0
Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Sự khác biệt giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh

Một phần của tài liệu SỰ KHÁC BIỆT VỀ GIỚI TRONG VIỆC TIẾP CẬN CÁC PHƯƠNG THỨC KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN TỘC RAGLAI HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 27 -27 )

của ngời dân tộc Raglai,xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.

3.1. Các phương thức khám chữa bệnh của nam giới và nữ giới Raglai:

Vấn đề về sức khỏe thì khám chữa bệnh sẽ là nhu cầu tất yếu của con người. Tùy thuộc vào tính chất của loại bệnh mà nhu cầu đi khám chữa bệnh của người dân nhiều hay ít. Tuy nhiên, đối với người Raglai, trong những ứng xử với bệnh tật, với sức khỏe bản thân và gia đình còn bao gồm cả những kiến thức dân gian, truyền thống. Chúng ta không thể phủ nhận tính hiệu quả của một số phương thức chữa bệnh truyền thống theo kinh nghiệm dân gian. Từ đó, một thực trạng chung từ tình hình khám chữa bệnh của người dân tộc thiểu số Raglai là vẫn còn dùng hình thức mời thầy cúng về chữa bệnh, mặc dù hình thức này hiện nay được thay dần bằng các biện pháp tây y.

Biểu đồ 3: Nam giới và nữ giới Raglai chọn phương thức khám chữa bệnh.

Nguồn: “Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH”, năm 2012.

Xét về góc độ giới cho thấy việc chọn phương thức khám chữa bệnh của nam và nữ Raglai cũng có phần khác biệt, nhìn vào biểu đồ cũng thấy rõ được đa phần nam giới và nữa giới Raglai chọn phương thức khám chữa bằng tây y cao hơn nhiều những phương thức khác, với bằng chứng là họ đã đến trạm y tế để chữa bằng tây y, với 89,9% /69 NTL là nam chọn phương thức này. Cùng lựa chọn phương thức khám chữa là tây y, với lượng NTL cao hơn nam nhưng tỉ lệ chiếm 85% /113 NTL. Không chỉ có sự khác biệt giữa nam và nữ khi chọn phương thức khám chữa là tây y mà còn có khác

biệt ở một vài cách lựa chọn khác, như chọn các phương thức cổ truyền ( y học truyền thống) là tự chữa bằng thuốc nam và mời thầy cúng, ra hiệu thuốc, đối với nữ giới thì ngoài sự lựa chọn khám bằng tây y ( ra trạm xá) chiếm tỉ lệ khá cao (thấp hơn so với nam là 4,9% ) thì việc ra hỏi tiệm thuốc ( tiệm thuốc tây) về bệnh tật để mua thuốc chiếm 12,40% so với nam giới thì con số này chênh lệch hơn ( nam giới với lựa chọn hình thức ra tiệm thuốc là 4,3%). Lựa chọn chữa bệnh bằng thuốc nam đối với nữ cao hơn nam giới ( nữ có tỉ lệ 1,8% trong khi nam là 1,4%) nhưng sự chênh lệch này được cho là tương đồng vì có sự giới hạn về mẫu nghiên cứu nếu xét về góc độ mẫu nam và nữ. Họ chọn thuốc nam vì nó làm cho người ta có cảm giác là mau hết bệnh hơn : “

mình có cảm giác là uống nó mau bớt hơn vậy thôi, còn không bớt mới chạy lên trạm xin thuốc.” ( nguồn PVS, mã PVS- 010).

Ngoài ra còn một hình thức mà cần quan tâm là lựa chọn mời thầy cúng để tham gia vào việc khám chữa bệnh, với 2,9% hầu như chỉ có nam giới là chọn hình thức này. Nếu như trước kia khi người dân còn sống trên núi, nhận thức chưa khá hơn bây giờ thì việc mời thầy cúng cho các việc cúng bái trong gia đình có cả chữa bệnh là chủ yếu: “hồi trước người dân tộc Raglai mình mỗi lúc bị bệnh đều mời thầy cúng về, bữa nay không có còn( nguồn phỏng vấn sâu hộ đơn thân, mã PVS- 008). Ngày nay hình thức này đã dần dần được thay thế bằng những biện pháp hiện đại hơn ( tây y), nhưng không loại hẳn, ít nhất quan niệm mời thầy cúng vẫn còn đọng lại trong tìm thức của người dân tộc Raglai, khi hỏi có bệnh lên trạm xá hay mời thầy cúng thì vẫn có người mời thầy cúng: “Còn mấy xóm kia người ta có chứ, nhiều khi người ta cũng kêu thầy cúng » ( nguồn phỏng vấn sâu hộ đơn thân, mã PVS- 011). Và lí do lí giải cho việc mời thầy cúng được cho là : « nhiều khi đi trạm xá không hết, đi bệnh viện không hết bệnh thì về nhà thì kêu thầy cúng, người ta nói hết hết, mình cũng chẳng biết là sao nữa, hết cũng hết thì người ta mới kêu còn không hết sao người ta kêu, cũng như bệnh mắc chuyện mắc đồ đó đi bệnh viện không hết rồi người ta mới kêu thầy cúng, như mắc chuyện gì đó người ta kêu thầy cúng , cúng gỡ ra đó » ( nguồn phỏng vấn sâu hộ đơn thân, mã PVS- 011).

Tiểu kết : Nhìn về góc độ giới thì khi tiếp cận với các phương thức khám chữa bệnh nam hầu như thiêng về tây y, trong khi nữ lại chọn nhiều hình thức khám bệnh hơn chỉ có hình thức chữa bệnh bằng việc mời thầy cúng là nam cao hơn. Các hình thức nữ khác đã lựa chọn ngoaị trừ tây y thì được rải đều, thập chí là không có. Có sự khác biệt rõ ràng là phần nào nam giới vẫn còn tin vào thầy cúng, tin vào thế giới siêu nhiên thần linh ma quỷ thong qua việc mời thầy cúng khi chữa bệnh.

Như vậy hình thức mời thầy cúng vẫn còn giữ lại ở trong cộng đồng người dân tộc Raglai, đây phải chăng là nét văn hóa của dân tộc này ? Bởi lẽ qua từng năm tháng, được tiếp cận với những hình thức khám chữa hiện đại hơn mà người Raglai vẫn còn chọn hình thức mời thầy cúng ngoài những hình thức khám bằng tây y, y học cổ truyền.

Bảng 5: Tương quan giữa lí do mời thầy cúng với nam nữ.

Nguồn: “Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH- HĐH năm 2012”.

Việc mời thầy cúng ở các dân tộc thiểu số trước kia đên nay vẫn còn tồn tại mặc dù đã dần loại bỏ hình thức này, nhưng trong tâm trí họ vẫn tin rằng thầy cúng là người linh

Nam Nữ Tổng

Mời thầy cúng vào việc cưới xin

n 7 10 17

% 17.1 13.5 14.8

Mời thầy cúng vào dịp tang ma

n 17 26 43

% 41.5 35.1 37.4

Mời thầy cúng vào dịp làm nhà

n 5 10 15

% 12.2 13.5 13.0

Mời thầy cúng vào dịp phụ nữ sinh nở

n 3 3 6

% 7.3 4.1 5.2

Mời thầy cúng vào dịp có người ốm

n 25 48 73

% 61.0 64.9 63.5

Tổng n 41 74 115

thiêng có thể làm được rất nhiều việc mà người thường không làm được như: chữa bệnh, cầu mưa, cầu an... là người đứng ra cúng trong cá dịp lễ hội, tết, lễ cúng lúa mới,...của một làng, bản hay của một vùng. “Ngày xưa nếu bị bệnh, người Raglai thường mời Pơjau cúng. Pơjau thường chỉ ra những lí do mà người bị bệnh mắc phải là do người đó mắc lỗi với thần yàc như: chặt cây rừng thần (cõq glai yàc), phát rẫy gặp đất độc (ajah apuh oan), làm nhà trên nền đất độc (lot pơh oan) và đi tiểu gặp vùng đất có gò mối (nãu iah song iaq moa sidap). Để hết bệnh, thầy Pơjau yêu cầu người bệnh nên cúng gà hoặc heo cho thần yàc. Sau đó thầy Pơjau sẽ làm bùa phép và cho người bệnh ngậm ngải (gừng, nghệ) để lâu năm. Vài ngày sau nếu hết bệnh thì người bệnh phải trả lễ cúng bằng con heo hoặc gà cho thần linh. Nếu không hết bệnh thỉ khỏi phải trả lễ”.(nguồny tế và sức khoẻ cộng động của người raglai và người trinh ở Khánh Phú – Khánh Hòa dưới góc nhìn nhân học – blog nhân học y tế”)[8]

Khi khảo sát trong những nam, nữ có mời thầy cúng về làm lễ cúng bái trong gia đình vào những dịp nào? Thì kết quả thu lại có 47 người nam và 74 người nữ mời thầy về nhà cúng. Đối với nam mời thầy cúng vào những dịp nhà có người đau ốm là đa số chiếm 61%/ 47 NTL , con số này là không nhỏ, trong khi đó nữ chọn hình thức mời thầy cúng vào chữa trị cho việc đau ốm cũng không phải là con số nhỏ với tỉ lệ 64,9%/74 NTL cho câu hỏi trên. Nhưng xét về mức độ mời thầy cúng thì có sự khác biệt giữa 2 giới, chỉ mới lí do chữa bệnh trong gia đình thôi mà đã thấy được mức độ chênh lệch giữa nam giới và nữ giới, bởi lẽ tính theo phần trăm tỉ lệ thì cả 2 chọn hình thức này không mấy chênh lệch nhưng nhìn trên số NTL ở 2 giới thì nam giới cao hơn. Mặt khác, sự khác biệt khi chọn những lí do khác như : mời thầy cúng vào dịp tang ma nam giới chiểm 41,5%/47NTL, vào dịp cưới xin và làm nhà tương ứng với 17,1% - 12,2%, thấp nhất ở nam là việc mời thầy trong việc sinh đẻ với 7,3%. Đối với nữ khi nhà có tang ma họ vẫn mời thầy cúng là khá cao 35,1%, những lí do khác thì không cao lắm , đặc biệt khi sinh nở việc mời thầy cúng thì thấy hạn chế hơn 4,1%. Phụ nữ Raglai theo tìm hiểu thì họ tin vào việc cúng tế hơn, nhưng qua các dữ liệu trên 8] Blog nhân học y tế: “y tế và sức khỏe cộng đồng của người Raglai và người Trinh ở Khánh Phú –Khánh Hòa dưới góc nhìn nhân học của tác giả Sakaya và Shine.

thì ngược lại nam giới là người tin tưởng vào thầy hơn, đặc biệt là những khi nhà có người đau ốm, mà tang ma.

Tiểu kết: Như vậy đối với việc mời thầy cúng vào những dịp ốm đau, sinh nở, tang

ma của nam, nữ người Raglai thì họ còn hi vọng ở nơi thầy cúng. Nhưng sự tin tưởng đó lại có sự khác biệt ở người nam và người nữ, đa số người nam vẫn sùng bái thầy cúng hơn người nữ điều đó được chứng minh qua những số liệu lấy ở địa phương được xử lý ở bảng trên, dù rằng có được nhận thức khá hơn và tiếp cận các phương thức khám chữa tốt hơn nhưng người Raglai đặc biệt là nam giới vẫn còn có ý nghĩ tin vào bùa phép của thầy cúng đây có thể nói là một điều hơi nghịch lí khi nhiều người xác nhận là không còn thầy cúng nữa .Tuy nhiên hiện tượng cũng trừ bệnh tật, cúng lúc sinh nở vẫn còn, cho thấy rằng một phần nào đó cái phong tục tập quán của người Raglai vẫn tìm ẩn trong chính cộng đồng của họ dù các truyền thống, phong tục tập quán đã dần dần mất đi thay vào đó là một nền văn hóa hiện đại hơn, kinh hóa hơn nhiều so với trước kia. Làm cho các phương thức khám chữa bệnh của người Raglai cũng có phần đa dạng từ truyền thống đên hiện đại.

Bên cạnh lí do mời thầy thì những người không mời thầy cúng thì do đâu :

Bảng6: Tương quan giữa lí do không mời thầy cúng và giới tính.

Lí do không mời thầy

cúng Giới tính Tổng nam Nữ n % n % n % Đã có bệnh viện, trạm y tế. 45 65.2 60 53.1 105 57.7 Đã bỏ truyền thống mời thầy cúng 9 13.0 18 15.9 27 14.8

Chữa không khỏi thì mời thầy cúng

8 11.6 19 16.8 27 14.8

Không có tiền mời thầy

Mời thầy cúng xong mới đi bệnh viện

5 4.4 5 2.7

Khác 4 5.8 4 3.5 8 4.4

Tổng 69 100 113 100 182 100

Nguồn: “Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH, năm 2012”.

Khi người dân đã ý thức được hơn trong việc khám chữa bệnh, trạm y tế, bệnh viện dần thay thế hình thức chữa bệnh truyền thống, cúng kính. Dựa vào bảng tương quan vì sao không mời thầy cúng với biến giới tính ( nam, nữ), ý kiến của nam về lí do này có tới 65,2%/69NTL cho rằng đã có trạm y tế có thể khám chữa bệnh cho họ, mỗi khi có bệnh nam giới thường đưa người bệnh đến đến trạm y tế xã, bệnh viện để bác sĩ khám và điều trị theo phương pháp chữa bệnh bằng tây y: “bây giờ bệnh là chỉ có uống thuốc tiêm thuốc , tiêm thuốc thôi chứ không đi thầy cúng nữa” (nguồn trích từ thảo luận nhóm nam trung niên, mã TLN- 004). Và nam giới cho rằng đi khám bằng tây y sẽ mau khỏi bệnh . đối với nữ cũng không ngoại lệ, hiện nay nữ giới cũng chuyển dần từ khám chữa theo những phương thức cổ truyền (truyền thống) sang khám chữa bằng tây y điều đó thể hiện qua 53,1%/113 NTL , tỉ lệ này cho thấy hơn một nữa nữ giới đã ý thức được khám chữa bằng tây y sẽ là điều kiện tốt để họ mau chống bình phục sức khỏe. Nếu so với nam giới thì con số đi khám chữa của nữ tại các cơ sở tây y còn chưa cao, bởi vì trong khi nam giới với lượng NTL thấp hơn mà tỉ lệ lựa chọn lại cao, nữ giới thì ngược lại. Điều này chứng tỏ nam giới có tiến bộ hơn trong việc lựa chọn hình thức khám chữa bệnh.

Bên cạnh nhận thức khá hơn về nhu cầu khám chữa bệnh của nam giới và nữ giới mà việc bỏ đi truyền thống mời thầy cúng cũng là điều kiện để nam giới và nữ giới Raglai tiếp cận được với tây y, đến với phương thức khám chữa hiện đại hơn ở đây tỉ lệ nam chọn ý kiến bỏ đi truyền thống thầy cúngcó nhỉnh hơn nữ nếu như tính trung bình giữa tỉ lệ chọn của nam và nữ, nam 13%/69NTL, nữ 15,9%/113NTL. Có một vài ý kiến làm rõ việc bỏ đi truyền thống chữa bệnh cũ lạc hậu đặc biệt là thày cúng khi đau ốm: “

(nguồn phỏng vấn sâu chủ hộ đơn thân, mã PVS -010). Nhưng vẫn còn những người mê tín vào việc chữa bằng phương thức mời thầy cúng chưa tin lắm vào tây y, điển hình khi xét về giới thì nam có 11.6%/69NTL , nữ 16,8%/113NTL, nếu như trên thì nam chọn tây y nhiều hơn thì ở đây nữ giới có phần trội hơn so với nam thì không cao là bao, có người nữ cho rằng: “ nhiều khi trạm xá không hết bệnh, đi bệnh viện không hết bệnh thì về nhà kêu thầy cúng còn mình đi mình hết bệnh thì thôi” (nguồn phỏng vấn sâu chủ hộ đơn thân, Mã PVS -011). Hay là chờ thầy cúng xong mới đi bệnh viện nam không tin tưởng, còn nữ lại chiếm 4,4%/ 113NTL. Yếu tố tiền bạc cũng tác động đến việc lựa chọn hình thức khám bệnh, nữ chọn hình thức này cao hơn nam với tỉ lệ 6,2%, Điều này chúng tỏ nữ vẫn còn tin thầy cúng nhưng thu nhập hàng ngày của nữ không cao cuộc sống vẫn còn bấp bênh với 70 ngàn/ 1 ngày nhưng đâu phải ngày nào cúng làm có tháng làm chỉ 15 ngày, mà ngày nào cũng hải chi phí cho cá khoản khác trong đời sống: ăn, uống, sinh hoạt khác, nên buộc họ phải chọn đi khám ở trạm y tế miễn phí khi có BHYT.

Tiểu kết: Ngày nay nhu cầu khám chữa bệnh khong chỉ xao mà đòi hỏi khám

như thế nào? Hình thức mà người bệnh chọn lựa khám chữa là gì? Ai là người tiếp cận tốt nhất với những hình thức tốt nhât? Là những câu hỏi không chỉ riêng ai mà của toàn xã hội trong đó người Raglai không tránh khỏi băn khoăn. Có thể thấy việc lựa chọn hình thức khám chữa bệnh tây y được nam giới chọn đa số hơn nữ giới, bên cạnh những lí do lựa chọn hình thức không mời thầy cúng khác thì độ tiếp cận có vẻ nữ vượt trội hơn vì nữ giới có sự tay đổi chậm hơn nam nên đôi khi vẫn mời thầy cúng cúng xong mới đi bệnh viện,... . Điều đó chứng tỏ nam giới đã ý thức được đâu là phương thức khám chữa tốt nhất thông qua các lí do vì sao không mời thầy cúng chữa trị khi có bệnh. Qua những lí do mà nam, nữ chọn lựa hình thức có sự khác biệt giữa nam và nữ ở mọi lí do dẫn đến lựa chọn hình thức khám chữa bệnh.

3.2. Nơi khám chữa bệnh của nam giới và nữ giới Raglai :

Bảng 7 : So sánh nơi khám chữa bệnh của nam và nữ Raglai xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.

Nguồn: “Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH, năm 2012”.

Khi khám chữa bệnh cái mà bệnh nhân quan tâm là cơ sở y tế hay nói cách khác là nơi khám chữa bệnh của họ, nơi nào sẽ làm cho người bệnh cảm thấy tin tưởng, hài lòng mỗi khi đau ốm sẽ tìm đến đó. Trong số 155 sự lựa chọn các cơ sở khám chữa

Một phần của tài liệu SỰ KHÁC BIỆT VỀ GIỚI TRONG VIỆC TIẾP CẬN CÁC PHƯƠNG THỨC KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN TỘC RAGLAI HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 27 -27 )

×