III. Khảo sát hiện trạng
5. Lựa chọn mô hình mạng
Do mô hình mạng được phân tích như trên, hệ thống mạng gồm 1 Server và 32 máy Client nên ở đây chúng ta sử dụng mô hình xử lý mạng tập trung với kiến trúc mạng Bus. Ngoài ra yêu cầu của hệ thống mạng là sử dụng BootRom.
Ưu điểm:
Dữ liệu được bảo mật an toàn, dễ backup và diệt virus. Chi phí cho các thiết bị thấp.
Dùng ít cáp (303 m), dễ lắp đặt.
Khi mở rộng mạng tương đối đơn giản, nếu khoảng cách xa thì có thể dùng Repeater để khuếch đại tín hiệu.
Việc quản trị dễ dàng (do mạng thiết kế theo mô hình xử lý tập trung).
Sử dụng Switch (không sử dụng hub) vì Switch có khả năng mở rộng mạng tối ưu hơn Hub ,tốc độ truyền dữ liệu nhanh…Ngoài ra Switch còn hỗ trợ Trunking,VLAN…
Dùng cáp STP không dùng UTP vì STP chống nhiễu, tốc độ truyền tín hiệu nhanh, không bị nghe trộm.
Tiết kiệm chi phí do ta sử dụng hệ thống mạng Bootrom.
Không sợ xảy ra trục trặc về hệ điều hành.
Khuyết điểm:
Cấu hình máy Server phải mạnh (có thể là máy server chuyên dụng).
Khó khăn trong việc cài đặt thêm các phần mềm cho client .
Máy server phải cài nhiều dịch vụ cung cấp cho các máy client.
Card mạng phải bắt buộc hỗ trợ BootRom theo chuẩn PXE với version 0.99 trở lên.
Phụ thuộc nhiều vào Server.
Mọi sự thay đổi trên ổ cứng ảo của Client đều không có giá trị.
Ram của hệ thống sẽ bị giảm do được sử dụng làm cache.
Khó đáp ứng được yêu cầu của nhiều ứng dụng khác nhau.
Tốc độ truy xuất không nhanh.
Khi đoạn cáp hay các đầu nối bị hở ra thì sẽ có hai đầu cáp không nối được với terminator nên tín hiệu sẽ bị dội ngược và làm toàn bộ hệ thống mạng phải ngưng hoạt động. Những lỗi như thế sẽ rất khó phát hiện ra là hỏng ở chỗ nào nên công tác quản trị rất khó khi mạng lớn.