khoảng 450.000 đồng/ tháng. Với mức thu nhập này không đảm cuộc sống hằng ngày cho họ. Thêm vào đó thiên tai, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra liên tiếp; giá cả hàng hoá tiêu dùng, xăng dầu và vật tư nông nghiệp tăng cao đã tác động không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nông dân. Theo báo cáo của các địa phương, năm 2008 cả nước có 957,5 nghìn lượt hộ thiếu đói và 4 triệu lượt nhân khẩu thiếu đói. So với năm 2007, số lượt hộ thiếu đói tăng 32,3%, số lượt nhân khẩu thiếu đói tăng 32,7%. Tình trạng thiếu đói tập trung nhiều ở các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên. Vì thế họ buộc phải làm thêm các ngành nghề phụ để nâng cao thêm thu nhập đảm bảo thu nhập.
Đứng trước tình hình đó Chính phủ đề ra đến năm 2015, cả nước sẽ có trên 20%
trong tổng số gần 10.000 xã đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập của người dân nông thôn sẽ tăng trên 1,5 lần, đồng thời giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 8%. Đến năm 2020, các tỷ lệ trên sẽ là 50% số xã (tương đương khoảng 5.000 xã) đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, thu nhập dân cư tăng gấp 2 lần và tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 3%.
1.6- CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬPCỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN. NÔNG THÔN.
Để đánh giá thực trạng việc làm và thu nhập người lao động nông thôn đề tài sử dụng hệ thống chỉ tiêu sau:
Để đánh giá thực trạng việc làm và thu nhập người lao động nông thôn đề tài sử dụng hệ thống chỉ tiêu sau: Tỷ suất sử dụng thời gian lao động được tính theo công thức sau :