ở Đông Hồ.
* Nguyên nhân chủ quan :
- Nguyên nhân hàng đầu có lẽ ai cũng thấy được đó chính là vấn đề tiêu
thụ, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Bắt đầu từ sau năm 1945 do tranh không
tiêu thụ được, lãi thu được trên mỗi bức tranh rất ít cho nên trong giai đoan hiện nay có đến 95% người dân làng Đông Hồ chuyển sang nghề vàng mã. Nếu ta so sánh làm tranh với làm vàng mã thì làm tranh có rất nhiều bất lợi. Sản xuất tranh Đông Hồ một mặt thu được lợi nhuận trên mỗi tờ tranh rất ít, sản phẩm mắc sai hỏng nhiều, người tiêu dùng ít, mặt khác không thể tiêu thụ được ngay mà phải chờ khách đến mua. Còn đối với nghề làm vàng mã người tiêu dùng rất nhiều ( nhất là vào tháng 7 âm lịch hay các ngày lễ như ông công, ông táo…), sản xuất với số lượng lớn, đầu ra có sẵn, sản phẩm làm ra có thể bán được ngay. Cho nên, chỉ một năm trước đây trong khi các nghệ nhân gặp rất nhiều khó khăn về vốn thì người làm vàng mã luôn có sẵn lượng vốn rất lớn ( nhà nào cũng có khoảng vài trăm triệu – theo lời một người trong
làng kể lại ). Chính vì thế muốn người làm vàng mã quay lại làm tranh chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề phân bổ lợi ích kinh tế.
- Người dân chưa ý thức được vai trò to lớn của du lịch cộng đồng, tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa truyền thống cũng như giá trị dân gian đặc sắc của tranh Đông Hồ dẫn đến việc làng tranh đã không khai thác hết được tiềm năng du lịch nơi đây. Tuy làng tranh Đông Hồ vốn có truyền thống từ rất lâu đời nhưng những người hiểu về giá trị đặc biệt của loại tranh này không phải là tất cả các thế hệ trong làng mà đa phần chỉ có những người cao tuổi. Không phải ai cũng ý thức được giá trị văn hóa dân gian đặc sắc, độc nhất vô nhị của tranh Đông Hồ để từ đó có thể bảo tồn, phát huy.
- Du lịch cộng đồng chưa phát triển ở Đông Hồ vì đa số bộ phận dân cư
có cuộc sống khó khăn, nghèo khổ thì không sống bằng nghề truyền thống, không liên quan đến du lịch cộng đồng mà lại kiếm sống bằng nghề vàng mã. Hơn nữa, vấn đề vệ sinh môi trường chưa được quan tâm đúng mức, cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện và đặc biệt làng Đông Hồ chưa có một đội ngũ hướng dẫn viên có thể giới thiệu cho khách những giá trị cảm nhận đặc sắc của tranh đông hồ.
- Du lịch cộng đồng chưa phát triển ở Đông Hồ một phần vì chưa có sự liên kết chặt chẽ, rộng rãi giữa người sản xuất và công ty lữ hành, sự phân chia lợi ích giữa công ty lữ hành và người làm tranh là chưa thỏa đáng ( các hướng dẫn viên mới chỉ đem khách đến điểm tham quan, để cho họ xem và chọn tranh chứ không đưa thêm lợi ích cứng cho người làm tranh nhằm tăng thêm động lực cho họ trong trường hợp khách đến mà không mua tranh), chưa có những quy định, ràng buộc cụ thể giữa hai bên. Những người không trong nghề làm tranh chưa thấy rõ được lợi ích của người làm tranh để từ đó có thể quay lại nghề cũ.
* Nguyên nhân khách quan :
- Du lịch cộng đồng tại làng tranh Đông Hồ chưa phát triển được một phần là do vào những giai đoạn khó khăn làng Đông Hồ đã không tìm được sự hỗ trợ từ các ban ngành, các cấp, các bộ trực thuộc trung ương, các tổ chức lớn của cộng đồng, không huy động được vốn để khôi phục làng nghề, những người làm tranh tuy muốn quay lại với nghề của ông cha nhưng vẫn vấp phải những khó khăn trong các thủ tục hành chính rườm rà. Nguyên nhân này cũng dẫn đến cảnh nghèo đói của người Đông Hồ cho nên bắt buộc họ phải tìm đến nghề khác để nuôi sống mình.
- Nhiều người không còn thích tranh dân gian Đông Hồ bởi một phần vì Tranh Đông Hồ ngày nay không mang đậm chất dân gian như xưa nữa, Nhiều bản khắc cổ đứng trước nguy cơ bị thất lạc, bị hư hại do cung cách bảo quản thủ công, và một phần cũng là do chiến tranh, làng tranh không giữ lại được các bản khắc cổ vốn rất tinh tế của ông cha. Đông Hồ cũng từng bị rơi vào cảnh đạn bom lay lắt, làng tranh bị giặc đốt phá tan hoang, các bản khắc tranh cũng bị thiêu cháy rụi. Nghề tranh từ đó cũng bị gián đoạn. Hoà bình lập lại (1954) làng tranh được khôi phục. Nhiều tổ hợp tác sản xuất tranh Đông Hồ được thành lập, đây cũng là thời điểm tranh Đông Hồ được xuất khẩu sang các nước XHCN đạt kết quả cao. Nhưng từ năm 1985 trở đi do khủng hoảng thương mại và chính trị cho nên xuất khẩu bị ngưng trệ hẳn, tranh không tìm được đầu ra, nhiều nhà không biết đã đem các bản khắc cổ ra đốt. Mặt khác, do ảnh hưởng xu hướng thương mại hóa, các hình thức in lưới, dùng bột mầu thay cho chất liệu thiên nhiên... trở nên phổ biến đã làm cho dòng tranh mất dần đi những nét đặc trưng vốn có.
- Ngày nay, nhu cầu thị hiếu thay đổi, truyền thống văn hóa của người dân Việt Nam cũng bị du nhập và đổi khác đi khá nhiều, ( không còn truyền
thống chơi tranh dân gian trong ngày tết ). Mặt khác, thị trường ngày càng phong phú và đa dạng, tranh tàu rải rác khắp nơi, rất hợp với sở thích của thế hệ trẻ, cho nên người chơi và thích tranh Đông Hồ không nhiều như xưa nữa. Điều này làm cho lượng tranh bán ra rất ít, khả năng cạnh tranh kém, dẫn đến sự nghèo khổ của người dân. Đây có lẽ là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự mai một của tranh dân gian Đông Hồ.
Chương IV : Những giải pháp nhằm khôi phục làng nghề và phát triển du lịch cộng đồng tại làng tranh Đông Hồ.
Trên kia đã chỉ ra rất rõ thực trạng của làng tranh Đông Hồ. Vậy làm thế nào để đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề? Theo Thạc sĩ Ngô Đức Anh (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) thì “phải khôi phục và phát
triển các hoạt động văn hoá dân gian truyền thống nhằm xây dựng môi trường du lịch văn hoá. Cải thiện đường giao thông, cơ sở du lịch làng nghề. Phát triển du lịch làng nghề phải hiệu quả trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Trùng tu các đền chùa trong làng. Khuyến khích sự hợp tác giữa các nghệ nhân, và khuyến khích các trường dạy nghề, công ty hợp tác với các nghệ nhân để dạy nghề cho lớp trẻ, khôi phục kỹ thuật sản xuất truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá của làng nghề” Sau đây tôi sẽ làm rõ các giải pháp này
như sau :
1. 1. Huy động cộng đồng dân cư tham gia vào làm du lịch
Đây có lẽ là một thách thức và là một khó khăn lớn nhất trong kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại Đông Hồ. Đa số người dân sẽ không dễ dàng từ bỏ nghề vàng mã – một cái nghề đã cứu sống họ khi gặp khó khăn và đang đem lại lợi nhuận cao cho họ trong hiện tại, họ sẽ không dễ dàng tin tưởng
rằng nghề làm tranh sẽ đảm bảo cho cuộc sống của họ. Chính vì thế chúng ta cần phải có những giải pháp như sau :
- Kêu gọi những người dân đang gặp khó khăn về kinh tế, khuyến khích họ quay lại nghề làm tranh, tạo công ăn việc làm, đảm bảo lợi ích cho họ.
- Các nghệ nhân có tuổi, có địa vị trong làng ( nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, Nguyễn Hữu Sam ) kết hợp với chính quyền xã, các cán bộ cấp tỉnh, huyện đến từng nhà để động viên người dân quay lại nghề cũ.(đặc biệt quan tâm đến những người già trong làng đã bỏ nghề tranh theo nghề vàng mã )
- Tổ chức nhiều buổi họp làng, trong đó mời thêm cả những chuyên gia về phát triển du lịch cộng đồng, bảo tồn di sản văn hóa đến nói chuyện nhằm nâng cao nhận thức của người dân, cho họ thấy rõ vai trò của du lịch cộng đồng, tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa, lợi ích của người dân khi tham gia phát triển du lịch tại địa phương.
- Để kêu gọi được người dân quay trở lại nghề truyền thống cần phải đặc biệt chú trọng đến việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, đảm bảo lợi ích cho người dân.
2.Quy hoạch lại làng tranh Đông Hồ trở thành một điểm du lịch cộng đồng thật sự.
- Tăng cường kêu gọi đầu tư nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tu bổ lại
hệ thống đường xá nhằm đảm bảo sự thuận lợi nhất cho du khách khi đến với làng tranh Đông Hồ. Đặc biệt quan tâm hơn nữa đến việc bảo đảm môi trường sinh thái, cảnh quan làng nghề. ( Trên thực tế có hai tuyến đường đi đến làng tranh một tuyến đi trên đường đê có nhiều đoạn rất xấu, nhiều ổ gà khó đi, tuyến đường còn lại tuy không có ổ gà nhưng rất bụi vì luôn ở trong tình trạng thi công. Cảnh quang tại làng tranh không được sạch sẽ, còn nhiều rác thải ).
- Cách thức tổ chức : Lựa chọn ra một vài gia đình tiêu biểu, có điều kiện ( như gia đình ông Nguyễn Đăng Chế ) để xây dựng lên khu trưng bày, triển lãm chung cho toàn làng, đây sẽ là nơi cho du khách xem toàn bộ quá trình làm tranh, lịch sử làng tranh…Còn những gia đình khác sẽ được quy hoạch thành các hộ nhỏ, tại đây sẽ bán các dịch vụ khác nhằm đáp ứng một vài nhu cầu thiết yếu của du khách ( như ăn uống) hay các hộ gia đình này cũng trưng bày triển lãm tranh nhằm tạo ra nhiều sự lựa chọn cho du khách. Tuy nhiên giữa các hộ gia đình cũng cần phải có sự hợp tác lẫn nhau để lợi ích kinh tế được đảm bảo cho từng hộ. Và đặc biệt cần phải có những thỏa thuận, cam kết giữa địa phương và các công ty du lịch trong việc nhận và đón khách cũng như tiếp đón khách ra sao tại điểm tham quan.
- Cần phải có kế hoạch chi tiết cho việc xây dựng lên khu vực đỗ xe, khu ăn uống, khu vệ sinh công cộng cho du khách, qua đó một phần làm đa dạng hóa các dịch vụ, mặt khác làm tăng thu nhập cho người dân, tạo sự thuận tiên nhất cho du khách khi đến với làng tranh Đông Hồ.
- Chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ cho công tác khôi
phục lại làng tranh Đông Hồ. Du lịch làng nghề sẽ thực sự hấp dẫn, có hiệu quả khi các cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành du lịch quan tâm tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách đúng đắn, thiết thực và mang tính chiến lược lâu dài.
- Cần phải có những quy định, chính sách về thưởng, phạt rõ ràng qua đó một mặt khuyến khích người dân tích cực với nghề , mặt khác răn đe họ có ý thức trách nhiệm với nghề hơn.
3.Hoàn thiện, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực tại làng Đông Hồ phục vụ cho phát triển du lịch cộng đồng.
- Xây dựng chương trình đào tạo lại những người dân không còn nhớ
quy trình và cách thức làm tranh.
- Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng những nghệ nhân giỏi trong làng, khuyến khích các nghệ nhân tìm tòi, sáng tạo nhằm đem lại luồng gió mới cho tranh. Hàng năm tổ chức thi nghệ nhân giỏi để tôn vinh các nghệ nhân đồng thời tạo môi trường hấp dẫn thu hút khách du lịch.
- Có kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ thuyết minh viên du lịch từ những nghệ nhân hay các thợ tại làng tranh. Đồng thời kết hợp nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương về lợi ích của du lịch làng nghề để họ tham gia tích cực vào các hoạt động đón tiếp du khách, cũng như ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của sản phẩm làng nghề và văn hóa đặc sắc địa phương, tạo môi trường văn minh, lịch sự, hấp dẫn du khách đến thăm quan làng nghề.