NƯỚC MẶT TỈNH ĐỒNG NAI
5.1 Các giải pháp thích ứng về quản lý
Lưu vực sông Đồng Nai có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của khu vực Đông Nam Bộ mà còn cho cả vùng Nam Tây Nguyên (Đắc Nông, Lâm Đồng), cực Nam Trung bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) và ĐBSCL (Long An). Trong đó, sông Đồng Nai có vị trí vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Tp. Biên Hòa. Phát triển, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên lưu vực sông là bài toán kết hợp tổng hoà các mối quan hệ, vừa đảm bảo cho phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao, vừa bảo vệ ngày càng tốt hơn môi trường sinh thái. Chính vì thế, nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai luôn đặt ra những vấn đề quan trọng cần được giải quyết, cần được xem xét không chỉ ở góc độ từng vấn đề, từng khu vực, mà cả tổng thể nhiều vấn đề và toàn lưu vực. Những vấn đề quan trọng nhất trong quản lý tài nguyên nước hiện nay trên lưu vực sông Đồng Nai và phụ cận được khát quát trên hình 48.
# # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # Tr i An Res er. Th ac Mo Re ser . Ph uo c H oa Res er . Don g N ai 8 Re ser . So ng L uy R ese r. Can Do n Re se r.
Dai N inh Res er .
Ham Thu an Re ser . Pu M ien g R ese r. Don g N ai 4 Re ser . Don g N ai 3 Re ser . Da D en Res er . Don g Xo ai R ese r. Ta n M y R ese r. Da Va ng Re ser . So ng Din h 3 Re ser . Ca G iay Res er . So ng Ra y Re ser . La Buo ng Res er .
Don Du ong Re ser .
Da Te 'h Re ser . Da M i R ese r. So ng Q uao Re ser . Su oi Vang Re se r. Da T o n Re se r. Ta n G ian g R ese r. So ng Sat Re ser . Ka L a R ese r. Can No m R ese r. Ka Be t Re ser . Su oi Ca Rese r. Ba Ba u Re se r. Bie n La c La ke Su oi Cam Re se r.
Lon g Song Re ser .
So ng Pha n Res er. Tr a T a n Re se r. Gia Ui Re ser . Tu yen La m Res er . Su oi Gia i Res er . Da Ba ng Re ser . Ta m Bo Re se r. Ba T o Rese r. Lan h Ra R ese r. Du C on g Ho i Re ser . Ta n R ai Re se r. Su oi Gia u Re se r. So ng Mon g R ese r. Nui L e Rese r. So ng M ay Rese r. Da Ba c R ese r.
Bin h Cha u R ese r.
Su oi Da Rese r.
Pr o Res er . An Kh uon g Res er.
Nui D at Rese r.
Ba u Tr an g la ke Loc Qu an g R ese r.
Ta n la p Rese r. So ng Von g Res er.
BA RIA DA TEH CU CHI DA LA T LAM HA HAM TAN DI LINH BAO LAM BAO LOC DA HOAI TAN PHU GIA RAI BU DANG BEN CAT DUC HOA CAN GIO HOC MON DAK'LAK BIEN HOA LONG DAT DUC LINH XUAN LOC CA T TIEN LOC NINH TAN BIE N TAY NINH PHUO C LY TAN UYEN VINH CUU THUAN A N BAC BI NH NI NH HAI NINH SON VUNG TAU DAK NONG CHAU DUC XUYEN MOC DI NH QUAN TA NH LINH BINH LONG DONG XOAI GO DAU HA TUY PHONG THAP CHAM LAC DUONG DON DUONG PHUO C BINH CHAU THANH TRANG BANG LONG THANH THONG NHAT PHAN THIET NI NH PHUOC LIEN KHUONG HA M THUAN NAM HAM THUAN BA C DUONG MINH CHAU
HO CHI MI NH CITY
Hình 48. Các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước trên lưu vực sông Đồng Nai và phụ cận [9]
1.Quản lý rừng đầu nguồn 1.Quản lý rừng đầu nguồn 15.Chuyển nước lưu vực 15.Chuyển nước lưu vực 2.Phát triển thủy điện 2.Phát triển thủy điện 5.Tưới cho nông nghiệp 5.Tưới cho nông nghiệp 6.Cấp nước dân sinh-công nghiệp 6.Cấp nước dân sinh-công nghiệp 8.Ảnh hưởng lũ từ ĐBSCL 8.Ảnh hưởng lũ từ ĐBSCL 14.Sa mạc hoá các vùng ven biển 14.Sa mạc hoá các vùng ven biển 12.Tác động từ hoạt động trên biển 12.Tác động từ hoạt động trên biển
13.Khai thác nước ngầm 13.Khai thác nước ngầm 7.Ô nhiễm nguồn nuuớc 7.Ô nhiễm nguồn nuuớc 9.Ngập úng đô thị 9.Ngập úng
đô thị 10.Xói lở và mất ổn định lòng sông 10.Xói lở và mất ổn định lòng sông
11.Nuôi trồng thuỷ sản & bảo vệ rừng ngập mặn 11.Nuôi trồng thuỷ sản & bảo vệ rừng ngập mặn 3.Lũ và ngập lụt 3.Lũ và ngập lụt 4.Sự cạn kiệt nguồn nước 4.Sự cạn kiệt nguồn nước
- Lập quy hoạch phát triển bền vững tài nguyên nước trên cơ sở gắn kết với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về điều tra, khảo sát, quan trắc và đánh giá tài nguyên nước và năng lực thích ứng với BĐKH.
- Nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực tài nguyên nước, bao gồm tăng cường đầu tư tài chính, trang thiết bị và nhân lực.
- Áp dụng thí điểm công nghệ tiên tiến về cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn, đặc biệt là phương pháp cảnh báo, dự báo mưa, bão, khô hạn…. Nghiên cứu và áp dụng phương pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả của các thiên tai do nước gây ra trong điều kiện BĐKH.
- Mở rộng diện tích các hồ chứa, nâng cấp các công trình kênh mương điều tiết và hệ thống cấp - thoát nước đô thị;
- Sử dụng nguồn nước khoa học và tiết kiệm trong sản xuất và đời sống;
- Tăng cường biện pháp quản lý tại những vùng có nguy cơ ngập lụt;
- Xây dựng chương trình quy hoạch và quản lý nhằm bảo vệ nguồn nước mặt;
- Điều chỉnh quy hoạch đất đai hợp lý để trồng rừng, tích nước mưa, giữ ẩm và giảm cường độ bốc hơi nước.
5.2 Giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng thích ứng đối với biến đổi khí hậu của tài nguyên nước. của tài nguyên nước.
- Theo tài liệu tác động của BĐKH đến tài nguyên nước Việt Nam (2011), các giải pháp sau có thể áp dụng cho tỉnh Đồng Nai nói chung và Tp. Biên Hòa nói riêng bao gồm:
- Củng cố, nâng cấp và hoàn thiện các hệ thống công trình khai thác, sử dụng các nguồn nước (đập dâng, hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện) hệ thống kênh mương tưới tiêu, các công trình khai thác nước ngầm (giếng đào, giếng khoan, lỗ khoan, bể chứa và hệ thống dẫn nước) trong điều kiện biến đổi khí hậu nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên nước của các công trình và bảo đảm vận hành an toàn.
- Xem xét, điều chỉnh và xây dựng bổ sung các công trình thủy lợi, thủy điện (hồ chứa, đập dâng) để tăng cường điều tiết dòng chảy nhằm phòng chống ngập lụt, cấp nước và duy trì môi trường sinh thái cho hạ du và khai thác tài nguyên thủy điện trong điều kiện BĐKH và nước biển dâng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh trong các giai đoạn tương lai. Tùy theo đặc điểm tài nguyên nước, mức độ tác động của BĐKH đến tài nguyên nước và kinh tế xã hội trong từng khu vực mà lựa chọn ưu tiên các loại công
trình như cấp nước và ngăn mặn, chống ngập…. Chú trọng phát triển các công trình khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, các công trình chứa nước, ngăn mặn giữ ngọt.
- Củng cố, nâng cấp hệ thống bờ bao, đê sông, bờ bao chống lũ và ngăn mặn hiện có và xây dựng các tuyến đê mới nhằm phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do giông bão và nước biển dâng, xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu. Xây dựng các cụm dân cư, nhà ở có thể ứng phó, thích nghi với bão, lũ, nước biển dâng.
- Nâng cao mức bảo đảm an toàn công trình và tăng khả năng trữ nước của các hồ chứa hiện có: xem xét lại quy phạm tính toán các chỉ tiêu thiết kế công trình có tính tới điều kiện biến đổi khí hậu có ảnh hưởng tới tần suất thiết kế.
- Nâng cấp và mở rộng các công trình tiêu úng nhằm đảm bảo tiêu thoát úng, ngập do mưa lớn trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Hoàn chỉnh, nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống quan trắc, cảnh báo, dự báo lũ lụt, có xét đến những diễn biến của biến đổi khí hậu. Với độ tin cậy cao và kéo dài thời gian cảnh báo, dự báo nhằm chủ động và ứng phó có hiệu quả với thiên tai về nước.
- Phân vùng nguy cơ ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và nước biển dâng trên các lưu vực sông/các vùng. Chú trọng những lưu vực, những vùng có nguy cơ thiên tai cao trong điều kiện BĐKH sẽ có nguy cơ tăng cao về tần suất và cường độ.
5.3 Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc sử dụng hợp lý và cải thiện chất lượng nguồn nước chất lượng nguồn nước
Một số giải pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả thích ứng với BĐKH đối với lĩnh vực nâng cao nhận thức cộng đồng:
- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục môi trường.
- Giảng dạy ngoại khóa về BĐKH, những tác động có hại và các giải pháp thích ứng trong các trường phổ thông trong hệ thống giáo dục trong tỉnh.
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về BĐKH, các giải pháp chiến lược ứng phó với với BĐKH.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch liên tịch với các ngành Giáo dục, Y tế, Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng để phối hợp ký kết liên tịch triển khai chương trình hành động về BĐKH. Tổ chức các cuộc hội thi, hội diễn, các cuộc thi sáng tác ca khúc về môi trường, sáng tác kịch bản, in ấn tài liệu, tờ rơi, phát thanh xe loa, hỗ trợ công tác phí cho cán bộ các cấp tổ chức các cuộc vận động, tuyên truyền nâng cao kiến thức cộng đồng và các biện pháp thích ứng và giảm thiểu BĐKH.
- Khuyến khích và hỗ trợ các sáng kiến quản lý tài nguyên nước có sự tham gia của cộng đồng.
- Cần đa dạng hóa các nguồn đóng góp cho quản lý tài nguyên nước từ cộng đồng.
- Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về hiện trạng nguồn tài nguyên nước, về tỷ lệ nước ngọt có thể sử dụng được và ý nghĩa của việc sử dụng nước tiết kiệm.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách nhiệm của toàn dân trong việc bảo vệ môi trường và đặc biệt là bảo vệ nguồn nước; phổ biến, quán triệt rộng rãi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực tài nguyên nước; xây dựng chương trình truyền thông môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương; đưa các nội dung bảo vệ nguồn tài nguyên nước vào hệ thống giáo dục quốc dân; chú trọng giáo dục truyền thống yêu thiên nhiên, nếp sống gần gũi, gắn bó với môi trường; tăng cường công tác tuyên truyền đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh để giúp các cơ sở này nhận thức rõ trách nhiệm và tự giác thực hiện sử dụng tiết kiệm và bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá nhưng không vô tận là nước.