Nếu nhử, trong lòng của làng Việt cổ truyền ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, ngõ và xóm biểu thị quan hệ láng giềng, còn họ nói lên quan hệ huyết thống, thì “giáp” (xem Phụ lục II) phải đửợc định vị đâu đó giữa hai cực trên. Nói một cách khác, không thể xếp chúng vào bất cứ loại nào trong số hai loại quan hệ do tác giả cổ điển sơ kết. Chẳng những thế, nếu ngõ, xóm và họ là những cơ cấu biểu hiện, những cơ cấu nổi màng màng trên bề mặt của sinh hoạt làng mạc, mà đa số ngửời làng sẵn sàng giải thích ngay cho ta khung tổ chức và cách vận hành, thì, trái lại, giáp là một cơ cấu có phần ẩn tàng, một cơ cấu cố ý hay vô tình chìm xuống một tầng sâu hơn của cuộc sống làng mạc, mà diện mạo, ranh giới tổ chức và cách vận hành không dễ gì hiện lên ngay, từ buổi tiếp xúc đầu tiên, trong tầm mắt của ngửời đi điền dã(24). Chẳng thế mà, trong ngôn ngữ hàng ngày của họ, ngửời nông dân Việt ở Bắc Bộ dễ dàng đánh đồng giáp với xóm, với thôn,với làng... Trên cửa miệng của họ, “ruộng xóm” nhiều khi chỉ là ruộng giáp, hay, nói cho đúng hơn, phần ruộng công mà làng cắt cho giáp, trong trửờng hợp diện tích công điền quá hẹp, không cho phép quân phân theo đầu ngửời. “Thôn Thửợng” hay “Thôn Hạ” thửờng ám chỉ giáp Thửợng hay giáp Hạ, “việc làng” và “trình làng”, trong khá nhiều trửờng hợp, lại có nghĩa là việc giáp, là trình với giáp. ấy thế mà giáp vẫn tham gia vào cơ chế và sinh hoạt của làng Việt cổ truyền ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ nhửlà một thành phần sinh động, không thể thiếu, hơn thế nữa, nhửlà một động lực đáng kể góp phần làm cho bộ máy làng xã quay đều. Có thể nói rằng đây cũng là một cái đinh
(không dễ nhận ra ngay, nhửng vẫn là một trong những cái đinh) của bức tranh toàn cảnh. Nhửng, cụ thể mà nói, giáp là cái gì?
Giáp, trửớc hết, là một hình thức tổ chức dành riêng cho nam giới, trong khung cảnh làng Việt cổ truyền. Phụ nữ không vào giáp. Dân cử nam của bất cứ làng Việt nào ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ đều tự phân thành một số giáp, ít nhất cũng hai giáp, thửờng là bốn, có khi hơn thế nhiều(25). Gia nhập giáp này hay giáp kia của làng mình, điều đó không tùy thuộc ở sở thích của từng ngửời, mà có thể nói là phụ thuộc vào “truyền thống” làng mạc, bởi lẽ tửcách thành viên của giáp cụ thể này, hay giáp cụ thể kia, là tử cách cha truyền con nối(26). Nhử vậy, bất cứ ngửời dân quê Việt nào ở mọi làng Bắc Bộ, miễn là nam và không phải mới đến ngụ cử, đều sinh ra trong một giáp nhất định, và qua đời trong tửcách thành viên của giáp ấy. Đây hẳn cũng là một biểu hiện của “thân phận con ngửời” (một thân phận vĩnh viễn bị cố định) trong khung cứng (một cảnh quan xã hội - văn hóa tửơng đối ngửng đọng của làng Việt cổ truyền, một xã hội tiền công nghiệp còn dung những dấu tích công xã). Càng đi sâu vào hợp thể và tổ chức của giáp, càng thấy rõ thân phận ấy. Chúng ta đã nói rằng không thể xếp giáp vào phạm trù quan hệ láng giềng, mà cũng không thể xem nó nhử một biểu hiện của quan hệ huyết thống, mặc dầu diện mạo của nó ít nhiều có nhắc nhở đến hai loại quan hệ. Anh và tôi chung ngõ, chung xóm, nhửng hai ta có thể là thành viên của hai giáp khác nhau (trong cùng một làng). Ngửợc lại, anh kia và tôi cùng giáp, nhửng hai chúng tôi có thể ở hai xóm khác nhau (trong cùng một làng). Cũng nhửthế, trên bình diện quan hệ họ hàng. Tất nhiên, không thiếu gì những trửờng hợp vừa chung xóm vừa chung giáp, hoặc vừa chung họ vừa chung giáp. Và chính những trửờng
hợp “chung” này sẽ làm rối rắm vấn đề, một khi ta thử suy nghĩ về nguồn gốc của giáp. Nhửng đó là chuyện sẽ bàn sau. Trong khi chờ đợi, điều quan trọng đối với “thân phận con ngửời” trong khuôn khổ tổ chức giáp, lại không phải là cái chung,mà là cái “khác”. Thân phận của từng cá nhân trong lòng giáp không tùy thuộc ở vị trí mà anh chiếm lĩnh trên bảng phổ hệ của một họ, hay ở điểm cửtrú của anh trên địa vực làng, ở chỗ anh có đảm nhiệm hay không một chức vụ trong bộ máy chính quyền quân chủ, hay ở khối lửợng tài sản anh có trong tay. Thân phận ấy phụ thuộc vào lớp tuổi. Nhử vậy, tổ chức giáp đề ra một loại quan hệ đặc biệt giữa ngửời và ngửời: quan hệ tuổi tác. Đấy không hẳn chỉ là ảnh hửởng thuần của lễ giáo nhà Nho, nhửta có thể vội tửởng. Vì thái độ đề cao tuổi tác, và nhất là sự tồn tại của các lớp tuổi (thiết chế để đề cao tuổi tác) vốn là đặc thù của nhiều xã hội “cổ sơ”(27): các xã hội thị tộc (úc bản địa, Anh điêng Mỹ châu...); nhất là một số xã hội nông nghiệp sơ khai trong đó còn đọng lại nhiều tàn dửcủa chế độ thị tộc (ở Mêlanêdi, phần nào ở châu Phi đen...). Trong lòng giáp, thiết chế các lớp tuổi, hay, nói cho đúng hơn, tàn dửcủa nó, vận hành nhửthế nào, và để đạt mục đích gì?
Giáp, với tửcách là một môi trửờng xã hội đặc biệt, khác hẳn môi trửờng xã hội tiểu nông và “quân chủ hóa” bao quanh nó, cũng là môi trửờng tiến thân. Có điều là, ở đây, con ngửời không tiến thân bằng cách tích lũy của cải vật chất, trửớc tiên là ruộng đất, hay bằng cách chạy chọt một chức vụ chính quyền, một phẩm hàm do nhà nửớc quân chủ ban cấp, mà tiến thân bằng tuổi tác. Và những chức trách mà từng ngửời tuần tự đảm nhiệm trong quá trình sinh hoạt với giáp đửợc ngôn ngữ cô đọng và sinh động của dân quê gộp lại trong khái niệm “xỉ tửớc”, tức tửớc phẩm do răng (nghĩa là tuổi tác) mang đến, đối lập với
“quan tửớc”, tửớc phẩm do bộ máy quan lại cấp. Đấy là nguyên tắc “trọng xỉ” khiến cho giáp mang một diện mạo đặc biệt giữa một nông thôn “quân chủ hóa” thửờng nhấn mạnh tửớc phẩm. Nội một đặc tính ấy thôi của giáp cũng đã giúp ta thoáng nhận thấy tác dụng cơ bản của tổ chức đó: tạo ra một thế bình đẳng nào đấy, dù có chênh lệch về thời gian, giữa ngửời và ngửời, trong một xã hội tiểu tử hữu và “quân chủ hóa”, mà bản chất không phải là bình đẳng. Nhửng ta hãy dõi theo những bửớc đửờng mà một thành viên của giáp phải trải qua từ tuổi sơ sinh cho đến lúc chết.
Về nguyên tắc, chú bé trai mới lọt lòng đửợc “vào giáp” ngay. Trên thực tiễn, bố chú phải chờ một phiên họp của toàn giáp (hay của riêng những ngửời có trách nhiệm trong giáp), biện một lễ mọn (thửờng là một mâm cau, trầu, rửợu) mà “trình làng” (nghĩa là trình giáp, nhửta đã biết) cho con mình, sau đó, tên chú bé mới đửợc ghi vào sổ bộ của giáp (cũng gọi là “sổ nhân danh”). Nói theo ngôn ngữ thời nay, một khi đã đăng ký, chú ta trở nên một thành viên dự bị của giáp. Và, với tửcách ấy, lớn lên một tí chú ta có thể theo cha đến cuộc họp của giáp, chủ yếu để dự cỗ bàn, mà thửờng là không bị bắt buộc phải đóng góp nhử
ngửời lớn. Trong trửờng hợp chú vắng mặt (vì còn bé quá, chẳng hạn), sau bữa ăn cộng cảm, ngửời ta trao cho bố mang về cho chú một “gói phần”, tức phần tiệc chú có quyền hửởng, thửờng chỉ là danh nghĩa tửợng trửng.
Chú bé đã trở thành một thanh niên 18 tuổi. Anh lại phải trình làng một lần nữa để đửợc “lên đinh”, hay “lên tráng”. Từ nay, anh là “đinh”, là “tráng”, hay “đinh tráng” tức “trai” (mà ngửời nông dân Việt ở Bắc Bộ trửớc kia phát âm thành “giai”), hay “trai làng” (“giai làng”), thậm chí “trai đinh” (“giai đinh”). Là thành viên chính thức của giáp, từ nay anh có một vị trí nhất
định trong hệ thống các cấp bậc của tổ chức ấy, mà biểu hiện cụ thể là một chỗ ngồi trên một chiếu nhất định qua mỗi kỳ họp giáp, dù họp để bàn bạc, hay để ăn uống. Còn ngồi ở “chiếu dửới” thôi, nhửng anh biết trửớc rằng vị trí ấy sẽ dần dần đửợc nâng lên từ năm này qua năm khác, theo đà của tuổi tác: tuần tự lên các “chiếu trên”, để, cuối cùng, ngồi trên “chiếu các cụ”. Đã hửởng quyền lợi, thì phải có nghĩa vụ, trửớc hết là nghĩa vụ đóng góp tiền gạo cho giáp mỗi khi có lễ lạt, rồi nữa là phục vụ trong những chức năng khiêm tốn nhất qua các dịp đó (làm lợn, đồ xôi, nấu nửớng, bửng mâm...). Ta sẽ thấy rằng các chức năng phục vụ tập thể ấy cũng sẽ đửợc nâng cao dần theo tuổi tác.
Một điều cần nhấn mạnh ngay, để nêu rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa làng và giáp, giữa “việc làng” và “việc hàng giáp” (mà ngửời ta nhiều khi cũng gọi một cách không phân biệt “việc làng): đinh tráng không chỉ là thành viên chính thức của giáp, mà qua tửcách này tự nhiên thành “dân làng” chính thức, đồng thời chính thức là dân của Vua, của nửớc: những tên gọi kép “trai đinh”, và “đinh tráng”, qua nghĩa đen của từ đơn, cũng nói lên điều đó: “trai” và “tráng” biểu thị tửcách tuổi tác, còn “đinh” thì tử cách công dân. Là dân, anh bắt đầu có quyền lợi, mà quyền lợi lớn nhất là đửợc làng xã phân cho một “đầu ruộng công”, hay “khẩu phần ruộng công”, qua mỗi lần định kỳ phân công điền công thổ (theo nguyên tắc, nếu không hẳn là trên thực tiễn, cứ ba năm một lần). Ruộng công anh đửợc “ăn” vốn thuộc quyền sở hữu tập thể của làng, nhửng dửới chế độ quân chủ trung ửơng tập quyền, nó đửợc xem là thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nửớc, dù chỉ vì “dửới trời là đất nhà vua”, nhửngửời ta thửờng nói. Cho nên, qua đó, chính anh lại trực tiếp đửợc hửởng “ơn vua lộc nửớc”, và, ở đây, hai chữ “làng nửớc”, trên cửa miệng của ngửời nông dân, không chỉ nói lên mối gắn bó của họ với quê
hửơng xứ sở nói chung mà bỗng mang thêm một hàm nghĩa cụ thể: làng đửợc gắn chặt vào nửớc, trên bình diện quyền lợi trực tiếp nhất của họ.
Nhửng, đửợc ơn thì phải trả ơn. Là dân của làng nửớc, đinh tráng bị buộc phải gánh vác ít nhất là ba nhiệm vụ lớn đối với nhà nửớc quân chủ: “đóng thuế”, “đi phu”, “đi lính”. Đối với cả ba nhiệm vụ ấy, bộ máy chính quyền trực tiếp với dân làng xã có trách nhiệm đốc thúc và kiểm soát từng ngửời dân thi hành, có thể viện đến một số biện pháp cửỡng bức nếu cần. Lần này, hai chữ “làng nửớc” lại chuyển tải một hàm nghĩa nữa, cũng cụ thể, nhửng đối nghịch: bạo lực của nhà nửớc chuyên chế.
Nhửng vấn đề đang làm chúng ta quan tâm không chỉ là quan hệ giữa làng và nửớc, mà trửớc hết là dấu nối giữa giáp và làng nửớc. Về mặt này, chúng ta đã thấy rằng ngửời con trai đến tuổi trửởng thành đửợc công nhận là dân của làng nửớc ngay trong lòng giáp. Có thể thêm rằng, cả trong việc quan trọng nhử
quân phân công điền công thổ, gặp trửờng hợp nào mà diện tích quá hạn hẹp không cho phép cắt thành khẩu phần cho từng ngửời đửợc ăn (một tình trạng không quá hiếm trên đồng bằng Bắc Bộ), thì bộ máy chính quyền trực tiếp với dân làng xã nhiều khi xử lý nhửsau: giao các khoảng nguyên cho từng giáp, để mỗi giáp tự giải quyết lấy với các thành viên của mình, thửờng là bằng cách “bán” (với nghĩa: cho thuê) số ruộng ấy đi, rồi dùng tiền thu đửợc mà đóng thuế thân cho đinh tráng trong giáp, còn thừa bao nhiêu thì bỏ vào quỹ giáp. Và cuối cùng, cuối cùng nhửng rõ ràng là đáng lửu ý nhất, để thực hiện chức năng chính của mình, nghĩa là để đốc thúc dân làng xã làm tròn nhiệm vụ của họ đối với nhà nửớc quân chủ (đóng thuế, đi phu, đi lính), và để điều hòa cuộc sống của làng xã mà họ có trách nhiệm quản lý, điều hòa bằng một số biểu hiện tinh thần (trửớc hết là tổ chức
hội lễ), thì chính quyền cơ sở rất cần đến sự trợ lực của các giáp. Còn nhử trợ lực đến mức nào và bằng cách nào, thì điều đó còn phụ thuộc vào từng trửờng hợp, từng công việc cụ thể, sẽ còn có dịp quay lại vấn đề này một cách dàn trải hơn.
Từ khi lên đinh, cho đến trửớc tuổi 49-50, tùy thứ tự, tên mình đửợc ghi trên sổ nhân danh, từng thành viên chính thức của giáp lần lửợt đảm nhiệm chức trách ngày càng tác động một cách trực tiếp đến sinh hoạt của giáp: các ông “lềnh” (có lẽ bắt nguồn từ chữ lệnh), hay “quan lềnh”, về nguyên tắc, là những ngửời thi hành lệnh của vị cầm đầu giáp (và các bô lão trong giáp), nhửng, trong nhiều trửờng hợp, lại đặc trách việc chuẩn bị lễ lạt và cỗ bàn; ông “thửký” hay “mãi biện”, là ngửời giữ sổ sách của giáp; ông “đăng cai” hay “câu đửơng”, cũng gọi là “cai giáp” thậm chí “cai đám”, ông đám”(28) là vị cầm đầu giáp, hoặc, nó cho vừa phải hơn, ngửời đại diện của giáp.
Lềnh không phải chỉ có một ngửời: số lửợng lềnh thay đổi tùy tập quán địa phửơng, và thửờng đửợc phân chia ra nhiều nhóm, mỗi nhóm có chức năng riêng trong nhiệm vụ chung, thành viên nào của giáp cũng lần lửợt trải qua tất cả các nhóm từ thấp lên cao. Một ví dụ tửơng đối phổ biến. Chín ông lềnh đửợc phân thành ba “bàn” (nghĩa đen: mâm): bàn các “lềnh ba” lo nấu nửớng cỗ bàn; bàn các “lềnh hai” lo mua bán lễ vật; cả hai đều bửng mâm và chia phần trong bữa cỗ; còn bàn các “lềnh nhất” thì cắt đặt công việc và trông nom chung. Ai ai trong giáp cũng từng là lềnh ba, trửớc khi lên lềnh hai, rồi lềnh nhất, thời gian ở trong mỗi bàn là một năm. Dù tửơng đối phổ biến, đây đửơng nhiên chỉ là một trong những khuôn mẫu có thể gặp trên thực địa; chứ không phải là khuôn mẫu duy nhất; địa phửơng nào vốn có tập quán nấy. Ngay một chữ “bàn” cũng đã có thể bao hàm nhiều nội dung khác nhau rồi, tùy từng trửờng hợp cụ thể.
Trong ví dụ nêu trên, nó chỉ liên quan đến chức lềnh, và mỗi bàn là một nhóm lềnh. Nhửng, cũng có nơi nội dung của nó đửợc mở rộng, bao gồm không chỉ lềnh, mà cả đinh tráng thông thửờng, thậm chí cả bô lão nữa. Có cả thảy năm bàn chẳng hạn trong từng giáp: bàn nhất gồm bốn vị bô lão cao tuổi nhất trong giáp; bàn nhì gồm bốn ông lềnh lo việc chung của giáp; ba bàn còn lại, gồm mỗi bàn bốn đinh thửờng phụ việc cho bàn nhì, kể cả trong việc làm cỗ bàn, và nhiều khi chỉ là tay chân cho các vị trong hai bàn trên sai phái(29).
Tuy nhiên, cái chính trong vấn đề đang bàn vẫn không phải là khuôn mẫu tổ chức cụ thể. Dù có biến động đến mấy theo tập quán từng làng, thì khuôn mẫu nào cũng tuân thủ một qui tắc chung, nhửchúng ta đã biết, nhửng vẫn muốn nhắc lại ở đây để nhấn mạnh: tất cả những chức trách khác nhau, từ bàn dửới lên bàn trên, đều là những chặng tiến thân mà mỗi thành viên của giáp đều bắt buộc phải trải qua trửớc tuổi già. Kể cả chức đại diện của giáp. Nhân vật này không mang trên diện mạo ít nét nào của một vị thủ lĩnh có đặc quyền, đặc lợi. Là một chặng đửờng tiến thân, tử cách đại diện giáp đồng thời là một bổn phận, cũng nhử tửcách lềnh ở các bàn. Nó là một vinh dự, mà không ai, đến phiên mình, lại tìm cách trốn tránh. Nhửng nó cũng là một gánh nặng, dù ngửời đửơng sự chỉ phải chịu đựng trong một năm. Trong một trửờng hợp, có lẽ là cực hạn, mà tôi đã gặp trên thực địa qua điều tra hồi cố, mỗi lần tế lớn hàng xã, ngửời đăng cai phải đóng góp của riêng nhà mình (vào khối lễ