Thu hoạch và bảo quản

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các liều lượng đạm và Lân đến năng suất và hiệu quả kinh tế của cây Lác (Trang 25 - 27)

Thu hoạch đúng lúc lác chín – lúc hoa lác chuyển sang màu nâu, ngọn lác héo dần, thân từ màu xanh chuyển sang màu vàng óng, bẹ gốc bắt đầu thối, cắt thấy rắn gốc. Sau khi bón thúc 2 tháng, ruộng lác có thể cho thu hoạch.

• Đối với ruộng lác mới cấy:

Sau cấy 150 – 180 ngày có thể tiến hành thu hoạch. Năng suất có thể đạt từ 5 – 6 tấn (lác khô)/ha.

• Đối với ruộng lác gốc từ vụ thứ 2 trở về sau:

Sau khi phát khoảng 105 – 120 ngày có thể tiến hành thu hoạch. Năng suất có thể đạt từ 8 – 10 tấn (lác khô)/ha.

Phát lác:

Có thể dùng phảng để phát gốc lác, hoặc dùng liềm chuyên dùng (liềm cắt lác) để cắt lác. Phát lác cách gốc 3 – 5 cm đối với lác mới cấy, lác từ vụ thứ hai trở đi phát sát gốc.

Phân loại lác:

Phát lác xong tùy theo lác tốt, sấu, dài, ngắn sẽ phân loại lác. Thông thường lác sau khi phát được phân làm 2 loại:

 Lác loại 1: chiều cao ≥ 1,8m

 Lác loại 2: chiều cao < 1,8m

Nhặt hết bả lác sao đó bó thành từng bó, xén đầu từng bó để dễ chẻ. Chẻ lác:

Sử dụng máy chuyên dùng để chẻ lác

- Thao tác chẻ lác: một người cho gốc lác vào máy, một người ngồi đối diện kéo lác. - Yêu cầu: cây lác được chẻ đôi đều từ gốc đến ngọn

- Lác sau khi chẻ xong bó thành từng bó nhỏ để dễ phơi

Lưu ý: lác phát đến đâu phân loại và chẻ ngay đến đó. Nếu để lâu gốc lác sẽ khô

rất khó chẻ. Nếu chưa chẻ được ngay phải phủ kín tránh lác bị héo. Phơi lác:

- Cách phơi: rải mỏng để lác khô đều. Mỗi bó lác nếu thời tiết nắng đều phải phơi từ 2 – 3 ngày. Sau mỗi ngày phơi, thu gom vào buổi chiều khi hết nắng, để nơi thoáng gió, có che đậy tránh sương gió. Trong khi phơi nếu gặp mưa phải thu kịp thời. Lác phơi bị mưa ướt sẽ kém phẩm chất.

- Yêu cầu: lác phải được phơi đến khô kiệt. Bó lác:

Khi lác đã khô đều (trắng ngà) tiến hành bó lác. Khi bó lác phải lựa riêng từng loại, và bảo quản ở nơi khô thoáng.

2 Khuyến nghị

- Tiếp tục thực hiện các mô hình trình diễn kết quả nghiên cứu đề tài trên địa bàn huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long.

- Các cơ quan chuyên môn, các ngành chức năng cần tăng cường tổ chức tập huấn chuyển giao kết quả đề tài rộng rãi cho bà con nông dân trồng lác trong vùng.

Vũng Liêm, ngày 11 tháng 02 năm 2014

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hội thảo ngành cói Việt Nam – hợp tác để tăng trưởng. 2008. Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.

2. Đoàn Thị Thanh Nhàn (chủ biên), Nguyễn Văn Bình, Lê Song Dự, Vũ Đình Chính, Nguyễn Thế Côn, Bùi Xuân Sửu. 1996. Giáo trình cây công nghiệp. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

3. Nguyễn Tất Cảnh. 2006. Báo cáo điều tra tình hình sản xuất cói năm 2006. 4. Phạm Thị Vượng. 2006. Báo cáo điều tra tình hình sâu bệnh hại cói. Viện BVTV.

5. Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Hùng, Ninh Thị Phíp, Đào Xuân Mùi. 2010. Kỹ thuật thâm canh cói (tài liệu phục vụ đào tạo TOT – hợp phần do FAO tài trợ). Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI).

6. Nguyễn văn Viện, Nguyễn Minh Giang. 2011. Bệnh đốm vàng nhạt hại cói ở Bình Minh – Kim Sơn – Ninh Bình và Nga Sơn – Thanh Hóa. Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Cổng thông tin Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thanh Hóa. 31/03/2011. Các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh cây cói.

8. Hoàng Văn Hộ. 2003. Cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản trẻ.

9. Nguyễn Lê Hoa. 2007. Báo cáo đánh giá hiệu quả đề tài nghiên cứu kinh tế xã hội của đề tài “Nghiên cứu và triển khai ứng dụng các giải pháp sản xuất cói bền vững nhầm nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình và bảo vệ môi trường ven biển của Việt Nam”. Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp thuộc viện chính sách và chiến lược phát triển nông thôn (CAP).

10. Văn Cường. 2008. Kinh nghiệm thâm canh cói ở Nga Sơn. Báo kinh tế nông thôn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các liều lượng đạm và Lân đến năng suất và hiệu quả kinh tế của cây Lác (Trang 25 - 27)