0
Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Một vài kỹ thuật thiết kế bài giảng

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM GSP (Trang 35 -38 )

5.1. Nút làm ẩn/hiện đối tượng

Chức năng: Thực hiện việc làm ẩn/ hiện các đối tượng xác định trước trên hình

Cách thực hiện:

- Bước 1: dùng công cụ chọn để chọn các đối tượng bằng cách nhấn chuột trái vào công cụ sau đó nhấn vào đói tượng muốn làm ẩn hoặc hiện

- Bước 2: vào Edit/Action Buttons/hide/show

Muốn ẩn thì ấn vào hide và ngược lại hiện thì ấn vào show.

5.2. Nút tạo animation

Một nút Animate làm cho một điểm hoặc nhiều hơn một điểm di chuyển dọc theo một quỹ đạo đã được định nghĩa trước, nó cũng giống như lệnh Animate trong menu Display. Nếu bạn thiết lập một hiệu ứng hoạt hình bằng một nút, bạn có thể lặp đi lặp hiệu ứng bằng cách đơn giản kích đúp vào nút đó mà không cần phải lựa chọn và thiết lập các điểm và quỹ đạo mỗi lần muốn có hiệu ứng hoạt hình.

Bạn đã tạo ra một nút Animate bạn có thể ẩn các quỹ đạo của điểm hoạt hình để người xem tập trung vào các điểm di chuyển.

Các nút animate là con của các điểm hoạt hình và cả các quỹ đạo mà các điểm này di chuyển.

Lệnh này di chuyển các điểm đã chọn dọc theo một quỹ đạo xác định. Điểm mà bạn chọn không được dựng trên quỹ đạo bởi vì animation sẽ bắt đầu với việc nhảy tới quỹ đạo trừ phi điểm này bị ép buộc. Thêm vào đó 10 điểm có thể được hoạt hình một cách đồng thời trên 10 quỹ đạo. Một quỹ đạo có thể là một một đoạn thẳng, một tia, một đường thẳng, một hình tròn, cung tròn, đoạn cung tròn, hoặc hình quạt, bên trong đa giác, hoặc quỹ tích của một điểm.

Ví dụ, điểm cuổi cùng của một đoạn thẳng có thể được hoạt hình dọc theo chu vi của một đường tròn.

5.2.1. Tạo nút hoạt hình.

Menu Edit thực hiện việc tạo một nút hoạt hình. Quá trình tạo một nút hoạt hình cũng giống như việc khởi động trực tiếp hoạt hình. (với lệnh Animate của menu Display). Các bước tiến hành như sau:

1. Chọn một điểm và một quỹ đạo (đoạn thẳng hoặc đường tròn) cùng với hoạt hình cho nó.

2. Nếu bạn mong muốn hoạt hình đồng thời nhiều hơn một điểm, tiếp tục chọn điểm và quỹ đạo. Bạn có thể tạo hoạt hình cho 10 điểm đồng thời. 3. Chọn Animation từ Action Button trên menu tầng. Đoạn đối thoại của quỹ

đạo xuất hiện.

4. Chọn hướng, đối tượng quỹ đạo, và tốc độ cho mỗi điểm hoạt hình.

5. Click vào Animate. Skectpad tạo ta một nút Animate nhãn là Animate. Bạn có thể thay đổi nhãn này bằng một tên khác có ý nghĩa hơn với công cụ Text.

6. Double-click vào nút này để xem animation của bạn. Để dừng animation, chờ trong khi nó hoàn thành (nếu bạn chọn One Time Only cho bất cứ bản so nào) hoặc kích và giữ nút bấm cho đến khi animation dừng.

5.2.2. Hộp thoại Path Match

Hộp thoại Path Match xuất hiện khi bạn chọn Animate từ Display menu hoặc khi bạn chọn Animate từ Animate từ nút Action trên menu xếp tầng trên menu Edit. Hộp thoại Path Match cho phép bạn chọn kiểu chuyển động, quỹ đạo và tốc độ cho mỗi điểm mà bạn tạo hoạt hình.

Sử dụng hộp thoại Path Match:

1. Chọn dòng trong danh sách tên điểm mà bạn muốn tạo hoạt hình. Có ba danh sách drop-down xuất hiện phía trên của hộp thoại, cho phép bạn chọn kiểu chuyển động, quỹ đạo, và tốc độ của điểm.

2. Bạn có thể thay đổi kiểu chuyển động bằng cách kích chuột vào danh sách thả xuống phía bên trái. Có ba lựa chọn:

• One way: Điểm chuyển động liên tiếp theo một hướng dọc theo quỹ đạo. Nếu quỹ đạo là một đoạn thẳng, khi điểm đến một điểm mút, nó bắt đầu lại chuyển động từ một điểm khác.

• Bidirectionally: Điểm chuyển động liên tiếp tới lui dọc theo quỹ đạo. Khi nó đến một điểm cuối, nó lộn ngược theo hướng khác. Nếu quỹ đạo là một hình tròn, điểm cuối được tính là điểm phải nhất của đường tròn.

• Once: Điểm di chuyển dọc theo quỹ đạo. Nó hoàn thành việc di chuyển hết chiều dài của quỹ đạo thì animation dừng lại.

Nếu quỹ đạo là một hình tròn thì hướng mặc định là one way. Nếu quỹ đạo là một đoạn thẳng thì mặc định là bidirectionally.

3. Bạn có thể kích vào danh sách thả xuống ở giữa để thay đổi quỹ đạo mà điểm sẽ chuyển động.

4. Bạn có thể kích vào danh sách thả xuống bên phải để thay đổi tốc độ di chuyển.

5. Bạn có thể kích nút Animate khi bạn thiết lập những lựa chọn phù hợp cho tất cả các điểm.

Nếu bạn tạo hoạt hình cho nhiều hơn một điểm bạn có thể chọn các điểm và các quỹ đạo theo sự sắp xếp mà bạn không cần phải sử dụng danh sách thả xuống ở giữa cho bất cứ sự thay đổi các quỹ đạo cho điểm nào. Để làm được điều này, chọn một điểm sau đó là quỹ đạo mà bạn muốn nó di chuyển trên đó, sau đó chọn một điểm khác trong danh sách quỹ đạo của nó, vân vân

Nếu bạn muốn nhiều hơn một điểm di chuyển theo một quỹ đạo đơn, chắc chắn lựa chọn tất cả các điểm này trước khi chọn quỹ đạo mà chúng di chuyển trên đó.

5.3. Nút tạo chuyển động theo hướng và đích cố định

Bài này giúp học sinh nắm được cách tạo nút lệnh điều khiển sự chuyển động có mục đích của đối tượng

Cách tạo :

- Ta chọn 2 điểm bất kỳ từ thanh menu chọn nằm ở góc phía bên phải của màn hình, được 2 điểm trên màn hình

- Sau đó nhấn chuột vào ô mũi tên trên thanh menu đó

- Chọn hai cặp điểm vừa tạo bằng cách đánh dấu

- Thực hiện lệnh Edit -> action buttons -> movement

- Một menu hiện ra có các thông báo chọn : slow(), medium(), fast(), instant(). Ta chọn một chức năng rồi nhấn OK

- Một hộp thoại nhỏ hiện ra, ví dụ : Move C->B

tức là di chuyển điểm C đến điểm D

- Sau đó ta nhập tên nút tại vị trí label bằng cách : chọn điểm cần tạo label, ấn chuột phải chọn : display -> show label, tên nút hiện lên là E, làm tương tự như vậy với nút D

- Khi đã có nhãn 2 điểm như vậy , ta nhấn đúp vào hộp thoại Move C->B

lập tức điểm C dịch chuyển về phía điểm D

Như vậy ta đã thực hiện được thao tác dịch chuyển điểm C về phía điểm D theo hướng và đích cố định.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM GSP (Trang 35 -38 )

×