1) Yêu cầu về địa điểm xây dựng nghĩa trang
- Khi lựa chọn địa điểm nghĩa trang, phải nghiên cứu khả năng phục vụ cho liên vùng, liên đô thị;
- Nghĩa trang xây dựng mới phải bố trí ở ngoài đô thị, phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị hoặc dân cư nông thôn, không ảnh hưởng đến môi trường dân cư xung quanh, không ảnh hưởng đến nguồn nước cấp cho sinh hoạt, ở cuối hướng gió so với khu dân cư;
- Nghĩa trang hung táng, nghĩa trang chôn cất một lần không được bố trí trong nội thị; - Các nghĩa trang hiện có trong đô thị không đạt tiêu chuẩn môi trường phải ngừng sử dụng và có kế hoạch di chuyển.
2) Yêu cầu về tổng mặt bằng nghĩa trang:
- Mặt bằng nghĩa trang phải đảm bảo đất bố trí cho các khu vực: mai táng, hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ khu mộ hung táng, đường đi, nhà quản trang, sân hành lễ, cây xanh, hàng rào thích hợp và hệ thống biển báo để nhận biết mộ chí.
- Đối với nghĩa trang hỗn hợp, phải có các khu vực mai táng khác nhau (hung táng, cát táng, hỏa táng), khu vực dành riêng cho trẻ em, tôn giáo...
3) Quy định về sử dụng đất nghĩa trang:
- Quy mô sử dụng đất nghĩa trang cần được dự báo trên cơ sở dự báo về dân số đô thị. Chỉ tiêu sử dụng đất cho một phần mộ:
+ Mộ hung táng, chôn cất 1 lần: ≤5m2/mộ;
+ Mộ cải táng: ≤3m2/mộ.
- Tỷ lệ sử dụng đất trong nghĩa trang:
+ Nghĩa trang hung táng và chôn cất một lần: tối đa 70% diện tích đất dùng để chôn cất; tối thiểu 30% diện tích đất cho công trình giao thông và các công trình phụ trợ.
+ Nghĩa trang cát táng: tối đa 50% diện tích đất dùng để chôn cất; tối thiểu 50% diện tích đất cho công trình giao thông và các công trình phụ trợ.
4) Quy định khoảng cách ATVMT của nghĩa trang:
Khoảng cách ATVMT nhỏ nhất từ nghĩa trang đến đường bao khu dân cư, trường học, bệnh viện, công sở... được quy định như sau:
- Vùng đồng bằng:
+ Khoảng cách ATVMT tối thiểu của nghĩa trang hung táng là 1.500m khi chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng, và 500m khi có hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng;
+ Khoảng cách ATVMT tối thiểu của nghĩa trang cát táng: 100m. - Vùng trung du, miền núi :
+ Khoảng cách ATVMT tối thiểu của nghĩa trang hung táng là 2.000m khi chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng, và 500m khi có hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng;
+ Khoảng cách ATVMT tối thiểu của nghĩa trang cát táng: 100m.
- Đối với nghĩa trang chôn cất một lần, khoảng cách ATVMT tối thiểu 500m.
- Khoảng cách ATVMT tối thiểu từ nghĩa trang hung táng đến công trình khai thác nước sinh hoạt tập trung là 2.500m.
- Khoảng cách ATVMT tối thiểu từ nghĩa trang đến mép nước gần nhất của mặt nước (sông, hồ, biển) không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt:
+ Đối với nghĩa trang hung táng: 300m; + Đối với nghĩa trang cát táng: 100m.
- Khoảng cách ATVMT tối thiểu từ nghĩa trang hung táng tới đường giao thông vành đai đô thị, đường sắt là 200m và phải có cây xanh bao quanh nghĩa trang.
- Khoảng cách ATVMT nhỏ nhất từ công trình hỏa táng xây dựng mới đến khu dân cư, công trình công cộng và dân dụng gần nhất: 500m.
- Trong vùng ATVMT của nghĩa trang được thực hiện các hoạt động canh tác nông, lâm nghiệp, được xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thủy lợi, tuyến và trạm điện, hệ thống thoát nước, truyền tải xăng dầu...;
5) Quy định về thu gom và xử lý chất thải của nghĩa trang:
- Chất thải rắn phải được thu gom và xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Phải có hệ thống thu gom nước thấm từ các khu mộ hung táng để xử lý tập trung hợp vệ sinh, trước khi xả ra môi trường.
- Vị trí khu xử lý nước thải từ khu mộ hung táng phải ở hạ lưu nguồn tiếp nhận nước thải, nơi có nền địa hình thấp nhất của nghĩa trang.
6) Nhà tang lễ:
- Mỗi đô thị phải có tối thiểu một nhà tang lễ. - Một nhà tang lễ phục vụ tối đa 250.000 dân.
- Địa điểm nhà tang lễ xây dựng mới phải không ảnh hưởng xấu đến các hoạt động của các khu chức năng khác và giao thông nội thị.
- Khoảng cách ATVMT nhỏ nhất từ nhà tang lễ xây dựng mới: + Đến công trình nhà ở: 100m;
+ Đến chợ, trường học, bệnh viện: 200m.