An, Tiên Lập, cần nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của đồng bào dân tộc nơi đây. Qua đó cần tác động đến họ nên xóa bỏ những hủ tục lạc hậu và thay vào đó phải có những kế hoạch cụ thể để phát triển sản xuất. Trong những năm gần đây đời sống của những đồng bào dân tộc có nhiều thay đổi, họ sinh sống trà trộn vào trong người kinh nên đã có nhiều tiến bộ về cách sinh sống cũng như trong sản xuất. Họ sống định canh định cư chứ không du canh du cư như trước nữa.
Ba là, chiến lược phát triển nhân tố người ở vùng sâu, vùng xa vùng có đồng bào dân tộc thiểu số cần tiến hành từ thấp đến cao, vừa phát triển nguồn nhân lực phổ thông, nguồn cán bộ sơ cấp đến bậc đại học. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo cần có sự đầu tư về vật chất, đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý các trường dân tộc thiểu số. Trong học tập ngoài các môn văn hóa cơ bản cần lồng ghép một chương trình dạy các nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, kỹ thuật nông lâm nghiệp... để sau khi học xong mỗi cấp học, học sinh mỗi cấp ngoài có được những kiến thức văn hóa vững chắc thì còn có những kỹ năng sống, tiếp cận được những vấn đề xã hội ngay tại địa phương mình. Đây là nhiệm vụ thực hiện lâu dài nhưng sẽ tạo được nền tảng vững chắc và chất lượng về sau.
Giáo dục là điều kiện tốt nhất để phát triển nhân tố người. Thông qua giáo dục một mặt nâng cao mặt bằng tri thức của người lao động, mặt khác có điều kiện để phát triển nâng cao, bồi dưỡng đội ngũ người lao động có chất lượng. Phát triển đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số và người kinh thông thạo tiếng dân tộc để đảm bảo thuận tiện cho phát triển nhân tố người. Đó là bảo đảm tốt quá trình đưa những tri thức khoa học đến với người dân địa phương, đồng thời làm cho nguồn lao động tại chỗ này có năng lực chuyên môn. Những người đã quá tuổi hoặc không có năng lực công tác thì cần phải thay thế, tạo điều kiện cho những người lao động trẻ được đào tạo tiếp nhận việc làm.
Thứ năm, một trong những phương hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nhân tố người trong lực lượng sản xuất ở huyện Tiên Phước hiện nay là tiến hành đào tạo nghề cho nông dân.
Người nông dân có vai trò quan trọng trong nông nghiệp, Đảng ta đã chỉ rõ “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển nền kinh tế xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước… Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới [12, 54]. Để đủ sức đảm nhận vai trò chủ thể của quá trình phát triển và xây dựng nông thôn mới, cần nâng cao chất lượng đào tạo cho nông dân. Đối với huyện Tiên Phước khi nhân tố người đa phần là nông dân mà chủ yếu là chưa được đào tạo nghề, lao động giản đơn, sản xuất theo kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau là chủ yếu. Trình độ học vấn chuyên môn kỹ thuật còn thấp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói nghèo của một bộ phận nông dân. Những hạn chế trên là do một trong những nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, do huyện đầu tư giáo dục chưa thỏa đáng, buông lỏng quản lý cơ cấu đào tạo để phát triển tự phát theo nhu cầu của người dân cả ở cấp vĩ mô, lẫn ở từng địa phương, thời gian đào tạo thì quá ngắn, do đó, người lao động còn lúng túng trước hình thức đào tạo này.
Hai là, qua điều tra cho thấy một số địa phương còn tỏ ra lúng túng trong việc xác định phương hướng phát triển kinh tế của địa phương mình. Do đó việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, nhất là chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp diễn ra chậm chạp hoặc thiếu quy hoạch, ở nhiều vùng, sản xuất thuần nông vẫn là chủ yếu. Đời sống nhân dân trong vùng còn nhiều khó khăn. Sở dĩ có sự chậm trễ này, một mặt do các cấp lãnh đạo địa phương và bản thân người nông dân
chưa năng động và nhận thức rất mơ hồ về ngành nghề, về giá trị của đất, lợi thế của vùng, đồng thời họ chưa chủ động kết hợp với các nhà khoa học để điều tra khảo sát điều kiện địa lý, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất, chuyển đổi ngành nghề của địa phương cho phù hợp.
Ba là, khả năng tiếp cận thông tin, nhất là những thông tin về khoa học - kỹ thuật của người lao động còn hạn chế. Chủ trương đưa khoa học đến tận cơ sở của Đảng và Nhà nước chưa thực hiện được. Một phần là do trình độ nhận thức, trình độ học vấn, chuyên môn và năng lực khai thác thông tin của người lao động còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, cán bộ khoa học tại chỗ còn quá ít. Đồng thời, do sức ì bởi thói quen tâm lý của người sản xuất nhỏ tiểu nông còn quá lớn.
Do đó, để đào tạo nghề cho nông dân huyện Tiên Phước có hiệu quả thì phương hướng sắp tới huyện cần phải thực hiện một số vấn đề sau:
Một là, cần điều tra tổng thể điều kiện sinh thái của địa phương để từ đó xác định căn cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp cho phù hợp, đảm bảo tính lâu dài và phát triển bền vững. Đồng thời tiến hành điều tra cơ cấu dân số, lao động theo cơ cấu lao động, nghề nghiệp của từng địa phương trên địa bàn huyện. Từ đó, xác định đúng nhu cầu kinh tế và nhu cầu đào tạo nghề, bồi dưỡng tri thức khoa học cho người lao động. Căn cứ vào những nhu cầu ấy để xây dựng nội dung, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng các loại hình nghề, những kiến thức cơ bản và phù