DIOXIN TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN độc học môi TRƯỜNG câu chuyện của times beach về ô nhiễm dioxin (Trang 29 - 43)

Tiến sĩ James Clary, một nhà khoa học quân đội Hoa Kỳ, đã công nhận sự thật năm 1988: "Khi chúng tôi khởi đầu chương trình sử dụng thuốc diệt cỏ vào những năm 1960, chúng tôi đã ý thức được tiềm năng độc hại của dioxin trong thuốc diệt cỏ. Tuy nhiên, vì hóa chất sẽ được dùng đối với kẻ thù nên không ai trong chúng tôi quá quan tâm".

Hậu quả của Dioxin không chỉ có người Việt Nam quan tâm, mà nó là vấn đề chung của nhiều nước. Trong đó, chính các cựu binh Hoa Kỳ cũng là nạn nhân. Đồng thời, trong Hội nghị Dioxin Quốc tế năm 2004, các nghiên cứu về ảnh hưởng của dioxin đối với các cựu chiến binh Úc trong chiến tranh Việt Nam đã bắt đầu.

Chúng ta đều biết, trong thời gian chiến tranh 1962 – 1970, không quân Hoa Kỳ đã rải xuống các vùng dọc biên giới, dọc bờ biển, xung quanh các căn cứ quân sự Mỹ… một số lượng rất lớn các chất độc hóa học, trên 18 triệu gallons (72 triệu lít), trong đó 61% là chất độc da cam với hơn 500kg Dioxin (2,3,7,8 TCDD) – một loại chất hóa học có độc tính cao nhất đối với con người hiện nay – chỉ cần vài ppt (picrogram phần tỷ của mg) là đã có thể gây tác hại trên sức khỏe con người.

4.1.1 Các khảo sát của Hoa Kỳ

Năm 1985: 7 công ty hóa chất Hoa Kỳ đã phải thu xếp sau khi bị kiện bồi thường ngoài tòa án 250 triệu USD cho số cựu chiến binh Hoa Kỳ trước đây có tham gia vào chiến dịch rải chất độc hóa học tại Việt Nam (chiến dịch Ranch Hand).

loại bệnh - tật và nhận điều trị miễn phí cho cựu chiến binh Hoa Kỳ và con cái của họ (trong các năm qua, mỗi năm danh sách các loại bệnh - tật này đều được bổ sung dài thêm), như:

− Chloracnea (mụn nhọt mặt do clor)

− Porphyria cutanea tarda (sạm da)

− Các loại ung thư phần mềm:

• Bệnh Hodgkin,

• Lymphoma không phải Hodgkin,

• Sarcoma cơ trơn,

• v.v. . .

− Đa u tủy,

− Các loại ung thư đường hô hấp trên và ung thư phổi,

− Ung thư tiền liệt tuyến,

− Tiểu đường,

− Dị tật bẩm sinh: Spina bifida (nứt đôi đốt sống gây thoát vị não tủy).

4.1.2 Các khảo sát tại Việt Nam

Qua khảo sát nhiều năm từ sau 1975, chúng ta khẳng định: 1. Đất, nước . . . không còn chứa Dioxin vì:

- Thời gian bán hủy Dioxin trong môi trường chỉ khoảng 3 năm

- Ở Việt Nam lại có nhiều nắng, mưa, sông ngòi, kênh rạch (trừ một vài điểm nóng trước đây là kho chứa chất độc da cam của không quân Hoa Kỳ). - Thực phẩm hằng ngày cũng chứa rất ít hóa chất này so với tại các nước

công nghiệp phát triển (do hóa chất sử dụng trong công nghiệp).

2. Trong con người: Dioxin được chứa trong mỡ và các cơ quan có mô mỡ - Thời gian bán hủy Dioxin trong con người được các nhà khoa học ước tính

khoảng hơn 10 – 12 năm. Thí dụ – một người bị rãi trực tiếp có thể có 200 ppt Dioxin năm 1970:  1982 còn 100 ppt  1994 còn 50 ppt  2006 còn 25 ppt  2018 còn 12,5 ppt.

- Mà ngưỡng gây tác hại của Dioxin (2, 3, 7, 8 TCDD) lên sức khỏe con người được ước tính rất thấp chỉ vài ppt.

3. Ở phụ nữ, lượng Dioxin có thể giảm nhanh hơn vì được tiết ra qua sữa mẹ

− 1970: J.Constable – Meselson – Baughman (Boston - Massachusetts) đã phân tích sữa mẹ lấy từ Tân Uyên (chiến khu Dương Minh Châu) và thấy có 1450 ppt Dioxin.

− 1973: Phân tích lại mẫu sữa mẹ tại đây thấy còn 300 – 400 ppt Dioxin.

Như thế, ngoài những người dân bị rải trực tiếp trong thời gian chiến tranh, còn nhiều triệu em bé sinh ra trong hoặc sau khoảng thời gian rải chất độc da cam đã bị truyền Dioxin từ mẹ qua sữa me.

4. Tại bệnh viện Từ Dũ: các loại dị tật bẩm sinh đã thấy tăng lên từ những năm 60 đến nay. Cho đến năm 2003, vẫn còn nhiều dị tật bẩm sinh được phát hiện hằng ngày như dị tật hệ thần kinh trung ương có 307 trường hợp, trong đó:

− 218 não úng thủy,

− 41 vô sọ,

− 22 thoát vị não – màng não,

− 15 thoát vị tủy – màng tủy,

− 07 đầu nhỏ,

5. Điều tra cơ bản (1983)

− Thạnh Phong - Thạnh Phú – Bến Tre

− Phường 10 - Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh

− So sánh: mẹ có bị rải chất độc hóa học dị tật bẩm sinh gấp 3 lần

− Những bất thường này có tỉ lệ thuận với mức độ bị rải nặng – trung bình – nhẹ.

− Tỉ lệ thai nghén bất thường trên tổng số lần có thai

XãThạnhPhong Quận 1 – Thành phốHồ Chí Minh P

Số nhiễm CĐHH Có nhiễm Không nhiễm

Dị tật bẩm sinh 81/7327 16/294 29/6690 <0. 05 % DTBS 1,1% 0.4% Thai chết lưu 0.8% 0.34% 0.02% < 0.01 Sẩy thai 8.01% 16.7% 3.63% < 0.05 Thai trứng 0.73% 3.74% 0.38% < 0.05 Thai chết bất thường 12.47% 27.2% 4.64% < 0.01

− Tỉ lệ dị tật bẩm sinh ở các mức độ nhiễm CĐHH tại xã Thạnh Phong

Tổng số Nhiễm nặng Nhiễm trung bình Nhiễm nhẹ

% DTBS 81/7327 1.1% 65/5138 1.2% 8/868 0.92% 9/1321 0.68%

Xã Thạnh Phong nhóm có nhiễm CĐHH

Phường 10 – TP. Hồ Chí

Minh Tổng số Nhiễm nặng Nhiễm trung

bình Nhiễm nhẹ Không nhiễm % THAI TRỨNG 51/7327 0.73% 38/5138 0.74% 7/868 0.80% 26/6690 0.68% 9/1321 0.38%

− Tần suất sinh dị tật ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam

Miền Nam Miền Bắc

Xã Thạnh Phong Quận 1 TP. HCM Mỹ Vân(đồng bằng)

Hải Hậu (ven biển)

Mai Châu (miền núi)

% DTBS 1,1% 0,4% 0,45% 0,39% 0,68%

% THAI

TRỨNG 0,73% 0,38% 0,09% 0,03% 10%

4.1.3 Nghiên cứu bệnh chứng

Nghiên cứu bệnh chứng tại bệnh viện (1983) trên phụ nữ cho thấy trong số phụ nữ có bất thường thai nghén có đến 64% đã bị rải chất độc hóa học so với 12% phụ nữ thai nghén bình thường.

− Thai Trứng - Theo Số Tuổi : P>0,05

Thai trứng Đối chứng

Số trường hợp 50 134

Số tuổi trung bình 29.5 31.5

Thai trứng Đối chứng

Số trường hợp 50 134

Số con trung bình 3 3.5

− Thai Trứng – Tần Suất Tiếp Xúc

χ2 = 51,21 χ2α = 0,001 P < 0,001 Thai trứng Đối chứng Có tiếp xúc 32/50 64% 16/134 12.6% Không tiếp xúc 18 118

Hai nhóm phụ nữ có hay không có bất thường thai sản giống nhau về bệnh tật hay tình trạng dinh dưỡng hoặc có hút thuốc hay uống rượu.

Tuy nhiên, những phụ nữ có con dị tật bẩm sinh hoặc có thai trứng thì có tần suất tiếp xúc chất độc hóa học cao hơn.

Nghiên cứu tại U Minh, tỉnh Cà Mau trên thế hệ thứ hai có nhiễm các chất độc hóa học cũng cho thấy tỉ lệ bất thường thai sản nhiều hơn.

− Tỉ lệ dị tật bẩm sinh (DTBS): P<0,01 (Fisher – exact 2 – tailed p – value = 0,00003)

Có DTBS Không DTBS % DTBS trong nhóm

Nhóm A(394) 1964-1970 9 385 2,28

Nhóm (2281) 1938-1963 5 2276 0,22

value = 0,000228) Tỉ lệ chậm phát triển tâm thần (CPTTT) Có CPTTT Không CPTTT % CPTTTtrong nhóm Nhóm A(394) 1964-1970 8 386 2,03 Nhóm B(2281) 1938-1963 3 2278 0,13

− Thai trứng và ung thư nguyên bào nuôi (TT-KNBN): P<0,01 (Fisher – exact 2 – tailed p – value = 0,0020514)

Thai trứng và ung thư nguyên bào nuôi (TT-KNBN)

Có TT-KNBN Không TTKNBN % TT-KNBN trong nhóm

Nhóm A (394) 1964-

1970 4 390 1,02

Nhóm B(2281) 1938-

1963 1 2280 0,04

− Thai chết lưu (TCL): P<0,01 (Fisher – exact 2 – tailed p – value = 0,0000037)

Có TCL Không TCL % TCL trong nhóm

Nhóm A (394) 1964-1970 12 382 3,04

Nhóm B(2281) 1938-1963 1 2280 0,35

− Thai chết chết chưa rõ nguyên nhân (TCCRNN):P<0,01 (Fisher – exact 2 – tailed p – value = 0,0000)

Nhóm A (394) 1964-1970 21 373 5,33

Nhóm B(2281) 1938-1963 7 2274 0,30

− Sẩy thai tự nhiên (STTN): Chi – Square (Yates corrected) = 0,00 – P – value = 0,976 > 0,005

Có STTN Không STTN % STTN trong nhóm

Nhóm A (394) 1964-1970 4 390 1,02

Nhóm B(2281) 1938-1963 1 2280 0,04

Nghiên cứu khác ở miền Bắc trên cựu chiến binh Việt Nam có vợ sinh sống tại các tỉnhThái Bình, Ninh Bình, Hà Nội, Hà Tây v.v. . . cũng cho thấy:

− Thống kê thai nghén bất thường ở các phụ nữ nhóm A có chồng bị nhiễm và nhóm B thuộc 3 huyện phía Bắc Việt Nam

Đối tượng Số sẩy thai Số chửa trứng Số con chết trước và trong sanh Số conbị dị tật Nhóm A không nhiễm 7.148 121.993 5,86 ± 0.13 70 121.993 0,06 ± 0.01 2.512 114.025 2,20 ± 0.09 52 1 114.025 0,46± 0.04 Nhóm B nhiễm 2.271 32.069 7,08 ± 0.28 28 32.069 0,09 ± 0.04 576 29.560 1,95 ± 0.16 189 29.560 0,64± 0.09 Chung cho 2 nhóm 9.419 154.062 6,11 ± 0.12 98 154.062 0,06 ± 0.01 3.088 143.585 2,15 ± 0.07 710 143.585 0,49 ± 0.03 (Nguyễn Cận và cộng sự 1983)

− Kết quả điều tra về số lượng dị tật bẩm sinh ở 18 cơ sở sản xuất của các bộ đội phục viên

Bị nhiễm Không bị nhiễm Số bộ đội được khám không tính số chưa có

vợ hoặc mới cưới chưa có con

1.142 613 Tổng số con 3.147 2.172 Tổng số con bị dị tật 82 10 Tỉ lệ % 2,6 0,46 P = 1 x 10 –7 (Tôn Đức Lang và cộng sự 1983)

Tỉ lệ các dị tật bẩm sinh tăng lên nhiều ở nhóm tiếp xúc và tỉ lệ này giảm dần theo số lần sinh.

Kết luận của nhóm P2 của hội nghị quốc tế 1983 có 22 nước tham dự như Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật, Liên Xô, Tiệp Khắc, Hungary, Úc v.v… về hậu quả lâu dài của các chất diệt cỏ và trụi lá đã được sử dụng tại Việt Nam trong thời gian chiến tranh đã khẳng định: có 5 khuyết tật bẩm sinh thường thấy ở Việt Nam nhưng hiếm gặp hoặc không có tại các nước khác:

− Khuyết tật ống thần kinh

− Khuyết tật tay chân

− Khuyết tật các giác quan như mắt, mũi…

− Song sinh dính

− Sứt môi, chẻ vòm hầu.

Tóm lại: Cả chính phủ Hoa Kỳ, các nhà khoa học Hoa Kỳ và các công ty sản xuất hóa chất Hoa Kỳ cũng thừa nhận chất độc da cam/ Dioxin có gây nhiều tác hại cho sức khỏe con người. Do đó:

• Các công ty đã bồi thường cho cựu chiến binh Hoa Kỳ 250 triệu USD năm 1985.

• Cựu chiến binh Hoa Kỳ và con cái họ được điều trị miễn phí về một số bệnh tật đã được khẳng định là do chất độc da cam/Dioxin gây ra.

• Vậy, không lý do gì, hơn 4 triệu cựu chiến binh Việt Nam và người dân thường Việt Nam đã từng bị rãi chất độc da cam cùng con cái họ – đã và đang bị ung thư, dị tật bẩm sinh, còn nhiều khó khăn trong đời sống – lại không được các công ty hóa chất thể hiện trách nhiệm của mình trước những nỗi đau khổ của họ hay sao?

4.1.4 Các chất độc da cam do Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam

Chất độc hoá học/ dioxin, chất da cam được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 13/01/1962 trong chiến dịch Ranch Hand, các máy bay phun thuốc xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất với mục tiêu quân sự là khai hoang các vùng rừng rậm ở Việt Nam, biến các vùng trên không còn là nơi trú quân thích hợp của quân đội Giải phóng. Các lọai chất rụng lá và chất diệt cỏ được sử dụng với qui mô rộng vào thời kỳ 1967-1968 và chính thức kết thúc vào 30/06/1971. Chất da cam là một hỗn hợp với tỉ lệ 50:50 của hai hóa chất là dichlorophenoxy acetic acid ( 2,4-D) và trichlorophenoxy acetic acid (2,4,5-T). Hỗn hợp này được trộn lẫn trong xăng hay dầu cặn và được rải từ trên không. Lượng các hóa chất đã sử dụng là khoảng 100 triệu lít tương ứng với 170 kg Dioxin (Grummer ., 1969; Arison., 1995; Baughman and Meselson., 1973).

Ngày nay, tồn dư của Dioxin trong đất các khu vực bị rải chất độc còn tương đối cao theo đánh giá của nhiều nhà khoa học có uy tín. Tuy nhiên việc nghiên cứu mức độ ô nhiễm còn tương đối hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Một phần Dioxin đã chuyển hóa vào trong chuổi thức ăn sinh học và xâm nhập vào cơ thể con người. Một số ví dụ về hàm lượng Dioxin trong cơ thể con người tại các khu vực bị ô nhiễm và so sánh với các nơi khác trên thế giới:

• Trong sữa mẹ: Nghiên cứu trên 18 mẫu sữa người được lấy từ những cư dân vùng bị rải chất độc màu da cam ở Việt Nam, trong số này có đến 10/18 mẫu có hàm lượng trung bình 2,3,7,8-TCDD là 484 ng/kg mỡ. Đây là nồng độ cao hơn rất nhiều so với các mẫu sữa lấy từ những nơi khác (Baughman.,1974; Baughman & Meselson.,1973).

Hoàng Đình Cầu, Trần Mạnh Hùng, Phùng Trí Dũng, Nguyễn Đình Thái và các nhà khoa học Canada[25], vùng A Lưới Việt Nam có tỉ lệ rất cao 2,3,7,8-TCDD trong mẫu đất, mỡ cá, mỡ vịt, máu người và sữa (làng ASo, 1996 – 1999). TCDD có trong chất rụng lá được phun bởi không lực Hoa Kỳ từ 1965-1970 và căn cứ A So là nơi tồn trữ các hóa chất độc này cho việc phun rải. Sân bay A So (thuộc huyện A Lưới – Thừa Thiên Huế) mặc dù bị bỏ hoang hơn 30 năm nhưng vẫn còn nồng độ Dioxin rất cao (897 ppt - hơn 3 lần mức độ nhiễm độc nặng cần phải được tẩy rửa theo tiêu chuẩn của Canada). Người dân sinh sống gần sân bay A So có hàm lượng Dioxin trong máu cao gấp 15 lần so với người bình thường

Tạp chí Y tế Nghề Nghiệp và Môi trường của Mỹ đã đăng công trình nghiên cứu của Arnold Schecter, chuyên gia về Môi trường, Đại học Y tế cộng đồng Texas (Mỹ) và các cộng sự tiến hành năm 1999 tại Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đã so sánh 20 mẫu máu của người dân sống ở Biên Hòa – Đồng Nai, khu vực bị rải chất độc hóa học nặng nề vào năm 1971, với 100 mẫu máu của người dân sống tại những khu vực không chịu ảnh hưởng của chất độc hóa học ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Dioxin trong máu người dân ở vùng không ảnh hưởng chất độc màu da cam là 2ppt trong khi các mẫu máu của người dân ở khu vực chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam đều có hàm lượng Dioxin cao hơn nhiều, tối đa là 135 lần (ở những gia đình thường xuyên sử dụng cá tại hồ Biên Hùng). Điều đáng lo ngại là nhất là nồng độ Dioxin tăng cao cả ở những người mới chuyển đến khu vực này sinh sống (57 – 77ppt) và cả ở trẻ em sinh ra sau khi chất độc không còn rải xuống nữa. Mẫu đất tại sân bay Biên Hòa cũng có hàm lượng Dioxin lên tới 1,6ppm.

Các hợp chất Dioxin và Furan hay gọi tắt là các hợp chất Dioxin – PCDD/Fs phát tán từ các nguồn ô nhiễm và tác động lên hệ sinh thái và sức khỏe con người chủ yếu thông qua chuỗi dinh dưỡng (foodweb). Nồng độ PCDD/Fs sẽ thay đổi trong cơ thể (máu, mỡ) của từng thành phần trong chuỗi (mồi và vật ăn mồi) thông qua quá trình tích tụ và khuếch đại sinh học (bioaccumulation và biomagnification). Bằng cách phân tích hàm lượng của PCDD/Fs trong các thành

độ ảnh hưởng của chúng.

Các hợp chất Dioxins luôn là một trong các chủ đề nóng bỏng của các hội nghị Quốc tế liên quan đến các hợp chất hữu cơ khó phân hủy - POPs trong một vài thập kỷ gần đây. Bắt đầu từ năm 1980 đã có các hội nghị thường niên với tên gọi Dioxin kèm theo tên năm (VD như Dioxin2006, Dioxin2007,...). Điều này chứng tỏ mối quan tâm của các nhà khoa học cũng như chính quyền và các cơ quan chức năng đến các ảnh hưởng lâu dài về môi trường, sức khỏe con người, cũng như các giải pháp cho các vấn đề đó do các hợp chất Dioxins gây ra.

Trong các hội nghị Quốc tế thì vấn đề ô nhiễm Dioxins ở Việt Nam thường

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN độc học môi TRƯỜNG câu chuyện của times beach về ô nhiễm dioxin (Trang 29 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w