Kết quả ước lượng giai đoạn chuyển dịch thứ 2

Một phần của tài liệu Luận văn sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào giá cả trong nước tại việt nam (Trang 42 - 46)

4. Kết quả nghiên cứu

4.3.Kết quả ước lượng giai đoạn chuyển dịch thứ 2

Các biến được kiểm định tính dừng bằng phương pháp ADF, PP. Kết quả

cho thấy các biến không dừng ở chuỗi gốc I(0) và dừng ở chuỗi sai phân bậc nhất

I(1). Độ trễ tối ưu cho mô hình được lựa chọn là 2 quý theo các tiêu chuẩn lựa chọn

độ trễ LR, FPE, AIC và HQ (Bảng 4.15).

Bng 4.15: Kết qu la chọn độ tr cho mô hình VAR

Độ trễ LogL LR FPE AIC SC HQ

0 542.064 NA 1.50e-18 -26.853 -26.642* -26.777

1 578.738 62.345 8.45e-19 -27.437 -26.170 -26.979

2 618.744 58.008* 4.24e-19* -28.187* -25.865 -27.347*

Tác giả thực hiện mô hình VAR đệ quy (recursive VAR) với phương pháp

phân tách phương sai Cholesky, các biến được sử dụng là các biến sai phân bậc

nhất. Kiểm định AR Roots cho thấy không có nghiệm nào nằm ngoài vòng tròn đơn

vị. Điều này chứng tỏ mô hình VAR là ổn định.

Hình 4.1: Kết quả kiểm định sựổn định của mô hình VAR (AR Roots)

-1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 -1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5

Để xem xét sự chuyển dịch từ tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực và giá nhập khẩu vào giá sản xuất và giá tiêu dùng, tác giả thực hiện phân tích phản ứng đẩy và “chuẩn hóa cú sốc tỷ giá hối đoái”. Kết quả hàm phản ứng đẩy của các chỉ số giá với 1% cú sốc từneerđược trình bày ở Bảng 4.16 sau:

Bảng 4.16: Kết quả chuẩn hóa cú sốc tỷ giá hối đoái

Biến

Sau

1 quý 2 quý 3 quý 4 quý 5 quý 6 quý 7 quý 8 quý

IMP 0.591 1.020 1.988 1.987 1.883 1.654 1.405 1.296

PPI 0.727 1.043 0.836 0.895 1.016 1.125 1.210 1.223

CPI 0.437 0.529 0.542 0.634 0.629 0.608 0.598 0.593

Hình 4.2: Kết quả chuẩn hóa cú sốc tỷ giá hối đoái

Kết quả phân tích phản ứng đẩy cho thấy sự chuyển dịch từ tỷ giá hối đoái

danh nghĩa đến chỉ số giá nhập khẩu là hoàn toàn từ quý thứ 2 sau cú sốc ban đầu.

0 0,5 1 1,5 2 2,5

1 quý 2 quý 3 quý 4 quý 5 quý 6 quý 7 quý 8 quý

IMP PPI CPI

Sự chuyển dịch từ tỷ giá hối đoái danh nghĩa và giá nhập khẩu vào giá sản xuất là hoàn toàn từ quý thứ 2 trởđi sau cú sốc ban đầu.

Kết quả ước lượng cũng cho thấy độ lớn chuyển dịch vào giá nhập khẩu là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lớn nhất, sau đó là giá sản xuất và cuối cùng là giá tiêu dùng. Kết quả ước lượng

phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng giá nhập khẩu nhạy với

những thay đổi trong tỷ giá hối đoái hơn giá sản xuất và giá tiêu dùng nói chung

(Obstfeld và Rogoff, 2000). Sự chuyển dịch lớn nhất vào giá nhập khẩu khoảng 3 quý sau cú sốc đầu tiên và giảm dần từ quý thứ 4 trởđi. Kết quả này cũng phù hợp với các kết quả của Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2012), Bạch Thị Phương Thảo (2011) và Võ Văn Minh (2009). Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào

các chỉ số giá có khác biệt so với các nghiên cứu này. Đó là do trong luận văn này

chỉxem xét tác động của tỷ giá hối đoái danh nghĩa có hiệu lực đến các chỉ số giá

trong nước trong khi đó, các nghiên cứu của Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2012),

Bạch ThịPhương Thảo (2011) và Võ Văn Minh (2009) xem xét tác động của tỷ giá

hối đoái danh nghĩa có hiệu lực và các cú sốc kinh tế vĩ mô khác đến các chỉ số giá

trong nước.

Hình 4.3 trình bày kết quảphân tách phương sai cho các biến tỷ giá hối đoái

danh nghĩa hiệu lực, chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng với khoảng thời gian 8 quý để xem xét mức độ quan trọng của các biến trong việc giải thích biến động của chỉ số giá tiêu dùng.

Bảng 4.17: Kết quảphân tách phương sai d(CPI):

Biến

Giai

đoạn D(GDP) D(NEER) D(IMP) D(PPI) D(CPI) 1 17.5205 4.865106 0.060735 37.45403 40.09963 2 12.88139 21.45089 3.822086 34.1682 27.67743 3 18.44172 19.27352 3.608246 38.36326 20.31325 4 18.11086 19.66877 3.471315 36.89869 21.85036

5 17.90768 19.42529 3.495052 36.49182 22.68015 6 18.12783 19.45608 3.426044 36.73267 22.25737 7 18.15006 19.49958 3.387718 37.0025 21.96014 8 18.08996 19.5397 3.407206 37.07991 21.88322

Cholesky: D(LNGDP) D(LNNEER) D(LNIMP) D(LNPPI) D(LNCPI)

Hình 4.3: Kết quảphân tách phương sai

Kết quả phân tách phương sai cho thấy tác động của các biến đến chỉ số giá

tiêu dùng. Từ quý thứ 2 trởđi, các biến tác động đến giá tiêu dùng tương đối ổn

định. Trong đó, chỉ số giá sản xuất tác động đến chỉ số giá tiêu dùng lớn nhất 36%-

38%. Tác động của chỉ số giá nhập khẩu đến chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp, khoảng 3.4-3.8%. Điều này phù hợp với Việt Nam vì theo thống kê, hàng tư liệu sản xuất chiếm 90% tổng lượng nhập khẩu ở Việt Nam từnăm 1999 đến 2010 (Trần

Ngọc Thơ và cộng sự (2012)). Kết quả cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Ngọc

Thơ và cộng sự (2012) và Bạch ThịPhương Thảo (2011) cho thấy phương sai của

chỉ số giá tiêu dùng bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cú sốc chính sách tiền tệ (cung tiền), cú sốc giá sản xuất và cú sốc giá tiêu dùng.

0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 8 D(LNCPI) D(LNPPI) D(LNIMP) D(LNNEER) D(LNGDP)

Một phần của tài liệu Luận văn sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào giá cả trong nước tại việt nam (Trang 42 - 46)