Pháp luật đảm bảo quyền bình đẳng và tự do trong hoạt động xuất bản

Một phần của tài liệu ThỰc trạng pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất bản ở việt nam & những yêu cầu đổi mới trong cơ chế thị trường định hướng xHCN (Trang 35 - 36)

I. HỆ THỐNG NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN

3. Pháp luật đảm bảo quyền bình đẳng và tự do trong hoạt động xuất bản

đảm bảo và đẩy nhanh quá trình thực hiện các mục tiêu xuất bản hoạt đông có hiệu quả kinh tế, làm cơ sở phương tiện sự tồn tại và phát triển.

3. Pháp luật đảm bảo quyền bình đẳng và tự do trong hoạt động xuất bản xuất bản

Bình đẳng và tự do trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, xuất bản nói riêng là bình đẳng và tự do trong mọi khuôn khổ pháp luật. Bình đẳng trong xuất bản là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định. Các tổ chức và cá nhân bằng lao động của mình sáng tạo ra tác phẩm, có quyền bình đẳng trong việc công bố và phổ biến tác phẩm của mình, đồng thời chịu trách nhiệm về tác phẩm của mình trước pháp luật. Các chủ thể xuất bản đều được pháp luật trao cho các quyền nhất định, trong đó có những quyền giống nhau và có những quyền khác nhau giữa các chủ thể xuất bản. Các quyền khác nhau do tính chất và đặc điểm hoạt động của các chủ thể quy định. Nói cách khác do các quan hệ nội tại của các chủ thể quy định.

Do sự xuất bản là tự do trong khuôn khổ pháp luật. Trong văn kiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Đảng ta đã xác định : “khuyến khích tự do sáng tạo các giá trị văn hoá, vun đắp các tài năng; phát triển các hình thức hoạt động văn háo của Nhà nước, tập thể và tư nhân, khắc phục tình trạng hành chính hoá các đơn vị hoạt động văn hoá nghệ thuật và xu hướng thương mại hoá đơn thuần trong lĩnh vực này”.

Quyền tự do trong hoạt động xuất bản không phải chỉ đối với những tác giả sáng tạo tác phẩm, mà còn đối với các chủ thể khách bao gồm các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hôi và từ nhân trong việc sản xuất, phổ biến xuất bản phẩm. Là một ngành thuộc binh chủng văn hoá tư tưởng, hoạt động xuất bản có liên quan trực tiếp tới ý thức hệ, thể chế chính trị, và lợi ích giai cấp. Nhưng dưới ánh sáng của các quan điểm đổi mới, hoạt động xuất

bản không thể là hoạt động độc quyền của nhà nước, cần thiết phải có nhiều thành phần kinh tế tham gia. Vấn đề là ở chỗ, tuỳ theo tính chất, đặc điểm của từng lĩnh vực (xuất bản, in, phát hành) mà xác định mức độ, phạm vi phù hợp để tư nhân tham gia hoạt động xuất bản, làm như vậy vừa phát triển được tiềm năng của xã hội cho sự phát triển, vừa đảm bảo trật tự, kỷ cương và sự lành mạnh của xuất bản phẩm. Mặt khác đảm bảo sự thống nhất, nhất quán giữa chính sách kinh tế và chính sách văn hoá.

Một phần của tài liệu ThỰc trạng pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất bản ở việt nam & những yêu cầu đổi mới trong cơ chế thị trường định hướng xHCN (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w