Trật tự phân hạng

Một phần của tài liệu Quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)

4. Kết quả hồi quy

4.1.1. Trật tự phân hạng

Trong mô hình trật tự phân hạng, việc tài trợ bằng nguồn từ bên ngoài nhằm đáp lại sự thay đổi trong nhu cầu đầu tư, chia cổ tức hay thu nhập sẽ ưu tiên sử dụng nợ hơn.

Bằng các phép hồi quy của mình với 94 doanh nghiệp được sử dụng trong hai mẫu, tôi nhận ra rằng, với các doanh nghiệp ở mẫu 1 và doanh nghiệp có số vốn nhỏ hơn 500 tỷ ở mẫu 2 đều có giá trị tuyệt đối của hệ số góc trung bình ở các biến Dt và PosYt ở phép hồi quy dSt lớn hơn so với hồi quy dLt và ngược lại đối với biến dAt. Điều này cho thấy rằng, không có sự chia tách hay ưu tiên rõ rệt nào của doanh nghiệp đối với việc sử dụng các nguồn tài trợ bên ngoài, và kết quả cho ở bảng tổng hợp đối với các doanh nghiệp ở cả hai mẫu một lần nữa xác định lại nhận định này. Theo đó, các hệ số góc ở các bảng lần lượt là:

Bảng 3: Tổng hợp các hệ số hồi quy trong phương trình (11).

Mẫu 1 >500 <500 Hệ số dAt Dt PosYt dAt Dt PosYt dSt 0.2460 3.3005 -0.5547 0.1634 2.5110 -0.8309 dLt 0.7543 -2.3384 -0.4566 0.8377 -1.5572 -0.1684 Mẫu 2 dSt 0.3086 0.3972 -0.9249 0.1809 2.1018 -0.7800 dLt 0.6916 0.5153 -0.0738 0.7712 -1.3946 -0.1842 Tổng hợp dSt 0.2773 1.8489 -0.7398 0.1721 2.3064 -0.8054 dLt 0.7229 -0.9115 -0.2652 0.8044 -1.4759 -0.1763

Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả hồi quy.

Tuy nhiên, đối với các biến như NoDt và NegYt lại cho những kết quả thú vị. Điểm thú vị ở đây xuất phát từ việc hệ số hồi quy của các biến trên đem lại những kết quả khác nhau đối với các mẫu và cả ở trong phần tổng hợp. Đối với Mẫu 1, các doanh nghiệp (bao gồm cả >500 và <500) không chia cổ tức có xu hướng phát hành vốn cổ phần nhiều hơn vay nợ, chúng ta có thể thấy các biến số lần lượt là: các doanh nghiệp có vốn lớn hơn 500 tỷ, 0.081 đối với hồi quy dSt và -0.083 đối với hồi quy dLt, doanh nghiệp có vốn nhỏ hơn 500 tỷ, 0.0136 đối với hồi quy dSt và -0.0138 đối với hồi quy dLt. Nhưng, đối với Mẫu 2, kết quả lại ngược lại hoàn toàn, với các hệ số lần lượt là: -0.0290

(dSt,>500), 0.0283 (dLt, >500) và -0.0149 (dSt, <500), 0.0140 (dLt, <500). Như vậy theo phép hồi quy trên, các doanh nghiệp, không chia cổ tức trong năm tài khóa t, được tính toán và hồi quy theo ngành (Mẫu 1) có xu hướng sử dụng vốn cổ phần hơn nợ vay và ngược lại đối với các doanh nghiệp được tính toán và hồi quy một cách độc lập với nhau. Đối với biến NegYt, đa số các kết quả đều thể hiện rằng doanh nghiệp có thu nhập âm khuynh hướng sử dụng nợ vay hơn là phát hành vốn cổ phần, ngoại trừ các doanh nghiệp có vốn trên 500 tỷ.

Một phần của tài liệu Quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)