Tuy tăng nhanh về số lượng nhưng quy mô về vốn của các DNVVN gần đây lại rất thấp, mới ở mức trung bình khoảng 2 tỷ đồng / 1 doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát điều tra hơn 63.000 DN ở 30 tỉnh thành phía bắc do Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ kế hoạch đầu tư) công bố cho thấy 50% trong số đó có số vốn duới 1 tỷ đồng, 70% có số vốn dưới 2 tỷ đồng và 90% có số vốn dưới 5 tỷ đồng.
Xét theo tiêu chí vốn, khu vực DN ngoài quốc doanh thì có tới 99,19% doanh nghiệp tư nhân là DNVVN, 95,79% hợp tác xã, 89,93% công ty TNHH và trong số đó công ty CP là 74,54%.
Nếu xét tiêu chí về lao động, các số liệu thống kê cho thấy trong tổng số 265.124 DNVVN năm 2007 có 9 014 234 lao động, bình quân là 34 lao động 1 doanh nghiệp. Do đó quy mô của các DNVVN Việt Nam quá nhỏ so với các doanh nghiệp thông thường của các nước phát triển và các nước có nền kinh tế mới nổi, đặc điểm này bất lợi khi Việt Nam là thành viên WTO. 14
13
Bảng 2.2 Cơ cấu vốn sản xuất bình quân hàng năm của khu vực tư nhân so với các loại hình khác (đơn vị tính %) Chỉ tiêu 2001 2004 2005 2006 Tổng số 100 100 100 100 DNNN TW 57.3 49.3 47.8 46.2 DNNN Địa phương 8.6 8.1 7.1 6.1 Doanh nghiệp tập thể 0.7 0.6 0.6 0.6 Tư nhân 1.8 2.2 2.6 2.7 Khu vực không chính thức 9.5 18.7 21.8 24.7 DN 100% vốn nước ngoài 9 11.1 11.4 11.8 DN Liên doanh 13.1 10 8.7 7.9
Nguồn: Niên giám thống kê 2007- Tổng cục thống kê.
Ta thấy xu thế về cơ cấu vốn của khu vực nhà nước giảm, cơ cấu vốn của khu vực tư nhân tăng lên. Điều đó phản ánh đúng xu thế phát triển nhưng tỷ lệ chưa tương xứng. Tỷ lệ vốn của DNTN tăng chậm, trong khi đó khu vực không chính thức tăng nhanh, điều này làm cho nền kinh tế khó kiểm soát và hiệu quả kinh tế không cao. Cần nỗ lực hơn nữa để đưa khu vực không chính thức trở thành các loại hình doanh nghiệp.