Một vài dẫn liệu về sự suy giảm nguồn lợ

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn lợi động vật không xương sống cỡ lớn vùng cửa sông cả (Trang 33 - 37)

Suy giảm nguồn lợi tôm

Tại vùng ven biển Nghi Xuân, năng suất tôm khai thác suy giảm rõ rệt. Vào những năm 1980 lợng tôm khai thác 100kg tôm/ngày/thuyền (3 ngời), giảm xuống 3-5 kg/ngày/thuyền (vào năm 2000). Sự suy giảm này là do cờng độ khai thác qua mức trong vùng cửa sông, có lúc mật độ đánh bắt lên đến 30- 50 chiếc thuyền/km2.

Suy giảm nguồn lợi rơi

Năm 1999 một hộ có thể khai thác đợc 1 tạ rơi/ngày, đến năm 2004 một hộ chỉ khai thác đợc 10 – 15kg rơi/ngày. Nguyên nhân là do giá trị kinh tế của loài rơi ngày càng cao, cho nên số hộ khai thác ngày càng tăng.

Suy giảm nguồn lợi hến (Corbicula fluminea)

Theo điều tra ở xã Đức Tân - Đức Thọ, một xã chuyên khai thác Hến ở vùng cửa sông Cả cho thấy trớc năm 1995 trở đi 1 thuyền/ngày khai thác đợc khoảng 6 - 7 tạ. Theo thống kê thời gian này chỉ có khoảng 20 thuyền tham gia khai thác Hến. Từ năm 1995 trở lại đây số thuyền khai thác Hến ngày càng tăng, sản lợng khai thác Hến cũng giảm dần, đến năm 2004, 1 thuyền/ngày chỉ

khai thác đợc 2 - 3 tạ Hến (khai thác đợc nhiều nhất), với lợng thuyền tham gia khai thác là 70 thuyền.

Suy giảm nguồn lợi ngao

Trong vùng cửa sông Cả trớc kia (vào những năm 1980) mỗi ngời dân chỉ cần đi bắt trong 3 giờ có thể đợc 15kg ngao, nhng đến những năm gần đây vào thời kì cao điểm một ngời phải mất 8 giờ mới có thể bắt đợc 6kg ngao (ngày bắt nhiều nhất). Số lợng ngời đi mò bắt ngao chủ yếu là các hộ đói nghèo.

Kết Luận và kiến nghị

Kết luận

Qua điều tra nghiên cứu nguồn lợi ĐVKXS ở vùng cửa sông Cả, thu đợc một số kết quả bớc đầu sau đây:

1. Thành phần loài ĐVKXS cỡ lớn ở vùng cửa sông Cả có 61 loài, 53 giống thuộc 31 họ của 12 bộ, 4 lớp (Crustacea, Bivalvia, Gastropoda, Polychaeta).

2. Có 16 loài rất phổ biến, đó là ốc nhồi (Pila polita), ốc bơu vàng (Pomacea canaliculata), ốc xoắn (Melanoides tuberculatus), Sò lông (Anadara subcrenata), Hàu cửa sông (Crassostrea rivullaris), Dắt (Corbicula castanea), Hến sông (Corbicula fluminea), Don (Glaucomya chinensis), Cáy (Sersama chiromantes), Ghẹ ba chấm (Portunus sanguinaleutus), Tôm đất (Solenocera pectinata), Tôm bột (Metapenaeus affinis), Tôm rảo đất (Metapenaeus ensis), Tôm sắt Bắc bộ (Parapenaeopsis amicus), Tôm sắt cứng (Parapenaeopsis

hardveickii), Rơi (Tylorhynchus heterochaetus).

3. Các loài ĐVKXS cỡ lớn phân bố theo độ mặn của muối là số loài nhiều nhất ở vùng nớc lợ (0,50/00 - 180/00) có 42 loài, sau đó đến vùng nớc lợ mặn (180/00 - 300/00) có 39 loài, số loài ít nhất ở vùng nớc ngọt (<0,50/00) có 23 loài.

Các loài ĐVKXS cỡ lớn phân bố theo loại nền đáy là số loài nhiều nhất ở đáy bùn cát có 37 loài và đáy bùn có 37 loài, số loài ít nhất ở đáy cát có 24 loài.

ngày (58 loài) và là nguồn thu nhập tiền mặt (bán ở chợ địa phơng- 58 loài), có giá trị xuất khẩu (17 loài), làm nguyên liệu cho đồ thủ công mỹ nghệ (2 loài), làm nớc mắm (2 loài). Gây hại có 6 loài.

5. Số lợng trung bình của loài Corbicula castanea ở tuyến Hng Lam 36 con/m2 và ở tuyến Phúc Thọ là 8 con/m2; loài Glaucomy chinensis ở tuyến Phúc Thọ là 13,60 con/m2 và ở tuyến Hng Lam là 2,68 con/m2; loài

Melanoides tuberculata ở tuyến Hng Lam là 6,68 con/m2 và ở tuyến Phúc Thọ là 4,00 con/m2.

6. Nguồn lợi của một số loài ĐVKXS cỡ lớn (tôm, cua ghẹ, rơi) ở vùng cửa sông Cả suy giảm mạnh, đặc biệt từ năm 1999 đến 2004.

Sản lợng tôm khai thác đợc trong một năm suy giảm rõ rệt, nhất là từ năm 1999 đến 2004 (suy giảm tới 18-20 lần) nh ở Phúc Thọ (1999 khai thác đợc 18.000 kg/năm, 2004 khai thác đợc 4.200 kg/năm); ở Hng Lam (1999 khai thác đợc 27.000 kg/năm, 2004 khai thác đợc 5.250 kg/năm).

Sản lợng cua ghẹ khai thác đợc ở khu vực Cửa Hội trong một ngày suy giảm rõ rệt, nhất là từ năm 1999 đến 2004 (suy giảm tới 5 lần), năm 1999 khai thác đợc 1.800 kg/ngày, năm 2004 khai thác đợc 450 kg/ngày.

Sản lợng rơi khai thác đợc ở khu vực Hng Lợi trong một ngày suy giảm rõ rệt, năm 1985 khai thác đợc 7.000 kg/ngày, năm 1999 khai thác đợc 5.000 kg/ngày, năm 2004 khai thác đợc 1.000 kg/ngày.

1. Nguồn lợi ĐVKXS cỡ lớn không chỉ có giá trị về đa dạng sinh học và nguồn lợi ven biển mà còn có giá trị đối với đời sống kinh tế dân sinh vùng cửa sông ven biển, vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu nguồn lợi ĐVKXS cỡ lớn ở vùng cửa sông Cả.

2. Cần nghiên cứu các nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi để có giải pháp bảo vệ nguồn lợi nhóm động vật này. Cần nghiên cứu kỹ thuật nuôi các loài có giá trị kinh tế cao nh hầu, cua,...

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn lợi động vật không xương sống cỡ lớn vùng cửa sông cả (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w