1. 2.2 Vai trò của thuế :
3.1.2. Thách thức của việc gia nhập WTO
Tuy nhiên, mỗi đồng xu luôn có hai mặt. Thách thức mới đang chờ đón phía trước khi Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO. Vấn đề hội nhập đòi hỏi sự hài hòa hóa khuôn khổ pháp lý và quản lý, mang lại những rủi ro mới cho hệ thống thị trường và các nhà đầu tư, và đặt các tổ chức trung gian trong nước vào một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn.
Thách thức của việc cạnh tranh khốc liệt và mất thị phần của các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán trong nước
Việc gia nhập WTO đem lại cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán trong nước có được kiến thức và chuyển giao công nghệ từ phía nước ngoài. Tuy nhiên, việc gia nhập WTO cũng mang lại sự cạnh tranh khốc liệt mà có thể dẫn đến mất thị phần, phá sản của các công ty chứng khoán trong nước và làn sóng sáp nhập, thâu tóm của các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài. Các công ty chứng khoán trong nước và các công ty quản lý quỹ với quy mô nhỏ và thiếu kinh nghiệm sẽ phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài với số vốn khổng lồ, có thời gian dài về hoạt động và kiến thức chuyên sâu. Sự cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ trong nước sẽ cần được tăng cường về các mặt giá cả, chất lượng, khối lượng và sự đa dạng của sản phẩm, do đó sẽ không bị đánh bại bởi các nhà cấp dịch vụ nước ngoài trên mặt trận giành thị phần trên thị trường.
Hiện nay, hiện tượng có thể thấy sớm trên thị trường chứng khoán Việt Nam là các nhà đầu tư trong nước cá thể chỉ theo các nhà đầu tư nước ngoài để mua và bán cổ phiếu. Do thiếu kinh nghiệm và chuyên môn, các nhà đầu tư trong nước không có chiến lược kinh doanh và hành động theo “bầy đàn”. Các nhà đầu tư nước ngoài chuyên nghiệp hơn có thể lợi dụng điều này và thao túng thị trường chứng khoán trong nước, đặt các nhà đầu tư trong nước vào vị thế những người theo đuôi và chịu rủi ro mất tiền. Đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam chủ yếu thông qua hai kênh. Kênh thứ nhất là thông qua văn phòng đại diện của các công ty giao dịch quốc tế. Kênh thứ hai là đầu tư uỷ thác thông qua việc mở các tài khoản uỷ thác tại các công ty chứng khoán hoặc các quỹ đầu tư chứng khoán.
Thách thức của các vi phạm quốc tế và thách thức đối với quản lý thị trường
Mối đe dọa lớn nhất của hệ thống thị trường trong bối cảnh gia nhập WTO là thiếu sự giám sát thị trường một cách đồng bộ và tập trung, điều này dẫn đến sự lạm dụng và vi phạm trên thị trường tràn lan. Gia nhập WTO mang lại những thách thức đối với việc giám sát thị trường với sự tham gia của các thành viên mới, công cụ kinh doanh mới, kỹ năng kinh doanh mới, mà yêu cầu hệ thống giám sát thị trường phải được củng cố và đủ tinh xảo để xử lý các tình huống không mong muốn/không dự đoán được. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức đem đến mối đe doạ về thao túng thị trường, lạm dụng thị trường, lừa đảo quốc tế và rửa tiền.
Mối đe dọa đối với cơ quan quản lý chứng khoán là không có đủ khả năng làm hài hòa hóa vai trò quản lý và phát triển thị trường. Làm thế nào để thực hiện vai trò giám sát thị trường, phát hiện các vi phạm và cưỡng chế thực thi pháp luật trên thị trường chứng khoán trong bối cảnh hội nhập quốc tế là mối lo ngại của UBCKNN. UBCKNN có quyền giám sát và thanh tra (chứ không phải là điều tra). Thanh tra UBCKNN có quyền thực hiện xử phạt vi phạm hành chính, nhưng giới hạn với cảnh cáo và phạt tiền không quá 100 triệu đồng hoặc 6.250 Đô la. UBCKNN không có quyền cưỡng chế hình sự hoặc có thẩm quyền khởi tố các vi phạm đó (nếu phát hiện vi phạm thì UBCKNN sẽ chuyển sự việc cho công an để tiếp tục điều tra). Mối đe dọa từ sự yếu kém của cơ quan quản lý về mặt cưỡng chế thực thi pháp luật trong khi uỷ viên công tố hoặc quan tòa có thể không có
đủ kiến thức để giải quyết những vụ việc liên quan đến tội phạm về chứng khoán, đặc biệt là những tội phạm quốc tế.
Thách thức gây ra rối loạn thị trường, bất ổn kinh tế và khủng hoảng tài chính
- Sức ép đối với đồng nội tệ và giá chứng khoán
- Tác động tiêu cực đến chính sách kinh tế vĩ mô
- Cú sốc tài chính và sụp đổ thị trường do sự đảo chiều của luồng vốn
3.2. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2011-2020 đã được Ủy ban Chứng khoán xây dựng và trình Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm định hướng phát triển thị trường chứng khoán theo một quỹ đạo an toàn và bền vững hơn.
Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn sắp tới sẽ hướng tới mục tiêu: tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 70% đến 100% GDP vào năm 2020, tăng tính hiệu quả cho thị trường trên cơ sở tái cấu trúc tổ chức thị trường chứng khoán, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường, các tổ chức phụ trợ thị trường và của thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm, củng cố lòng tin của nhà đầu tư...Để đạt được những mục tiêu trên, giải pháp đầu tiên được tính đến là: hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý.
Trong đó, giai đoạn 2011-2013 tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản trên cơ sở Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi..., tiến tới xây dựng Luật Chứng khoán thế hệ thứ hai vào năm 2015 với mức độ tự do hóa hoạt động thị trường cao hơn.
Đồng thời, là việc cải thiện chất lượng và đa dạng hóa nguồn cung thông qua việc: từng bước nâng cao điều kiện niêm yết, củng cố chế độ công bố thông tin theo lớp trên cơ sở quy mô vốn và số lượng cổ đông của các công ty đại chúng, thể chế hóa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro và bảo vệ nhà đầu tư thiểu số...
Cùng với đó, chiến lược cũng tập trung vào việc phát triển nhà đầu tư tổ chức (quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm), coi việc phát triển nhà đầu tư tổ chức là giải pháp mang tính đột phá nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán. Trong đó đặc biệt chú ý phát triển: hệ thống các loại hình quỹ đầu tư như quỹ mở, quỹ đóng, quỹ ETF, quỹ bất động sản..., khuyến khích phát triển các sản phẩm liên kết bảo hiểm và triển khai hệ thống các quỹ hưu trí tự nguyện, hướng tới hệ thống an sinh xã hội dựa trên ba trụ cột theo thông lệ quốc tế...
Đồng thời, tiếp tục khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân, khai thác cơ sở nhà đầu tư nước ngoài, theo hướng tập trung khuyến khích tổ chức đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư dài hạn.
Ngoài ra, chiến lược cũng đề cao giải pháp mang tính chiến lược như: nâng cao năng lực và sức cạnh tranh cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường, đặc biệt chú trọng tới việc nâng cấp và chuẩn hóa hệ thống quản trị rủi ro tại các tổ chức này theo thông lệ quốc tế, củng cố lòng tin thị trường, đa dạng hóa và đồng bộ hóa cấu trúc thị trường, tập trung phát triển thị trường trái phiếu chính phủ, từng bước phát triển thị trường trái phiếu công ty và thị trường phái sinh, kết hợp với việc tái cấu trúc tổ chức thị trường, hướng tới một hệ thống thị trường hoàn thiện và hiện đại hóa.
3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
− Không đánh thuế TNCN từ cổ tức: Mặc dù từ nay đến hết năm 2012, thu nhập cá nhân từ cổ tức vẫn được miễn thuế, nhưng nhóm cho rằng nên bỏ sắc thuế này, để tránh đánh thuế hai lần trên một dòng tiền. Nếu nhìn vào dòng tiền, sẽ thấy khoản thu nhập của doanh nghiệp và khoản thu nhập từ cổ tức của cổ đông là một. Như vậy, cùng khoản thu nhập đó, nhưng bị đánh thuế hai lần. Lần đầu là thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải nộp. Thu nhập sau thuế sau đó chia cho các cổ đông, thì phần lãi các cổ đông được hưởng tiếp tục chịu thuế lần thứ hai ở mức 5%.
Hơn nữa, bỏ sắc thuế này cũng là để bảo đảm công bằng giữa nhà đầu tư chứng khoán với nhà đầu tư gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Bởi hiện nay, người gửi tiền đang được miễn thuế thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Trong khi đó, nhà đầu tư góp vốn cổ phần, mua trái phiếu, tín phiếu, khi có thu nhập từ lợi tức hay lãi suất, thì phải nộp 5%. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, còn người gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng vẫn là đầu tư gián tiếp. Đó là chưa kể đầu tư vào sản xuất trực tiếp chịu nhiều rủi ro hơn so với gửi tiền vào ngân hàng. Do vậy, các hình thức đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp cần được ưu đãi hơn nữa, để khuyến khích xã hội dồn nguồn vốn vào khu vực sản xuất trực tiếp. Và kinh nghiệm ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, các loại thu nhập từ cổ tức, lãi tiền gửi, lãi trái phiếu đều được áp mức 18% và được khấu trừ tại nguồn. Như vậy, cả nhà đầu tư chứng khoán và người gửi tiền đều bình đẳng về nghĩa vụ thuế. Các nước như Trung Quốc, Thái Lan, hay Hàn Quốc cũng đều quy định thuế với cả hai đối tượng này
− Loại bỏ thuế đánh vào cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, vì khi thực hiện trả thưởng, các DN đều phải đảm bảo nguồn thực hiện từ các quỹ của DN (trích từ lợi nhuận sau thuế). Hơn nữa, trả thưởng bằng cổ phiếu thực chất là hình thức tách cổ phiếu, khi trả thưởng sẽ điều chỉnh giảm giá cổ phiếu tương ứng, nên không đem lại thu nhập thực tế cho cổ đông. Việc loại bỏ thuế TNCN đối với cổ tức sẽ góp phần khuyến khích NĐT đầu tư vốn trực tiếp vào sản xuất - kinh doanh
− Để khuyến khích DN lên niêm yết, tạo hàng hoá có chất lượng cho thị
trường, chính sách thuế TNCN đánh vào hoạt động chuyển nhượng chứng khoán nên có sự phân biệt giữa cổ phiếu niêm yết, chưa niêm yết và đăng ký giao dịch.
− Cần xem xét giảm thuế suất thuế khấu trừ tại nguồn đối với lãi tiền vay của NĐT nước ngoài. Hiện mức thuế suất 10%/lãi tiền vay áp dụng đối với tổ chức nước ngoài có thu nhập từ lãi tiền cho vay tại Việt Nam là khá cao trong bối cảnh thị trường vốn, TTCK Việt Nam chưa thực sự phát triển và đang gặp khó khăn. Bởi vậy, nên xem xét giảm mức thuế này xuống 5% để tạo thuận lợi cho các DN Việt Nam thu hút được nguồn vốn nước ngoài vào sản xuất - kinh doanh.
− Về dài hạn, cần sửa đổi thuế TNCN đối với chuyển nhượng chứng khoán
theo hướng chỉ áp dụng một phương pháp đánh thuế là sử dụng tỷ lệ thuế khoán để thay thế cho hai phương pháp đang bộc lộ nhiều bất hợp lý hiện tại, mà điển hình là đầu tư lỗ nhưng vẫn phải nộp thuế.
− Cần nghiên cứu và ban hành các quy định về nghĩa vụ thuế đối với chuyển nhượng các loại chứng khoán phái sinh theo hướng ban đầu nên ưu đãi thuế suất nhằm hỗ trợ các dịch vụ phái sinh phát triển. Cũng cần ưu đãi thuế đối với NĐT tham gia các quỹ đại chúng, miễn thuế đối với NĐT tham gia quỹ liên kết hưu trí, quỹ hưu trí tự nguyện, để khuyến khích hình thức đầu tư có tổ chức.
3.4. Một số giải pháp hỗ trợ
− Để sử dụng công cụ thuế linh hoạt, phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển TTCK trong các giai đoạn khác nhau, cụ thể là khi thị trường tăng nóng thì áp dụng các biện pháp tăng thuế và ngược lại, nên trao thẩm quyền ban hành chính sách thuế đối với TTCK cho Bộ Tài chính như kinh nghiệm của nhiều nước, mà Trung Quốc là ví dụ. Điều này phù hợp với điều kiện mỗi năm Quốc hội Việt Nam chỉ họp 2 lần, nên các vướng mắc về thuế rất chậm được khắc phục, gây cản trở cho sự phát triển của TTCK
− Nên ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn riêng về thuế trong lĩnh vực chứng khoán để có thể bao quát được đầy đủ các quy định về thuế đối với các đối tượng tham gia thị trường, tránh hướng dẫn rải rác trong nhiều văn bản như hiện nay, vừa khó thực hiện, mà khi cần sửa đổi, bổ sung cũng không đơn giản
Kết luận.
Nhìn chung, chính sách thuế hiện nay cho TTCK Việt Nam đã tạo ra một hành lang pháp lý về thuế cho các hoạt động giao dịch trên thị trường. Tuy nhiên, để có thể hỗ trợ TTCK Việt Nam vượt qua được giai đoạn khó khăn và tiếp tục trở thành một kênh huy động thực sự vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, những sửa đổi phù hợp về chính
sách thuế cho thị trường là điều mà không chỉ UBCKNN mà các thành viên tham gia thị trường đều mong đợi.
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, việc xem xét và điều chỉnh các chính sách thuế áp dụng cho các đối tượng khác nhau trên TTCK được coi là một trong những công việc cấp thiết hàng đầu, nhằm giúp giảm bớt gánh nặng chi phí vốn cho các doanh nghiệp niêm yết, cho các nhà đầu tư có tổ chức và cá nhân, vì họ là những người đang phải gánh chịu các khoản lỗ đáng kể khi vẫn đang trụ lại trên TTCK kể từ năm 2008 đến nay.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ...2
1.1. Khái quát về thị trường chứng khoán ...2
1.1.1. Khái niệm và cơ cấu thị trường chứng khoán. ...2
1.1.2. Các loại hàng hóa của thị trường chứng khoán . ...3
1.1.3. Các chủ thề tham gia vào thị trường chứng khoán:...3
1.1.4. Khái quát sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam...5
1.2. Khái quát về thuế và sự tác động của thuế đối với chứng khoán ...8
1.2.1. Khái niệm về thuế ...8
1. 2.2. Vai trò của thuế :...8
1.2.3. Các loại thuế đối với chứng khoán...9
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sừ dụng công cụ thuế tác động đến thị trường chứng khoán ...20
1.3.1. Tình hình áp dụng thuế thu nhập cổ tức ở các nước trên thế giới ...20
1.3.2. Thuế trên thặng dư vốn ...23
CHƯƠNG II. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ...24
2.1. Sự tác động của thuế đối với thị trường chứng khoán...24
2.1.1. Tác động của thuế đối với các công ty chứng khoán, các tổ chức niêm yết trên TTCK:...24
2.2. Những mặt tồn tại của chính sách thuế hiện hành đối với thị trường chứng
khoán Việt Nam...34
CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ THUẾ NHĂM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỀN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM...36
3.1.1. Cơ hội mang lại từ việc gia nhập WTO...36
3.1.2. Thách thức của việc gia nhập WTO...38