Giải pháp nhằm làm minh bạch thông tin

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 44)

c. Các hiện tượng khác

3.2.1 Giải pháp nhằm làm minh bạch thông tin

3.2.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý.

- Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành luật chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan:

+ Cải cách hệ thống pháp luật về thuế, khắc phục tình trạng doanh nghiệp sử dụng nhiều hệ thống sổ sách kế toán nhằm trốn thuế. Các quy định pháp luật về thuế, các chế tài xử lý vi phạm phải được quy định chặt chẽ, nghiêm minh và hệ thống cơ quan thuế phải được cải tổ theo cơ chế quản lý và kiểm soát chặt chẽ đề đề phòng những tiêu cực có thể xảy ra.

+ Cải cách hệ thống pháp luật theo hướng minh bạch hơn, nghiêm khắc hơn để ràng buộc trách nhiệm của các doanh nghiệp, các cá nhân trong hoạt động kinh doanh của mình. Hệ thống tòa án phải nghiêm minh, xét xử đúng người đúng tội, đặc biệt là phải thủ tiêu cho được tình trạnh nếu có sai phạm xảy ra đều tìm cách quy trách nhiệm cho tập thể hay “hạ cánh an toàn” tạo tâm lý ỷ lại và lạm dụng quyền lực của các nhà lãnh đạo ở doanh nghiệp Nhà nước như hiện nay. Cần nâng cao công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp, nâng cao ý thức chí công vô tư của đội ngũ những người cầm cân nảy mực. Xóa bỏ cho được tình trạng tiêu cực quan liêu, chậm chạp làm mất nhiều thời gian và tiền bạc của các cơ quan thi hành án để khôi phục lòng tin của các doanh nghiệp vào pháp luật của nhà nước.

+ Cải thiện mạnh mẽ hơn nữa các hệ thống luật doanh nghiệp, luật phá sản… cùng các biện pháp thực thi nhằm thẳng tay loại trừ các doanh nghiệp kinh doanh thua

lỗ triền miên đang là gánh nặng cho nền kinh tế nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng.

+ Nhanh chóng hoàn chỉnh các quy chế, hướng dẫn cụ thể cũng như thành lập các tổ chức định giá tài sản độc lập cũng như các cơ chế hữu hiệu trong việc xử lý tài sản của doanh nghiệp. Từ đó giúp các tổ chức tín dụng thuận lợi trong việc cầm cố, thế chấp tài sản để đảm bảo an toàn vốn vay cũng như nhanh chóng thu hồi nợ xấu từ tài sản cầm cố, thế chấp. Nâng cao hiệu quả những giải pháp thục thi của các cơ quan hành pháp trong việc xử lý các loại tài sản đảm bảo tại các tổ chức tín dụng để giúp cho các tổ chức tín dụng nhanh chóng thu hồi các khoản nợ xấu, làm mạnh hóa tình hình tài chính của mình.

- Tăng cường hoạt động giám sát hoạt động CBTT về tình hình tài chính trên TTCK. Thực tế vừa qua cho thấy khi có vi phạm về CBTT của một công ty nào đó thì sự phản ứng của các cơ quan có thẩm quyền chưa nhanh nhạy hay xử lý kịp thời làm ảnh hưởng đến uy tín của các đơn vị khác và làm giảm niềm tin của nhà đầu tư. Ngoài ra, vấn đề chất lượng thông tin cũng rất quan trọng. Chưa có ai kiểm định hoặc giám sát những việc đó. Trong khi đó, đây là những việc cần làm để bảo vệ nhà đầu tư, giúp cho TTCK hoạt động bền vững. Vì vậy, trong thời gian tới cần tăng cường hoạt động giám sát của các đối tượng có nghĩ vụ CBTT trên TTCK theo 2 hướng

+ Quy định cụ thể và rõ ràng hơn chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ giám sát CBTT trên TTCK.

+ Ngoài chức năng kiểm tra, các cơ quan giám sát phải đứng ở góc độ nhà đầu tư khi tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để xem xét liệu các công ty niêm yết và các công ty chứng khoán có làm đúng quy định chưa? Đã chấp hành các quy chế về CBTT chưa? Nhà đầu tư đã nhận được đầy đủ những thông tin theo quy định chưa?

+ Trên cơ sơ giám sát và kiểm tra, sẽ tổng kết để đánh giá tình hình CBTT của từng công ty niêm yết, công ty chứng khoán và các thông tin thị trường khác. Trong bảng đánh giá cần nêu thật cụ thể những vi phạm của từng công ty để công chúng được biết, tất nhiên là những đánh giá này là khách quan và công bằng để đảm bảo quyền lợi của các công ty niêm yết.

+ Giám sát, kiểm tra các báo cáo tài chính hoạt động, diễn biến hoạt động đầu tư trên TTCK, thiết lập cơ chế kiểm tra, thẩm định thông tin trước khi công bố. Đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động giám sát CBTT giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng giám sát ở từng lĩnh vực.

3.2.1.2 Cải thiện hệ thống kế toán, kiểm toán

- Cải cách hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán, tạo tính minh bạch và chính xác trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nên áp dụng chính sách kiểm toán báo cáo tài chính như chính sách của Mỹ hoặc một số nước có TTCK đã phát triển áp dụng: các báo cáo tài chính ko được phép công bố cho đến khi chúng đã được các công ty kiểm toán độc lập kiểm chứng.

- Thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động trong điều kiện việc công khai thông tin của hầu hết doanh nghiệp trong nền kinh tế không bắt buộc phải thực hiện và chưa có tiền lệ về thực hiện các chuẩn mực quản trị doanh nghiệp. Do vậy việc hoàn thiện hệ thống công bố thông tin là vấn đề quan trọng để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư được tiếp cận với các thông tin nhanh chóng, chính xác và công bằng. Để bảo đãm các thông tin có độ tin cậy cao, trước hết Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng kiểm toán đối với các công ty niêm yết, cụ thể như:

+ Xử lý nghiêm các kiểm toán viên vi phạm

+Nâng cao trình độ của các doanh nghiệp kiểm toán, nhất là các doanh nghiệp kiểm toán nhà nước

+Tăng cường hệ thống kiểm soát rủi ro, nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên góp phần hạn chế vi phạm quy tắt kế toán, hành động gian lận trong công tác kiểm toán.

3.2.1.3 Các công ty niêm yết

- Cần nhận thức đúng đắn việc cung cấp thông tin cho thị trường. Vì công bố thông tin

là điều kiện thuận lợi cho công ty, khi công bố thông tin tốt, công ty đạt được hai mục đích: công bố thông tin theo mục đích và là hình thức quảng cáo không tốn chi phí. Tên tuổi các công ty niêm yết được công chúng và các nhà đầu tư biết đến nhiều hơn, nổi tiếng hơn, hình ảnh của công ty đẹp hơn mà không cần phải quảng cáo và họ luôn theo dõi từng bước đi của công ty, từ đó ban lãnh đạo của công ty phải dốc sức nhiều hơn, phải hoạch định chiến lược phát triển của công ty cụ thể rõ ràng để không phụ

lòng tin của nhà đầu tư và cổ đông. Còn khi có thông tin xấu thì vẫn không làm giảm hình ảnh của công ty vì sự thành thật và quyết tâm khắc phục của lãnh đạo công ty.

- Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin định kỳ, tức thời và theo yêu cầu. Việc công bố các thông tin định kỳ và thường xuyên sẽ tránh được ảnh hưởng của các thông tin sai lệch về các công ty, do việc người đầu tư thường xuyên được tiếp nhận nên có cơ sở để nhận định được đúng, sai khi thị trường xuất hiện những thông tin không chính thức mang tính bất lợi cho công ty. Cho nên các công ty niêm yết cần có kế hoạch phân bổ thời gian hàng quý, hàng năm và nộp trước thời hạn quy định để cán bộ quản lý hồ sơ cũng như doanh nghiệp có thời gian kiểm tra, đối chiếu trước khi công bố thông tin cho các nhà đầu tư đồng thời đáp ứng được thời hạn quy định. Hơn nữa khi thông tin ra thị trường về các báo cáo tài chính, các phương án kinh doanh của mình, các công ty cần phải hết sức thận trọng, cần tính tới mọi khả năng phát sinh chi phí…để khi thông tin được công bố thì đó là thông tin chính thức và không thể có sự giải thích nào khác. Ngoài ra, các báo cáo tài chính định kỳ nên thực hiện theo đúng quy định của bộ tài chính về thời gian, tránh chậm trễ, gây nên tình trạng mất tin tưởng và hoang mang của các nhà đầu tư. Những trường hợp chậm trễ của các công ty niêm yết phải công bố lý do cụ thể trên các phương tiện thông tin đại chúng qua sở giao dịch chứng khoán nhằm hạn chế những thông tin không chính thức gây bất lợi cho công ty.

- Những thông tin được công bố từ các công ty niêm yết, đặc biệt là các công ty về tài chính rất nhạy cảm và quan trọng đối với các cổ đông và các nhà đầu tư trên thị trường, vì đây là thông tin cơ sở để các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư. Do đó, để nâng cao tính minh bạch của thông tin công bố thì cần quan tâm thích đáng đến công tác kiểm soát nội bộ.

- Thiết lập trang web cho công ty và xây dựng tốt mối quan hệ với các cổ đông. Các công ty niêm yết nên thiết lập trang web của công ty mình để thông báo thường xuyên và rộng rãi ra công chúng đầu tư những thông tin liên quan đến công ty như: thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, thay đổi nhân sự trong Hội đồng quản trị, biến động giá cổ phiếu…Các công ty niêm yết cần xây dựng mối quan hệ với các nhà đầu tư (gọi tắt là IR). IR là công việc quản trị mối quan hệ giữa một doanh nghiệp với các cổ đông hiện tại và tương lai, nhằm giúp họ hiểu rõ và hình thành mong muốn đầu tư vào doanh nghiệp.

- Tổ chức bộ phận chuyên trách công bố thông tin. Cán bộ công nhân viên trong bộ phận này phải có một trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp tốt để đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin tức thời, định ký, theo yêu cầu thật nghiêm túc, đúng quy định, tránh tình trạng công bố thông tin sai xót, thiếu chính xác, nhằm giúp cho các nhà đầu tư đạt hiệu quả cao trong hoạt động đầu tư của mình.

3.2.1.4 Các công ty chứng khoán

- Quán triệt đầy đủ các nguyên tắc về thông tin chứng khoán, phản ánh trung thực các thông tin về chứng khoán, công ty niêm yết, khi thông tin phải trung thực , kịp thời…

- Xây dựng đội ngũ nhân viên có kiến thức, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm. Đội ngũ nhân viên tư vấn là những người trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc nhà đầu tư, lời tư vấn của họ là một trong những các yếu tố giúp đưa ra các quyết định đối với nhà đầu tư. Do đó để thực hiện tốt nghiệp vụ tư vấn và đảm bảo cung cấp thông tin cho khách hàng thì đòi hỏi phải có một đội ngũ tư vấn viên lành nghề, có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp và tạo lòng tin với nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các CTCK cần thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, ứng dụng các tiến bộ công nghệ thông tin.

- Đa dạng hóa kênh cung cấp thông tin cho khách hàng. Các CTCK cần duy trì những buổi gặp gỡ giữa những công ty do CTCK tư vấn niêm yết và các nhà đầu tư để tăng thêm cung cấp thông tin cho khách hàng. Giúp đỡ khách hàng có thêm thông tin từ các công ty niêm yết bằng cách tập hợp những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của công ty đó và làm văn bản yêu cầu cung cấp thông tin gửi đến công ty.

- Phát triển nghiệp vụ tư vấn đầu tư. Đây là nghiệp vụ mà CTCK đưa ra lời tư vấn, phân tích chi tiết về công ty niêm yết cho các nhà đầu tư có yêu cầu, việc này không chỉ làm tăng thêm các hình thức dịch vụ cho các CTCK mà còn tăng thêm một kênh cung cấp thông tin cho khách hàng rất hiệu quả và mang lại lợi nhuận cho công ty (do có thu phí dịch vụ).

3.2.1.5 Đối với Sở giao dịch chứng khoán:

- Thiết lập bộ phận đánh giá chất lượng bản công bố thông tin.

- Thiết lập kênh thông tin giữa sở giao dịch chứng khoán với các thành viên tham gia thị trường.

3.2.1.6 Đối với TTGDCK nói chung.

- TTGDCK cần phải tiến hành theo dõi, tăng cường giám sát thường xuyên và chặt chẽ đối với việc công bố thông tin, có như vậy mới có thể kịp thời phát triển các sai phạm để xử lý kịp thời và từ đó nâng cao lòng tin của nhà đầu tư, tránh những trường hợp đã xảy ra như đối với Canfoco, Bibica…(các cơ quan phải nhờ tới báo chí mới phát hiện ra). Giám sát có hiệu quả sẽ là việc làm rất quan trọng để gây dựng lòng tin nơi các nhà đầu tư. Muốn làm được điều này thì UBCKNN và TTGDCK phải thành lập riêng một bộ phận chịu trách nhiệm quản lý vấn đề cung cấp thông tin của các công ty niêm yết.

- Phối hợp với các Bộ, Ngành để thực hiện vai trò quản lý các công ty cổ phần phát hành chứng khoán ra công chúng, tạo bước đệm về quản lý để các tổ chức niêm yết không bị thiếu xót, vi phạm khi thực hiện quy trình về công bố thông tin và thực hiện đầy đủ các quyền của người sở hữu chứng khoán. Cần tăng cường trao đổi thông tin với nhà đầu tư qua các trang web của UBCKNN và TTGDCK. Đồng thời cần liên hệ với những trang web tài chính lớn trong khu vực cũng như quốc tế, để những trang web đã có uy tín và nhiều độc giả của trang web này thực hiện những đường liên kết với những trang web của TTCK VN.

- TTGDCK thực hiện việc công bố thông tin phải mang tính công bằng giữa các nhà đầu tư, nghĩa là việc công bố thông tin phải cùng thời gian, tránh hiện tượng rò rỉ thông tin. Để thực hiện được giải pháp này, UBCKNN và TTGDCK phải có thông tin nhanh và phải đưa ra cho công chúng đầu tư trong thời gian ngắn nhất có thể, nhằm làm cho việc công bố thông tin được công bằng, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.

3.2.2 Cơ sở hạ tầng

3.2.2.1. Hướng tới việc xây dựng và phát triển một hệ thống công bố thông tin số hóa sử dụng XML.(xem thêm ở phụ lục 2) thông tin số hóa sử dụng XML.(xem thêm ở phụ lục 2)

Hiện tại, các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn nộp các thông tin công bố (ví dụ như báo cáo tài chính cuối năm) cho SGDCK dưới dạng văn bản. Đó là do mỗi công ty có cách xử lý thông tin số hóa riêng của mình, sử dụng các công cụ biên tập khác nhau, và chỉ duy nhất dưới dạng văn bản là hình thức chung nhất cho mọi công ty. Tại SGDCK, các thông tin công bố sau khi được tiếp nhận sẽ được nhập

thủ công vào hệ thống trước khi thực hiện các công việc xử lý dữ liệu khác (ví dụ như lưu trữ, xử lý, và phân phối). Đồng thời, những dữ liệu này sau đó cũng phải kiểm tra, phát hiện lỗi một cách thủ công. Phương pháp này có những nhược điểm là: kiểm soát lỗi và nhập dữ liệu tốn nhiều nhân lực và công sức, mất nhiều thời gian mới có thể công bố ra các phương tiện thông tin đại chúng và cho nhà đầu tư.

Vì vậy, SGDCK cần nhanh chóng xúc tiến áp dụng công nghệ thông tin một cách thật chủ động vào hệ thống công bố thông tin. Việc hướng tới việc xây dựng và phát triển một hệ thống công bố thông tin số hóa sử dụng XML là hết sức cần thiết bởi vì đây là một giải pháp lớn có thể giải quyết các tồn tại trên.

Tuy nhiên do thiết kế và xây dựng hệ thống này đòi hỏi chi phí lớn nên trong

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)