Thứ nhất, Nhà nước cần tạo sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô, tiếp tục hoàn thiện các chính sách, pháp luật nhằm tạo dựng môi trường kinh tế thông thóang,
ổn định và thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển phù hợp với yêu cầu của các tổ chức kinh tế, các quy ước, định chế thương mại quốc tế mà chúng ta tham gia. Nhà nước cần hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế qua ngân hàng. Các văn bản về quản lý ngoại hối, quản lý ngoại tệ như
nghị định, quyết định… của chính phủ nên được nâng cấp và hoàn thiện thành luật để
các bên liên quan có căn cứ pháp lý rõ ràng mà dựa vào khi xảy ra tranh chấp. Hiện nay, chúng ta đã có được Pháp lệnh ngoại hối nhưng chưa có được văn bản hướng dẫn thi hành rõ ràng. Cần có một khung pháp lý thật sự hoàn thiện hỗ trợ cho việc cung cấp các dịch vụ mới của ngân hàng như ban hành luật về hối phiếu, luật về mua bán các chứng từ có giá, sớm ban hành luật thanh toán và luật giao dịch điện tửđể tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động thanh toán qua ngân hàng.
Thứ hai, cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng. Duy trì chính sách tỷ giá thị trường có sự quản lý của nhà nước và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối
Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động thanh toán quốc tế. Nhà nước cần tiếp tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh toán quốc tế, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong quá trình hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại. Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ
thống cảnh báo sớm.
Thứ ba, trợ giúp tối đa cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thu thập thông tin thị trường trong nước lẫn quốc tế và giải quyết những tranh chấp quốc tế như
những vụ kiện bán phá giá xe đạp, giày dép, cá ba sa. Các đại sứ quán, lãnh sự quán, tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài cũng cần phải lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu những bất lợi về pháp lý của quốc gia nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro.
Thứ tư, Chính phủ cần phải nâng cấp chất lượng công tác kế toán, kiểm toán doanh nghiệp giúp ngân hàng có được số liệu chính xác, minh bạch về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Thứ năm, tăng cường hỗ trợ cho xuất nhập khẩu như đơn giản hóa thủ tục hải quan, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường truyền thống và tìm kiếm các thị trường mới, phát triển các dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu như vận tải, bảo hiểm, có chính sách tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu…