Bước 5.5: Tạo và thực thi vùng xuất/nhập dữ liệu

Một phần của tài liệu 977 WinCC tiengviet (Trang 36)

2 Dự án WinCC (Wi nCC project)

2.5.7 Bước 5.5: Tạo và thực thi vùng xuất/nhập dữ liệu

Ở góc trên của biểu đồ thanh, hình ảnh của quá trình có một vùng xuất/nhập.Vùng này dùng để hiện thị giá trị của một tag và những thay đổi của giá trị đó.

Tạo một vùng xuất/nhập

Để tạo một vùng xuất/nhập, chọn “Smart-Objects” trong bảng nut của object.Chọn tiếp “I/O-Field”.

Đặt “I/O Field” vào trong cửa sổ của file, giữ chuột và kéo để được kích cỡ thích hợp.Sau đó sẽ xuất hiện cửa sổ “I/O-Field Configuration”.

Để cập nhật chu kì, chọn “500ms” bằng cách nhấp vào biểu tượng “Arrow” kế bên vùng “Update” bên tay phải và chọn “500ms”.

Hình 2.5.9: Cấu hình cùng xuất/nhập

Chú ý

Nếu vô tình đóng giao diện thiết lập thông số cho vùng xuất/nhập hay giao diện của bất kì object nào đó trước khi hoàn tất việc thiết lập, làm theo các bước sau:

Chọn vùng xuất/nhập trong cửa sổ của file, giữ phím Shift và double-click vào vùng xuất/nhập.

Cũng có thể nhấp chuột phải vào vùng xuất/nhập và chọn “Configuration Dialog”.

Kích hoạt một vùng xuất/nhập:

Trong cửa sổ thuộc tính của object, có thể thay đổi tính chất của vùng xuất/nhập.

Nhấp chuột phải vào vùng xuất/nhập.

Xuất hiện cửa sổ pop-up, chọn “Properties”. Trong cửa sổ phụ bên trái, nhấp vào “Limits”.

Trong cửa sổ phụ bên phải, double-click vào “Low Limit Value”. Trong giao diện mới xuất hiện, nhập vào “0” rồi nhấp vào “OK”. Trong cửa sổ phụ bên phải, double-click vào “High Limit Value”. Trong giao diện mới xuất hiện, nhập vào “100” và nhấp “OK”.

Chú ý kiểm tra kết nối của một tag với đặt tính của “Output/Input” (được in đậm).Nếu bay giờ nhấp vào vùng đặc tính của “Output/Input” có thể rằng nó đã được liên kết tới tag “TankLevel” với chu kì đã được cập nhật “500ms”.Có thể thiết lập các điều kiện đó trong “I/O-Field Configuration Dialog”.

Lưu ảnh “START.pdl” bằng cách nhấp vào biểu tượng và thu nhỏ phần thiết kế đồ họa “Graphics Designer”.

2.6 Bước 6: Thiết lập thuộc tính chạy thực (Runtime)

Thiết lập hình thức của màn hình Runtime bằng cách:

Trong cửa sổ phụ bên trái của WinCC Explorer, nhấp vào “Computer”. Trong cửa sổ phụ bên phải, nhấp vào tên của máy tính đang sử dụng. Trong cửa sổ pop-up, nhấp vào “Properties”.

Nhấp vào phím “Graphics Runtime”.Trong phần này, ta có thể xác định hình thức của màn hình Runtime và đặt hình khởi động (Start Picture).

Để chọn hình khởi động, nhấp vào “Search”, sau đó trong hộp thoại “Start Picture” chọn hình “START.pdl”.Nhấp “OK”.

Trong vùng “Window Attributes”, nhấp vào các lựa chọn “Title”, “Maximize”, “Minimize” và “Adapt Picture”.

Hình 2.6: Thiết lập thuộc tính Runtime.

Nhấp “OK” để đóng cửa sổ thuộc tính.Bây giờ đã sẵn sàng làm việc ở chế độ Runtime.

2.7 Bước 7: Kích hoạt Project

Để xem Project như một thiết bị chạy thực, nhấp vào “File”, “Activate” trện thanh công cụ của WinCC Explorer.Một dấu lựa chọn (check mark) sẽ xuất hiện bên cạnh “Activate” để cho thấy chế độ chạy thực đã được kích hoạt.

Mặc khác, có thể nhấp vào nút “Activate” trên thanh công cụ của WinCC Explorer.

Chú ý

Nhấp vào nút “Activate” trên thanh công cụ của Graphics Designer để thấy liền sự thay đổi vừa thực hiện.

Sau một thời gian ngắn, xuất hiện màn hình:

2.8 Bước 8: Dùng bộ mô phỏng (Simulator)

Nếu không có PLC nào được nối kết với WinCC, có thể dùng bộ mô phỏng để kiểm tra Project.

Để khởi động bộ mô phỏng, nhấp vào “Start” trên thanh tác vụỈ ”Simatic” Ỉ ”WinCC” Ỉ ”WinCC Simulator”.

Chú yù

Một Project phải được kích hoạt (chế độ runtime) để đảm bảo hoạt động chính xác của bộ mô phỏng.

Trong hộp thoại của bộ mô phỏng, chọn các tag muốn mô phỏng bằng cách nhấp “Edit” Ỉ “New Tag”.

Trong hộp thoại “Project Tags”, chọn “TankLevel” và nhấp “OK”. Trong phần “Properties”, nhấp vào kiểu mô phỏng “Inc”.

Nhập vào giá trị bắt đầu “0” và giá trị kết thúc “100”.

Đánh dấu chọn “active”. Trong phần “Tags”, các tag sẽ được hiển thị với các giá trị đã được sửa đổi.

Hình 2.8: Cấu hình bộ mô phỏng.

Lúc này, khi trở lại màn hình runtime sẽ thấy hình ảnh với các giá trị thực được cung cấp từ bộ mô phỏng.

3 Hiển thị các giá trị của quá trình

Chương này trình bày các yếu tố cơ bản của Tag-Logging Editor và diễn tả quá trình hiển thị các giá trị của quá trình ở chế độ runtime.

Để cấu hình cho Tag-Logging, làm theo các bước sau:

1. Mở Tag-Logging Editor.

2. Cấu hình một bộ định thời.

3. Tạo một vùng lưu trữ với Archive Wizard.

4. Tạo một trend window trong phần Graphics Designer. 5. Tạo một cửa sổ bảng trong phần Graphics Designer.

6. Đặt tham số khởi đầu.

7. Kích hoạt Project.

3.1 Bước 1: Mở Tag Logging

Trong cửa sổ phụ bên trái của WinCC Explorer, nhấp chuột phải vào nut “Tag Logging”.

Trong pop-up mới xuất hiện, nhấp “OK”.

3.2 Bước 2: Cấu hình bộ định thời (timer)

Biểu tượng bộ định thời name ở dòng thứ hai của cửa sổ điều chỉnh.Các bộ định thời có thể được cấu hình đề ghi và lưu trữ.

Chú ý

Thời gian ghi là các thời đoạn mà tại đó các giá trị được lấy từ hình ảnh quá trình của bộ quản lí dữ liệu bởi Tag-Logging Editor.

Thời gian lưu trữ là các thời đoạn mà tại đó dữ liệu được lưu trong vùng lưu trữ.Thời gian lưu trữ luôn là bội số của thời gian ghi đã được chọn.Giá trị lưu tại mỗi thời đoạn luôn là giá trị được ghi nhận sau cùng.Giá trị đầu tiên là của thời đoạn trước.

Nếu nhấp vào biểu tượng “Timers”, tất cả các thời gian chuẩn sẽ được hiển thị trong cửa sổ dữ liệu.Các thời gian chuẩn này sẽ không thể thay đổi.

Để tạo một thời đoạn mới, nhấp chuột phải vào “Timers”. Trong cửa sổ pop-up xuất hiện, nhấp “New”.

Trong hộp thoại “Timers Properties”, nhập tên là “weekly”. Trong danh sách, chọn “1 day”.

Hình 3.2: Đặt thời gian

Chú ý

Các thời đoạn ghi và lưu trữ được tính bằng cách nhân giá trị cơ sở với thừa số.

Xác nhận bằng cách nhấp “OK”.

3.3 Bước 3: Tạo vùng lưu trữ (Archive)

Trong cửa sổ ban đầu, nhấp chuột phải vào nut “Archive”. Xuất hiện cửa sổ pop-up, nhấp vào “Archive Wizard…”. Trong hộp thoại đầu tiên, nhấp vào “Next”.

Nhập vào “TankLevel_Archive” trong vùng “Archive name”. Chọn “Process Value Archive”.

Hình 3.3.1: Cấu hình vùnh lưu trữ

Nhấp “Next”.

Nhấp “Select” sẽ xuất hiện hộp thoại.Nhấp “TankLevel”.Nhấp “OK” để xác nhận.

Nhấp “Apply” để thoát.

Hình 3.3.2: Archive Wizard – Chọn tag

Để thay đổi thuộc tính của tag lưu trữ đã chọn trong cửa sổ dạng bảng, nấp chuột phải vào cửa sổ đó.Nếu không có tag nào được lựa chọn, lệnh này sẽ tự động chọn tag đầu tiên trong cửa sổ.

Hình 3.3.3: Gọi các thuộc tính của tag

Thay đổi tên của tag lưu trữ thành 7 “TankLevel_Arch”. Chọn “Parameter”.

Nhập miền giá trị của các “Cycle” : Logging = 1 second; Archiving = 1*1 second.

Nhấp “OK” để xác nhận.

Đến đây là kết thúc việc cấu hình cho việc lưu trữ các giá trị của quá trình.Tag “TankLevel” sẽ được ghi nhận một lần mỗi giây và được lưu trữ bằng tag “TankLevel_Arch”.

Nhấp vào nút để lưu cấu hình do đó các thiết lập sẽ được sử dụng mỗi khi chế độ runtime được kích hoạt.

Đóng Tag-Logging Editor.

3.4 Bước 4: Tạo Trend Window

Một ‘trend window’ được dùng để biễu diễn các tag của quá trình dưới dạng đồ thị.Trong WinCC Explorer, tạo mới một hình “TagLogging.pdl” và mở trong phần Graphics Designer.

Trong bảng đối tượng, chọn “Controls” và “WinCC Online Trend Control”.

Đặt bảng điều khiển trong cửa sổ của file bằng cách giữ chuột phải và kéo cho đến khi đạt kích cỡ mong muốn.

Trong hộp thoại cấu hình nhanh ở bảng “General”, nhập vào tên của cửa sổ là “FillLevel_Curves”.

Hình 3.4.1: Thuộc tính chung của điều khiển theo hướng

Nhấp vào “Curve”.

Nhập tên của đường cong là “TankLevel”. Nhấp vào nút lựa chọn.

Phía bên trái của hộp thoại lựa chọn, double-click vào “TankLevel_Archive”.

Hình 3.4.2: Thuộc tính của đường cong

Nhấp “OK” để xác nhận.

Giữ phím Ctrl và double-click vào phần điều khiển để xem trước ‘trend window’ ở chế độ runtime.

Hình 3.4.3: Xem trước ‘trend window’

Để trở lại chế độ xem bình thường, nhấp chuột phải phía bên ngoài phần điều khiển trong cửa sổ file của phần thiết kế đồ họa.

3.5 Bước 5: Tạo cửa sổ bảng biểu (Table)

Bằng một cửa sổ dạng bảng, ta có thể hiển thị các tag của quá trình dưới dạng bảng.

Trong bảng Object, chọn “Controls” và “WinCC Online Table Control”. Nhấn và đặt phần điều khiển trong vào cửa sổ của file, giữ chuột và kéo đến kích cỡ mong muốn.

Trong hộp thoại cấu hình nhanh dưới vùng “General”, nhập vào tên cửa sổ ‘trend window’ là “TanlLevel_Tables” .

Hình 3.5.1: Thuộc tính chung của phần điều khiển bảng

Mở “Column”.

Nhập tên của cột là“TankLevel”. Nhấp vào “Selection”

Double-click vào phần bên trái hộp thoại lực chọn Archive/Tag ở phần “TankLevel”.

Ở phần bên phải của hộp thoại lựa chọn Archive/Tag, nhấp vào “TankLevel_Arch”.

Nhấp “OK” để xác nhận.

Hình 3.5.2: Thuộc tính của bảng

Giữ phím Ctrl và double-click vào phần điều khiển để xem trước ‘trend window” ở chế độ runtime.

Hình 3.5.3: Preview của cửa sổ dạng bảng

Chú ý

Để thoát khỏi chế độ preview bình thường, nhấp chuột bên ngoài phần điều khiển của cửa sổ thiết kế đồ họa.

Lưu hình “TagLogging.pdl” bằng cách nhấp vào biểu tượng và thu nhỏ phần thiết kế đồ họa.

3.6 Bước 6: Thiết lập thuộc tính chạy thực

Thiết lập các thuộc tính runtime để việc ghi các tag có thể bắt đầu ở chế độ runtime.

Trong cửa sổ phụ bên trái của WinCC Explorer, nhấp vào “Computer”. Trong cửa sổ phụ bên phải, nhấp vào tên của máy tính đang sử dụng. Xuất hiện cửa sổ pop-up, nhấp vào “Properties”.

Nhấp vào “Startup”.

Đánh dấu mục “Tag Logging Runtime”.

Hình 3.6: Thiết lập các thuộc tính runtime

Nhấp vào “Graphics Runtime”.

Để chọn bức hình khởi động, nhấp “Search”.Trong cửa sổ “Start Picture”, chọn bức hình “TagLogging.pdl”.

Nhấp “OK” để xác nhận.

3.7 Kích hoạt Project

Để xem ‘trend window’ lúc chạy thực , nhấp vào nút “Activate” trong thanh công cụ của WinCC.

Để kích hoạt bộ mô phỏng, nhấp vào thanh tác vụ của Windows “Start” Ỉ “Simatic” Ỉ “WinCC” Ỉ “WinCC Simulator”.

Để chọn tag mô phỏng, nhấp vào “TankLevel” và nhấp “OK”. Trong bảng thuộc tính, nhấp “Inc” để chọn kiểu mô phỏng. Nhập vào giá trị khởi đầu “0” và giá trị kết thúc “10”.

Đánh dấu chọn “active”.Trong bảng “Tags”, các tag sẽ được hiển thị với các giá trị mới tương ứng.

Lúc này, tiến trình mô phỏng của “TankLevel” sẽ được hiển thị trong cửa sổ dạng bảng và trong ‘trend window’.

4 Cấu hình các thông báo (messages)

Để cấu hình việc ghi các cảnh báo, làm theo các bước sau:

1. Mở Alarm Logging Editor

2. Khởi động System Wizard

3. Cấu hình kí tự thông báo

4. Dùng các dạng lớp thông báo, đặt màu sắc của thông báo 5. Cấu hình việc giám sát các giá trị giới hạn

6. Chèn một cửa sổ thông báo vào hình

7. Đặt tham số khởi động

8. Kích hoạt Project

4.1 Bước 1: Mở Alarm Logging.

Trong cửa sổ phụ bên trái của WinCC Explorer, nhấp chuột phải vào “Alarm Logging”.

Xuất hiện cửa sổ pop-up, nhấp vào “Open”.

Hình 4.1: Ghi báo động

4.2 Bước 2: Khởi động System Wizard

System Wizard cung cấp một cách thức tự động và đơn giản để tạo một hệ thống báo động.

Để kích hoạt System Wizard, nhấp vào”File” Ỉ “Select Wizard…” hoặc là trong thanh công cụ của phần ghi báo động, nhấp vào biểu tượng .

Trong hộp thoại “Select Wizard…”, double-click vào System Wizard. Trong hộp thoại đầu tiên, nhấp “Next”.

Chọn “System Wizard:Select Message Blocks”.Trong System blocks chọn “Date, Time, Number” và trong User Text Blocks chọn “Message text, point of error”.

Hình 4.2.1: System Wizard – Chọn khối thông báo

Nhấp “Next”.

Chọn “System Wizard: Preset Classes” và “Class of Error with Types Alarm, Error and Warning (Incoming Acknowledgement)”.

Hình 4.2.2: System Wizard – Các lớp có sẵn

Nhấp “Next”.

Chọn “System Wizard: Select Archive” và “Short-Term Archive for 250 Messages”.

Nhấp “Next”.

Hộp thoại cuối của System Wizard cung cấp một bản tóm tắt các thành phần sẽ được tạo ra bởi Wizard.

Nhấp vào “Apply”.

4.3 Bước 3: Cấu hình các kí tự thông báo

Kế tiếp, chúng ta sẽ cấu hình các thông báo trong cửa sổ dạng bảng.Ta sẽ đặt 3 thông báo cho Project.Nhưng trước tiên độ dài của khối kí tự của người dùng (User Text Blocks) tạo ra bởi Wizard phải được chỉnh sửa.

Thay đổi độ dài của”Message Text” trong User Text Block.

Trong cửa sổ chọn lựa, nhấp vào biểu tượng ở trước “Message Blocks”.

Nhấp vào “User Text Blocks”.

Trong cửa sổ dữ liệu, nhấp chuột phải vào “Message Text”. Xuất hiện cửa sổ pop-up, nhấp vào “Properties”.

Tiếp theo nhập vào giá trị “30”.

Thay đổi độ dài của “Point of error” trong User Text Block

Trong cửa sổ chọn lựa, nháp vào “Message Blocks” Ỉ “User Text Blocks”.

Trong cửa sổ dữ liệu, nhấp chuột phải vào “Point of error”. Nhấp “Properties”.

Nhập vào giá trị “25”.

Cấu hình thông báo đầu tiên

Trong dòng 1, double-click vào vùng “Message Tag”. Chọn “TankLevel” và nhấp “OK”.

Trong dòng 1, double-click vào vùng “MessageBit”.

Nhập giá trị “2”.Con số này cho thấy thông báo trong dòng 1 sẽ được khởi động khi bit thứ 3 từ phải sang của tag “TankLevel” 16bit được set.

Trong dòng 1, double-click vào vùng “Message text”. Xuất hiện hộp thoại, nhập vào “Fill level exceeded”. Trong dòng 1, double-click vào vùng “Point of error”. Xuất hiện hộp thoại, nhập vào chữ “Tank”.

Cấu hình thông báo thứ hai

Nhấp chuột phải vào số “1” trong cột thứ nhấ của cửa sổ dạng bảng. Nhấp vào “Append New Line”.

Trong dòng thứ 2, double-click vào vùng “MessageTag”. Chọn “TankLevel” và nhấp “OK”.

Trong dòng 2, double-click vào vùng “MessageBit”.

Nhập giá trị “3”.Con số này chỉ ra rằng thông báo ở dòng 1 sẽ được thực thi khi bit thứ 4 từ bên phải của tag “TankLevel” 16bit được set.

Ở dòng 2, double-click vào vùng “Message text”. Nhập vào câu “Tank empty”.

Ở dòng 2, double-click vào vùng “Point of error”. Nhập vào “Tank”.

Cấu hình thông báo thứ ba

Nhấp chuột phải vào số “2” ở cột đầu tiên của cửa sổ dạng bảng. Nhấp vào “Append New Line”.

Ở dòng 3, double-click vào vùng “MessageTag”. Chọn “TankLevel” và nhấp “OK”.

Ở dòng 3, double-click vào vùng “MessageBit”.

Nhập vào giá trị “4”.Con số này chỉ ra rằng thông báo ở dòng 1 sẽ được thực thi khi bit thứ 4 từ bên phải của tag “TankLevel” 16bit được set.

Ở dòng 3, double-click vào vùng “Message text”. Nhập vào “Pump failed”.

Ở dòng 3, double-click vào vùng “Point of error”. Nhập vào “Pump”.

Chú ý

Thay vì hiệu chỉnh độc lập các kí tự như trình bày ở trên, có thể hiệu chỉnh các kí tự thông báo trong hộp thoại “Single message”.Để mở hộp thoại này, chọn “Properties” trong cửa sổ pop-up của thông báo.

Hình 4.3: Cấu hình kí tự thông báo

4.4 Bước 4: Thiết lập màu sắc cho thông báo

Các thông báo có thể được hiển thị bằng nhiểu màu sắc lúc chạy thực (runtime).Điều này giúp việc nhận dạng các thông báo một cách nhanh chóng nhờ vào các màu sắc.

Ở cửa sổ chọn lựa, nhấp vào biểu tượng ở trước “Message classes”. Nhấp vào lớp thông báo “Error”.

Trong cửa sổ dữ liệu, nhấp vào “Properties”.

Trong hộp thoại mới xuất hiện, ta có thể đặt màu sắc của kí tự thông báo và màu nền tùy thuộc vào trạng thái của thông báo.

Thiết lập những màu sắc này cho các thông báo trong lớp thông báo “Alarm”.

Nhấp vào vùng xem trước (preview) ở “Came in” (khi chế độ cảnh báo ở tích cực).

Nhấp vào nút “Text Color”.

Trong hộp thoại lựa chọn màu sắc, chọn “White”. Nhấp vào nút “Background Color”.

Trong hộp thoại lựa chọn màu sắc, chọn “Red”.

Nhấp vào vùng xem trước (preview) ở “Went Out” (khi chế độ cảnh báo được tắt).

Nhấp vào nút “Text Color”.

Trong hộp thoại lựa chọn màu sắc, chọn “Black”. Nhấp vào nút “Background Color”.

Một phần của tài liệu 977 WinCC tiengviet (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)