Phân tích, tổng hợp tình hình, viết dự thảo báo cáo kết quả thanh tra.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân – Nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trong ngành tư pháp.DOC (Trang 31 - 34)

hành thanh tra ở một số cơ quan, đơn vị thuộc quyền (chẳng hạn, đối tượng kiểm tra là UBND huyện thì ngoài việc kiểm tra các mặt công tác của huyện, có thể chọn và thanh tra một số xã, phường) để có cơ sở kết luận, đánhg ía toàn diện trong phạm vi của địa phương, ngành được kiểm tra.

* Cần lưu ý, khi thanh tra các đơn vị đều phải lập biên bản xác nhận về số liệu, thực trạng tình hình chung và các mặt cụ thể.

Phải chú ý làm rõ các nguyên nhân, các ưu, khuyết điểm rút ra những kinh nghiệm tốt về các mặt công tác cụ thể.

Phải chú ý làm rõ các nguyên nhân, các ưu, khuyết điểm rút ra những kinh nghiệm tốt về các mặt công tác cụ thể.

IX. Phân tích, tổng hợp tình hình, viết dự thảo báo cáo kết quả thanh tra. thanh tra.

Căn cứ vào các tài liệu, thông tin đã thu thập được trong quá trình kiểm tra cụ thể, Trưởng đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên phải viết dự thảo báo cáo kết quả thanh tra. Trong báo cáo kết quả thanh tra, cần chú ý một số điểm sau:

+ Phải nêu lên được tình hình, đặc điểm của từng đơn vị được thanh tra có liên quan đến tình hình thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo của công dân

ở đơn vị. Nêu bật được những thuận lợi, khó khăn tác động đến việc thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo;

+ Phân tích, đánh giá kết quả đạt được trên từng mặt công tác quản lý chỉ đạo, công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thử; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phân tích những ưu – khuyết điểm, nguyên nhân khách quan – chủ quan, trách nhiệm có liên quan đến tập thể, cá nhân trong việc thực hiện luật khiếu nại, tố cáo.

+ Đề xuất, kiến nghị để chấn chỉnh công tác chỉ đạo, điều hành trên các mặt công tác.

Đối với những vụ việc tồn đọng, kéo dài, phức tạp phải kiểm tra cụ thể để giải quyết dứt điểm.

Đây là bước quan trọng, phản ánh kết quả của cuộc thanh tra trong việc đánh giá khách quan, trung thực thực trạng tình hình thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở địa phương, ngành, đơn vị được thanh tra.

Bước 3. Kết thúc thanh tra

Sau khi có báo cáo kết quả thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên phải gửi bản báo cáo này cho người đã ra quyết định thanh tra hoặc trong trường hợp người ra quyết định thanh tra là thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì còn phải gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp.

Căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra, người đã ra quyết định thanh tra sẽ ban hành văn bản “kết luận thanh tra”. Kết luận thanh tra được gửi đến Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước và đối tượng thanh tra. Trên cơ sở kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản ý nhà nước sẽ ra quyết định xử lý kết luận thanh tra.

Cơ quan thanh tra có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và nếu cần thiết, cho tiến hành kiểm tra về trách nhiệm thực hiện kết luận thanh tra ở đơn vị được thanh tra.

Việc lưu giữ, bảo quản hồ sơ sau khi kết thúc thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của địa phương, ngành, đơn vị trong việc thực hiện

công tác xét giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện như các phần trên. Đây là công việc rất cần thiết, nó sẽ là căn cứ cho việc đánh giá kết quả việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở địa phương ngành, đơn vị đó; làm cơ sở để xem xét các khiếu nại, tố cáo phát sinh thuộc thẩm quyền của chủ thể thanh tra; đồng thời là cơ sở cho việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc đối tượng thực hiện kết luận thanh tra.

PHẦN IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I.KẾT LUẬN

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà Nước. Hệ thống pháp luật trong nền kinh tế thị trường chúng ta còn thiếu và yếu. Nhận thức của người dân về mặt pháp luật của người dân từng bước được nâng lên nhưng vẫn còn thấp. Do vậy tình trạng vi phạm pháp luật trên mọi lĩnh vực diễn ra không ít nghiêm trọng. Tình hình khiếu nại, tố cáo cũng diễn biến ngày càng phức tạp hơn. Từ việc nghiên cứu những vẫn đề tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo cho thấy rằng: Muốn thực hiện tốt công tác Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo không chỉ có các yếu tố pháp luật, đường lối chính sách…mà nó còn phục thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác Thanh tra, của các thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. Việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thanh tra cho đội ngũ cán bộ làm công tác Thanh tra là một yêu cầu cần thiết, thường xuyên không ngừng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác Thanh tra trong tình hình hiện nay và lâu dài, đúng lời dạy của Chủ tích Hồ Chí Minh : “Thanh tra là tai mắt của trên, người bạn của dưới” góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân – Nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trong ngành tư pháp.DOC (Trang 31 - 34)