QUAN ĐIỂM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu Kinh tế nông nghiệp (Trang 29 - 34)

- Mục đích chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp mà đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 đã đề ra đến năm 2005 cơ cấu của ngành là: tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm xuống còn 75 -76%, tỷ trọng của ngành lâm nghiệp và thuỷ sản tăng lên tương ứng là 5 -6% và 19 -20%.

- Để đạt được mục tiêu trên cần chú ý những quan điểm sau:

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp phải gắn với tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của toàn nền kinh tế và tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế.

+ Chuyển dịch cơ cấu phải gắn với hiệu quả và lợi ích của toàn ngành kinh tế quốc tế.

+ Chuyển dịch cơ cấu phải được tiến hành từng bước, với sự nỗ lực của toàn ngành và sự phối hợp đồng bộ của các ngành khác, các cấp và toàn thể nông dân.

+ Chuyển dịch cơ cấu phải gắn với chuyển dịch cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần.

II. Mục tiêu cụ thể:

- Để đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến năm 2005 có hiệu quả thì phải có kế hoạch cụ thể từng ngành, từng bộ phận.

- Tốc độ tăng giá trị sản lượng trung bình ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản thời kỳ 1996 -2002 là: 6,1%/ năm, tổng giá trị sản xuất năm 2002 đạt 154,4 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng so với năm 2002 là 5,4%.

- Dự kiến thời kỳ 2004 - 2005 tốc độ tăng là: 6%.

- Trong sản xuất nông nghiệp: tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất bình quân toàn ngành thời kỳ 1996 - 2002 là: 5,4%/năm, năm 2002 tổng giá trị sản lượng đạt 121 nghìn tỷ đồng. Dự kiến tốc độ tăng thời kỳ 2004 -2005 là: 5%/năm.

- Sản xuất lâm nghiệp còn rất chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản, tốc độ tăng trung bình tổng giá trị sản xuất của ngành thời kỳ 1996 - 2002 là: 2%/năm, tổng giá trị sản xuất năm 2002 đạt 6 nghìn tỷ đồng. Dự kiến tốc độ tăng trung bình thời kỳ 2004 -2005 là: 2%/năm.

- Ngành thuỷ sản: Thuỷ sản là một ngành sản xuất mũi nhọn của Việt Nam, là ngành có tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất thời kỳ 1996 - 2002 là: 11,23%/năm, tổng giá trị sản xuất năm 2002 đạt 27,4 nghìn tỷ đồng.

- Khó khăn lớn nhất của ngành là thị trường đầu ra, năm 2003 gặp rất nhiều khó khăn trong xuất khẩu.

III. Giải pháp:

- Tăng cường chủ động phòng chống thiên tai, lũ lụt, hạn hán, đặc biệt càn phải tăng khả năng dự báo thời tiết lên trước một tháng hoặc quý hoặc năm để nhân dân có thể chủ động phòng chống.

- Đẩy mạnh công tác trồng rừng và bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.

- Tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng nhất là vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa vùng núi cao, trước mắt là đầu tư đường giao thông, công trình thuỷ lợi, điện, giáo dục…

- Nhà nước phải có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm để tránh tình trạng tư thương ép giá như hiện nay, đối với thị trường xuất khẩu cần phải tăng cường vai trò các tổ chức, mở rộng thị trường ra nhiều nước nhiều khu vực.

Qua nghiên cứu lý luận và phát triển thực tế về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ trước những năm 1986 đến nay, bài viết đã đưa ra một số giải pháp cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới. Những giải pháp này có thể đã được đề cập tới ở nhiều nguồn, số khác chưa thực tế hoặc chưa thể hiện được trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, song các giải pháp này đưa ra đã phản ánh thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu.

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức được đào tạo của em còn hạn chế cho nên bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong muốn khắc phục được những hạn chế và khiếm khuyết này trong thời gian tới.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành bài viết này!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình của Khoa kế hoạch và phát triển - Trường ĐHKT QD. NXB thống kê 2000.

2. Tạp chí

- Phát triển kinh tế - Kinh tế phát triển - Nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu kinh tế - Kinh tế và dự báo - Hoạt động khoa học

- Thông tin khoa học xã hội

MỤC LỤC MỞ ĐẦU

PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGIỆP

I. Vai trò, vị trí, đặc điểm của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 2. Vai trò, vị trí của sản xuất nông nghiệp

II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với phát triển nông nghiệp -Nông thôn

1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân

2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.

4. Sự cần thiết phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TỪ TRƯỚC NĂM 1985-1988 TỚI NAY.

I. Giai đoạn từ trước năm 1989 đến năm 1988

II. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1994

1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

a. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

b. Đánh giá chung về những hạn chế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2. Một số tác động của việc đô mới chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp

III. Giai đoạn 1995-1999

1. Những đánh giá tình hình và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1995-1999.

2. Đánh giá chung về những hạn chế mà quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn 1995-1999

PHẦN III. GIẢI PHÁT CHO XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005

I. Những vấn đề đặt ra và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

1. Những vấn đề cần tiếp tục giải quyết trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2001-2005 II. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2001-2005

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu Kinh tế nông nghiệp (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w