doanh của công ty
Bảng 3.5: Giải pháp về công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Khó khăn Giải pháp
- Không sử dụng TK 521, 531, 532 - Thêm tài khoản 521, 531,532 - Thanh toán tiền hàng còn chậm,
vốn bị chiếm dụng tương đối lớn.
- Đẩy nhanh quá trình thanh toán tiền hàng.
- Các chính sách đẩy mạnh tiêu thụ chưa mang lại hiệu quả.
- Cần có chính sách tiền lương, các chế độ đãi ngộ hợp lý cho nhân viên thị trường.
- Xây dựng và phát triển thêm các đại lý, chi nhánh, các hệ thống bán lẻ. - Đầu tư hoạt động quảng cáo, khuyến mãi và xây dựng hệ thống Webside.
Thứ nhất: Công ty cần thêm TK 521, 531, 532 nhằm theo dõi tình hình chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán một cách chính xác. Đồng thời công ty cũng cần có chính sách chiết khấu cho từng nhóm khách hàng, cho từng mặt hàng giúp cho việc quản lý lượng hàng này một cách chính xác.
Thứ hai: Đẩy nhanh quá trình thanh toán tiền hàng như giảm giá cho khách hàng thanh toán trước hạn theo giá trị lô hàng. Đối với khách hàng vi phạm thời hạn thanh toán tùy trường hợp mà công ty có biện pháp cụ thể. Tuy nhiên, các biện pháp phải đảm bảo nguyên tắc không vi phạm lợi ích của công ty, không mất bạn hàng, đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh hiện nay thì việc giữ bạn hàng là vô cùng quan trọng.
Thứ ba: Công ty cần có những chính sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ hợp lý cho nhân viên thị trường, tạo môi trường làm việc thoải mái để họ phát huy hết năng lực. Áp lực về sản lượng đang là áp lực rất lớn đối với nhóm nhân viên thị trường, đặc biệt là những nhân viên mới tham gia thị trường.
Thứ tư: Công ty cần xây dựng phát triển thêm các đại lý, các hệ thống bán lẻ cho sản phẩm lưới thép và vật tư phụ tùng. Có như vậy mới mở rộng được thị trường, xây dựng thương hiệu và uy tín của công ty hơn nữa.
Thứ năm: Đầu tư hoạt động quảng cáo, khuyến mãi và xây dựng hệ thống Webside đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Thông qua trang Web người tiêu dùng biết đến sản phẩm công ty cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong đặt hàng, thanh toán cho khách hàng.
3.3.3.2 Nhóm giải pháp về chi phí
Bảng 3.6: Nhóm giải pháp về chi phí
Khó khăn Giải pháp
- Chưa có chính sách cụ thể về phân bổ chi phí từng kênh, thị trường.
- Phân bổ chi phí hợp lý cho từng kênh, từng vùng thị trường.
- Chưa khai thác nhu cầu người tiêu dùng một cách triệt để.
- Công ty tiếp tục đầu tư kinh phí để khai thác triệt để tiềm năng về nhu cầu tiêu dùng.
Thứ nhất: Phân bổ chi phí hợp lý cho từng kênh, từng vùng thị trường: công ty có bốn kênh tiêu thụ nhưng cần xác định rõ kênh tiêu thụ chủ yếu để từ đó đầu phát triển kênh này. Hàng năm, quy định mức chi phí thực hiện các hoạt động hỗ trợ bán hàng, chủ yếu giành cho quảng cáo, hội thảo, tiếp thị.
Thứ hai: Công ty tiếp tục đầu tư kinh phí để khai thác triệt để tiềm năng về nhu cầu tiêu dùng bia trên các thị trường này. Đưa ra nhiều quy định để quán triệt việc sử dụng chi phí, sử dụng chi phí có hiệu quả hơn thông qua những quy định về chi phí cho một cuộc hội thảo, chi phí hỗ trợ, quảng cáo/lần.…và có kèm theo các chứng từ có liên quan trong thanh toán.
Giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng nhưng giá bán không tăng hoặc tăng không đáng kể do người tiêu dùng trong nước chưa quen với sự biến động giá cả như các nước phát triển. Đặc biệt ta có thể thấy rõ sự biến động giá trong quý IV năm 2010, đây được coi là năm giá nguyên vật liệu đầu vào có nhiều biến động nhất. Các khoản thu nhập của doanh nghiệp không bù đắp nổi các khoản chi phí. Vì vậy, công ty cẩn phải có sự chuẩn bị chu đáo trong việc ký kết mua bán nguyên liệu, tìm hiểu diễn biến của thị trường trong và ngoài nước. Cần tìm nhà cung ứng nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng.
Bảng 3.7: Nhóm giải pháp trong sản xuất
Khó khăn Giải pháp
- Giá nguyên liệu cao, nhà cung ứng chưa ổn định.
- Tìm nhà cung ứng ổn định, đảm bảo chất lượng.
- Tận dụng phế phẩm trong sản xuất.
Giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng nhưng giá bán không tăng hoặc tăng không đáng kể do các đơn đặt hàng đã được ký kết từ trước đây cũng là một trong những bất lợi cho công ty khi phương thức tiêu thụ theo đơn đặt hàng chiếm tới 70 – 80%. Vì vậy, công ty cẩn phải có sự chuẩn bị chu đáo, tìm hiểu diễn biến của thị trường trong và ngoài nước. Cần tìm nhà cung ứng nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng.
Trong quá trình sản xuất tăng cường đổi mới trang thiết bị nhằm nâng công suất, tiết kiệm chi phí, những máy móc không dùng thì thanh lý. Những phế phẩm trong quá trình sản xuất cần được thanh lý tránh tình trạng bỏ phí mà lại tiết kiệm được chi phí cho việc xử lý rác thải, và giảm giá thành trong sản xuất.
PHẦN IV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ