Lúc bấy giờ nước ta đang bước vào thời kì khôi phục kinh tế, xây dựng cuộc sống mới. Trên khắp đất nước đang dấy lên những phong trào rầm rộ, những đoàn người, nhất là lớp trẻ đang hăng hái hành quân lên những miền xa xôi để xây dựng nền kinh tế mới, xây dựng cuộc sống ấm no cho đất nước. Chính điều này đã khiến cho Chế Lan Viên tìm đến hình tượng một đoàn tàu hăm hở, khẩn trương để diễn tả cuộc hành trình.
- Trong tâm tưởng của Chế Lan Viên cũng đang diễn ra một cuộc đấu tranh. Nhà thơ đang phải đấu tranh với chính mình để tìm kiếm một lẽ sống mới. Đó là sự từ bỏ những tư tưởng hẹp hòi từ bỏ cái thế giới nhỏ hẹp của riêng mình để đến với những tư tưởng lớn. Nó gian khổ nhưng cũng đầy tin tưởng. Có lẽ vì thế mà Chế Lan Viên đã tìm đến hình ảnh “Tiếng hát con tàu” để thể hiện cuộc hành trình tư tưởng của mình.
- “Tiếng hát con tàu” đã giúp cho Chế Lan Viên bày tỏ được lòng yêu nước nhiệt thành, lòng yêu cuộc sống rộng mở. Người ta thấy ở đó toàn bộ tinh thần trách nhiệm của một con người đối với nhân dân, Tổ quốc và một trách nhiệm của một tgi sĩ với thơ ca.
Câu 24 :Hiểu biết của em về những hình ảnh mang tính biểu tượng trong bài thơ” Tiếng hát con tàu” Tiếng hát con tàu”
Mở bài :
- Chế Lan Viên là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng trước Cách mạng tháng Tám với tập thơ “Điêu tàn”.. Bài thơ “Tiếng hát con tàu” rút trong tập thơ “Ánh sáng và phù sa” (1960) là một bài thơ thời sự đáp lại lời kêu gọi của Tổ quốc đi khai hoang Tây Bắc.
- Viết về một nhiệm vụ lịch sử nhưng nhà thơ không thể hiện một cách chung chung mà viết với một xúc cảm chân thành, cuồng nhiệt và với những hình ảnh biểu tượng càng làm nổi bật lên vẻ đẹp của bài thơ. Một vùng đất tươi đẹp và anh hùng của Tổ quốc hiện lên thành hình tượng thơ lấp lánh ánh sáng của trí tuệ. Tâm hồn của thi sĩ đã hoá thành con tàu mộng tưởng, trở về với nhân dân mà cũng là trở về với chính lòng mình.
Thân bài:
- Nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu là một nhan đề mang ý nghĩa biểu tượng.
+ Bởi lẽ trên thực tế, ở thời điểm bài thơ ra đời, chưa có một đường tàu nào lên Tây Bắc.
Vì thế, có thể hiểu con tàu ở đây là biểu tượng cho khát vọng đi xa, vươn tới những vùng đất xa xôi, đến với nhân dân, đến với đất nước.
- Con tàu cũng là tâm hồn nhà thơ với ước vọng về tìm ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật đích thực của mình.
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
- Địa danh Tây Bắc cũng vừa mang ý nghĩa thực nhưng lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
+ Tây Bắc không chỉ là một vùng đất bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, mà còn là Tổ quốc, là nhân dân, là ngọn nguồn của sáng tạo nghệ thuật. Điều này được thể hiện rõ trong bốn câu thơ đề từ của bài thơ :
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hóa những con tàu Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu. Kết bài:
- Bằng phong cách nghệ thuật trí tuệ sắc sảo, tài hoa trong ngôn ngữ và hình ảnh thơ, cùng tấm lòng, ý thức của người nghệ sĩ gắn bó với cuộc sống, bài thơ vẫn nguyên vẹn sức sống đến hôm nay.
- Bằng những hình ảnh biểu tượng tiếng thơ ấy không chỉ gợi lên những suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi nguời gắn cùng dân tộc mà còn khơi dậy những ân tình với quá khứ. Bài thơ của Chế Lan Viên vẫn đi cùng năm tháng bằng suy ngẫm, tình cảm máu thịt gắn bó với nhân dân, đất nước, thời đại. Nhà thơ như đang nói cùng chúng ta :
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu..