Vị trí hàng đầu của cái tinh thần: Tôn giáo

Một phần của tài liệu Tài liệu cac dan toc mien nui Dong Duong pptx (Trang 138 - 183)

Dẫn nhập

Sau khi đã khám phá tất cả các lĩnh vực của đời sống Tây Nguyên, ở đấy ta đã hé thấy những bí mật của chúng, bây giờ đã đến lúc chúng ta có thể đề cập đến thế giới tôn giáo, nó thấm sâu vào tất cả các phương diện đó trong đời sống, bao gộp chúng, giải thích chúng và nâng cao chúng lên. Sự thẩm thấu đó sâu đến

mức không nên chờ đợi tìm thấy toàn bộ tôn giáo Tây Nguyên được nói đến chỉ trong mỗi chương này; nó có mặt trong tất cả các chương, ngay từ đầu sách. Ở đây chúng tôi chỉ cố làm toát lên phương diện đặc thù tôn giáo của các hiện tượng chúng ta đã nghiên cứu trên kia và chúng sẽ trở nên không toàn diện, bị tước mất cái làm cho nó có một ý nghĩa sâu sắc nếu không có chương này. Chương này giống như một cái chìa khóa làm việc, không có tham vọng nghiên cứu toàn bộ, mà chỉ cố gắng đi đến tận cùng các sự vật.

Ơi Yang - Người Tây Nguyên tôn giáo.- Dầu ta có nói gì đi nữa, thì người Tây Nguyên là người có tôn giáo. Vả chăng, có con người nào không biết đến những hình thức hiện tại mà một nền văn minh tăng tốc nắm lấy làm nên "sức mạnh" và "vinh quang" của vài ba dân tộc tiên tiến, mà lại không có tôn giáo, có tôn giáo một cách truyền thống? Không một người Nguyên thủy nào là ngoại lệ cả. Tuy nhiên vẫn có những người Tây Nguyên không còn có tôn giáo nữa. Nguyên nhân duy nhất là một sự tiến hóa không được hướng dẫn một cách đầy đủ. Chính sự tiếp xúc với văn minh đã khiến họ biến theo tà giáo; những kẻ phải chịu trách nhiệm không phải là chính những người Tây Nguyên, mà là những kẻ đã tách họ ra, làm cho họ không còn quan tâm đến phong tục của họ, tức sức mạnh tôn giáo của họ mà không mang đến cho họ cái gì khác để thay thế. Bác sĩ Jouin đã sáng suốt nhận ra điều đó: "Cần tránh tình trạng tập tục bỗng nhiên trở nên khờ khạo và lố bịch, thậm chí có thể từ nay đối với họ là không thể hiểu được, những người Êđê, Bana,

Xơđăng, Giarai, Mạ của chúng ta bỗng nhiên mất hết chỗ dựa, không có một đường hướng ứng xử vững chắc, từ bỏ những quy tắc mà cha ông họ đã theo, họ còn chưa thích ứng được với những đường hướng lại luôn biến động của các xã hội hiện đại, bên ngoài Nhà thờ."

Người Tây Nguyên mà chúng ta nghiên cứu, là con người không ai biết, hoặc biết rất ít, tự họ cũng không biết chính họ, không có ý thức về giá trị mà họ đại diện; đó là con người sống hôm nay cũng như ngày xưa và không bao giờ thôi cầu khấn các Yang. Ý nghĩ từ bỏ tín ngưỡng ấy hay không thờ cúng các Thần ấy thậm chí không bao giờ đến với họ. Tổ tiên đã tin như vậy từ ngàn xưa, và từ ngàn xưa các vị Thần đã được cúng theo kiểu như vậy; đấy là lý lẽ độc đoán truyền thống. Không có vấn đề không "thi hành". Một lần nữa, đối tượng nghiên cứu của chúng ta không phải là người qua đường ngòai chợ hay người dân làng ở bên con đường cái lớn, mà là người bản địa ở vùng sâu, được quan sát tại quê hương của họ, đang sống cuộc sống của họ.

Người Tây Nguyên là người có tôn giáo bởi vì, đối với họ, mọi thứ đều thiêng liêng. Ðây chỉ là chiều sâu hơn của điều ta đã nói về tính truyền thống chủ nghĩa của họ. Toàn bộ cuộc đời họ, cả vật chất lẫn tinh thần, đều được khuôn theo một tập quán, mà tôn giáo thấm đẫm từ đầu đến cuối: các Thần đã sáng tạo ra vũ trụ và quy định chức năng của mọi thứ; con người, là kẻ đầy tớ và kẻ chịu ơn của Thần linh, không được làm bất cứ điều gì ra ngoài Truyền thống của tổ tiên, bởi anh ta phải duy trì trật tự mà Thần linh đã sắp đặt, để điều Thần linh đã khởi sinh thì cũng sẽ kết thúc trong Thần linh; toàn bộ tôn giáo và toàn bộ cuộc sống đều là ở đấy. Thuyết mục đích tôn giáo phổ niệm ấy khiến người ta coi không có vật gì là không có linh hồn, từ hạt lúa nhỏ cho đến chiếc ché rượu hiến tế. Từ mê tín thường dùng để chỉ hiện tượng này là rất không đúng; thật vậy, nó là biểu lộ thường kỳ của một tín ngưỡng sống động và tổng quát nảy sinh một cách bình thường từ nguyên lý tôn giáo tin rằng Thần linh có mặt ở khắp nơi và có thể nhìn thấy mọi thứ. Vừa là một truyền thống xa xưa, tôn giáo Thần linh vừa là một hiện tượng gia đình; nó vừa có tính chất chính trị vừa có tính cách gia đình. Là cơ sở và là đơn vị thực thể nhất của xã hội Tây Nguyên, gia đình

cũng là trung tâm của đời sống tôn giáo, cung cấp khuôn khổ và nhân vật cho đời sống này.

Những nơi thờ cúng chính là căn nhà của gia đình, trong mọi cơ hội, thửa ruộng của gia đình, theo nhịp điệu của các lễ hội và các nghi thức nông nghiệp, căn nhà - kiêng cữ của làng cho dịp hiến tế chung mỗi năm một lần, nghĩa trang trong dịp chôn cất người chết rồi trong lễ bỏ mả. Ngoài những nơi thông thường đó, còn có một vài nơi đặc biệt khác, như Bumong, ở đó người ta tiến hành một lễ cúng định kỳ hay bất thường. Việc thờ cúng Thần linh chủ yếu được tiến hành trong nhà, một tôn giáo không có người thật sự là tăng lữ; chính người đứng đầu trong nhà, người già nhất, là người thay mặt những người khác (trong nhà) giao tiếp với các Yang, cầu khấn và hiến tế. Ông ta là ngươi bảo vệ các truyền thống và người chủ tế tôn giáo.

Mọi người Tây Nguyên đều là tín đồ của tôn giáo thờ Thần linh. Chúng ta cố tình huy động những danh từ to tát, nào là "thuyết tự nhiên", nào là "thuyết vật linh", rồi "thuyết đa thần"... Có thể nói rằng tôn giáo của người Tây Nguyên là tất cả những cái đó và hơn thế nữa. Những thuật ngữ trên là quá rành rẽ để có thể mô tả tinh thần tôn giáo phức tạp ở đây, để xác định hình thức tôn giáo đặc biệt này, vốn là chung cho mọi con người trên trái đất. Bởi vì, như chúng ta sẽ thấy, tôn giáo của người Tây Nguyên chia xẻ rất nhiều tín ngưỡng, nhiều phương diện, nhiều hệ thống của nhiều tập đoàn người khác nhau.

Một truyền thuyết nói về sự hiện diện của Thần linh trong Tự nhiên, là nguồn gốc của tín ngưỡng đối với các Thần núi, Thần các dốc cao, Thần nước, Thần đá,...Chúng tôi xin tóm tắt truyền thuyết đó, có thêm lời bình của người kể lại:

"Ngày xưa biển tràn lên, chiếm hết đất đai, gây ra ngập lụt và phá hủy tất cả. Các Thần đều phải chạy

trốn, lung tung, rối rít. Các vị, người thì chui xuống đất, người thì chui vào các tảng đá, một số lủi vào rừng sâu, một số trốn vào các cây to. Cho nên ngày nay người ta mới thấy có những Thần đất, Thần đá, Thần nước, Thần rừng; và người ta khấn: "Hỡi Giang núi Gungong, Ðá Pompil, Rừng thiêng Mbel,...". Chỉ có một mình Ndu không phải chạy trốn đi đâu cả, vì Thần không ngự ở đâu cả, không nơi này cũng chẳng nơi kia".

Ngày xưa, các Yang sống chung với người; mọi sinh linh đều nhìn thấy nhau và hiểu nhau; ngay cả các loài vật cũng vậy. Nhưng từ trận lụt nọ, tiêu diệt mọi người, chỉ trừ lại một đôi, còn các Yang đã chạy trốn hết và loài vật không còn biết nói nữa. Không phải Tự nhiên, không phải các nơi chốn được thần thánh hóa, nhưng chúng đã trở thành những nơi trú ngụ của các Thần; người ta cúng bái vị Thần ở cái nơi đã trở thành linh thiêng.

Lời khấn và thời vận.-

O Yang Ơi Thần

Lot ju lot nhol

Hãy đến thăm chúng tôi

Nyu mo any...

Uống rượu cùng tôi...

Hầu hết mọi lời khấn vái đều bắt đầu như vậy. Ðấy là một trong những lời đầu tiên người khách nghe được trong căn nhà của người Tây Nguyên, khi người chủ mời anh một ché rượu cần. Có người tưởng tôn giáo này dừng lại ở đó, trong khi đấy chỉ là một trong rất nhiều lời cầu khấn theo nghi lễ hay tụng niệm. Người Tây Nguyên thường xuyên cầu khấn sự hiện diện của Thần linh; quả là họ thường mời các Thần uống rượu, nhưng chớ nên quên rằng họ uống vì các Yang. Một người quan sát hời hợt thấy ở đấy chẳng có gì khác hơn là một cảnh chè chén kiểu quán rượu; chớ nên để cho cảnh đôi ba người đang say mềm che mắt chúng ta, mà phải nhìn thấy tất cả những người khác, trông họ thật nhạy cảm, thơ mộng, sâu sắc. Cảnh ấy là biểu hiện của một hệ thống tôn giáo sâu xa và là một cơ hội tuyệt vời để nhận ra hệ thống đó. Hầu hết những yếu tố của bản nghiên cứu sau đây đều được thu lượm chính trong những hoàn cảnh như vậy, luận bình về một Yang nào đó, về một tín ngưỡng gắn với Yang ấy.

Tôn giáo bao gồm toàn bộ cuộc sống; các vụ cầu khấn Thần linh gắn với nhịp điệu của cuộc sống gia đình (sinh đẻ, cưới xin, bệnh tật, tang ma, tiếp khách, mua bán thỏa thuận, v.v.), nhịp điệu của các nghi lễ nông nghiệp (bắt đầu và kết thúc lao động sản xuất, những ngày đặc biệt xấu, Năm mới), khoác lên nhịp điệu đó một ý nghĩa tinh thần - chưa kể những lời khấn niệm gắn với mọi hành động và nâng cao nó lên bằng cách đem lại cho nó một nét thiêng liêng.

Lời cầu khấn được biểu hiện bằng ngôn ngữ cổ, che giấu, thần bí; nó có vai trò giống như tiếng La-tinh của người Phương Tây, lối diễn đạt cố định và vĩnh cửu của các pháp điển xưa cũng như của Lễ cầu siêu tôn giáo. Ðó là một thứ ngôn ngữ nghi lễ, luôn luôn đồng nhất với chính nó để bảo đảm tính lâu dài của những gì đã được coi là vĩnh hằng, và cố tình tối nghĩa để giữ lấy tính thiêng liêng của sự vĩnh hằng đó.

Mặc cảm tôn giáo của người Tây Nguyên, đối tượng của một tín ngưỡng cổ xưa do sự thần khải của các

Yang cho những con người đầu tiên, khi Thần và người còn nói chuyện được với nhau, nhìn theo một quan

điểm khác, có thể coi là kết quả những vận động trí tuệ của con người muốn tìm một cách giải thích thế giới: đấy là hai cách nhìn nhận bổ sung cho nhau về cùng một vấn đề.

Cũng như vậy, các hành vi tôn giáo chính là những thực hành hôm nay của Tập quán vĩnh hằng do các Thần tổ chức ra vũ trụ thiết lập, một sự tham gia được định trước vào trật tự thế giới đã được áp đặt, và là những hoạt động của mọi con người nhận biết những sức mạnh tinh thần của vũ trụ, cố thích nghi, đi vào trong vòng tuần hoàn của chúng, sáp nhập vào cái thiêng liêng ấy, tham gia vào nhịp điệu của nó. Không có chỗ cho tư biện tự do cá nhân, cũng không có chỗ cho việc thực hiện tùy hứng. Con đường mòn đã vạch sẵn, mà các thế hệ bước theo, bước chân sau dẫm lên bước chân trước [3] .

*

Dưới vẻ bề ngoài đơn giản, tôn giáo Tây Nguyên kỳ thực rất phức tạp, thách thức mọi phân tích cùng kiệt nhất; nghiên cứu một cách sâu sắc, ta nhận ra ở đấy một hệ thống liên kết chặt chẽ và mênh mông bởi nó bao gộp cả một quan niệm về vũ trụ được các Thần linh sắp đặt. Tư tưởng tôn giáo, được biểu lộ bằng các nghi thức truyền miệng và được "thực hiện" bằng các hành vi cúng bái, chủ yếu mang tính chất biểu tượng. Nó được tiến hành, không phải bằng các khái niệm mà bằng biểu tượng, không phải bằng tam đoạn luận mà bằng ngụ ngôn. Ðấy không phải là hình thái văn phong vô tư, mà vừa là nội dung vừa là hình thức đặc thù của nền triết học tôn giáo này. Ấy là bởi vì, xét đến tận cùng, thì mọi sự đều là biểu tượng, cho nên lối biểu hiện này mới mang diện mạo đó.

Các câu truyện kể xưa không phải là những ngụ ngôn đơn thuần, mà là những huyền thoại chính cống, đối tượng của tín ngưỡng chung và nguồn sáng tạo ra các nghi thức. Rất ít thấy những truyện kể không mang một sắc thái tôn giáo và biểu tượng; khi nói đến một Yang, bao giờ câu chuyện cũng dẫn đến niềm tin và làm nảy sinh một sự thờ cúng. Do đó ta hiểu rằng các tín ngưỡng của người Tây Nguyên và các biểu hiện của chúng không phải là điều đơn giản, bởi vì, căn cứ vào tính biểu tượng cơ bản, mọi thứ trong vũ trụ đều mang một ý nghĩa tinh thần, và như vậy đều thuộc về tôn giáo. Yang chi, Yang chê, Yang jöh... "Thần cây,

Thần cỏ, Thần mọi vật...". Không có gì bị bỏ quên: mọi thứ ta nhìn thấy đều là biểu hiện của những cái khác, còn thực hơn cả thế giới này của chúng ta, thế giới này chẳng qua chỉ là một bộ sưu tập các hình ảnh...

Thần tối cao.- Tính thống nhất trong quan niệm về vũ trụ được chứa đựng trong một vị Thần tối cao, Người tổ chức nguyên lai và Thượng đế hằng ngày. Các tộc người phía Nam nói chung gọi ông là Ndu. Các tộc người khác quan niệm về ông một cách vật chất hơn và dường như phân biệt ở đây một đôi, mang tính nhị nguyên không được xác định rõ ràng, chia các chức năng của vị này cho hai người có họ hàng với nhau hay hai phương diện của một Người. Ðối với người Êđê, đó là nhị thức Aê Du - Aê Diê, những người phối hợp của thế giới, thể đôi cao hơn tất cả các thể đôi Thần thánh khác; đối với các tộc người phía Bắc, đó là Yang Kuh keh - Bok Glaih, đôi vợ chồng tối cao, vị Thượng đế chủ trì nhịp điệu nông nghiệp. Ông còn được gọi là Ködra ban gong, "Người nuôi cả thế giới". Ðối với mọi người, dù là một nhân vật duy nhất hay một đôi, ở vị ấy cũng tập trung những đức tính sau đây mà chỉ ông ta mới có đủ: Nhân từ, Vĩnh hằng, Tối cao tuyệt đối, Thượng đế. Ông là người sáng tạo ra tất cả và mọi sự sống đều từ ông mà có; ông coi sóc con người và mùa màng.

Ndu thuộc một hạng đặc biệt. Ông là Tinh thần thuần túy và chỉ mang dạng người hay chim trong những lần xuất hiện rất hiếm hoi. Tính phi vật chất đó khiến ông cao hơn tất cả các Yang là những kẻ phục vụ ông. Ông không ở nơi này hay nơi kia, mà ở khắp nơi, tùy ý. Thỉnh thoảng, ông đến "ngồi" trên một gò mối, trong một cái rẫy, để trông chừng cho lúa mọc thật tốt. Từ buổi khởi nguyên thế giới, là vị Cha nuôi, ông đã tạo ra thực thể của mọi con người; nhưng, trước sự độc ác của con người, ông đã để cho trận Hồng thủy hủy diệt tất cả; ông không muốn làm thêm một phép lạ để cứu những con người không đáng cứu; tuy nhiên ông dạy con người cách giết nai và heo rừng để tự nuôi sống. Trong Truyền thuyết Con chim màu đỏ và

Truyện kể về đứa trẻ mồ côi, ông là thượng đế của những người nghèo, ông đến thăm họ và biến họ thành

những người giàu có, nếu họ tỏ ra trung thành. Ndu không bao giờ được tượng hình.

con ông chết, ông rời bỏ chốn cư trú trên trần thế. Người Êđê tạc hình ông bằng gỗ. Người phó của ông là Aê Du quy định các mùa và ban các vụ thu hoạch.

Dù mang tên gọi nào, vị Thần tối cao thường bị người ta quên, mà lại nhớ đến các Yang nhỏ là những vị được hưởng lộc của con người hiến tế. Người Tây Nguyên thích cúng các vị Thần biết thưởng thức thịt và

Một phần của tài liệu Tài liệu cac dan toc mien nui Dong Duong pptx (Trang 138 - 183)

w