6.3.BỘ ĐIỀU TỐC CHÂN KHƠNG MỌI CHẾ ĐỘ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình kết cấu động cơ: Hệ thống nhiên liệu động cơ pdf (Trang 79 - 81)

- Vịi phun kín tiêu chuẩn

6. BỘ ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ.

6.3.BỘ ĐIỀU TỐC CHÂN KHƠNG MỌI CHẾ ĐỘ.

Bộ điều tốc chân khơng hoạt động theo quy luật biến thiên của độ chân khơng trong đường ống hút theo số vịng quay của động cơ. Ưu điểm chính của bộ điều tốc này là cấu tạo đơn giản, kích thước nhỏ, lực để điều khiển chế độ tốc độ của động cơ tương đối nhỏ và khơng cĩ các chi tiết mài mịn v . v.... Người ta thường lắp bộ điều tốc chân khơng trên các động cơ vận tải cao tốc hoạt động trong một phạm vi tương đối rộng, vì trong suốt phạm vi tốc độ ấy bộ điều tốc chân khơng cĩ thể dễ dàng đảm bảo độ khơng đồng đều như nhau, trong khi đĩ với bộ điều tốc cơ khí thì rất khĩ thực hiện.

Hình 9.58. Sơ đồ bộ điều tốc chân khơng mọi chế độ.

1-Bầu lọc khơng khí; 2-Cần điều khiển tốc độ; 3-Họng; 4-Bướm giĩ; 5-Đường ống hút; 6- Nút kéo; 7-Thanh răng bơm cao áp; 8-Lỗ thơng với khí trời; 9-Ngăn bên phải của bộ điều tốc; 10-Lị xo bộ điều tốc; 11-Lị xo; 12-Chốt tựa; 13-Vít điều chỉnh; 14-Ngăn bên trái của bộ điều tốc; 15-Màng mỏng; 16-Ống nối.

Trên hình (9.58) giới thiệu sơ đồ bộ điều tốc chân khơng mọi chế độ. Trong ống hút 5 của động cơ cĩ đặt họng 3. Trong họng cĩ bướm giĩ 4, vị trí của bướm giĩ do tay địn 2 điều khiển. Khi động cơ hoạt động, khơng khí đi qua bình lọc 1 và họng 3 đi vào đường ống hút 5.

Màng 15 chia thân bộ điều tốc làm hai ngăn: ngăn trái 14 và ngăn phải 9. Ngăn trái 14 ăn thơng với họng 3 nhờ đường ống 16, cịn ngăn phải thơng với khí trời qua lỗ 8. Màng 15 vừa làm mặt tựa của lị xo 14 và vừa được nối với thanh răng 7 của bơm cao áp. Khi bướm giĩ nằm ở một vị trí nhất định, nếu thay đổi số vịng quay của động cơ thì tốc độ khơng khí đi qua họng sẽ thay đổi theo và do đĩ làm thay đổi độ chân khơng ở họng. Càng tăng số vịng quay của động cơ thì độ chân khơng trong ngăn 14 càng lớn làm cho màng 15 càng ép lị xo 10 kéo thanh răng bơm cao áp sang bên trái về phía giảm lượng nhiên liệu cung cấp. Nếu giảm số vịng quay của động cơ thì độ chân khơng sẽ giảm theo

và lị xo 10 sẽ đẩy màng 15 và thanh răng bơm cao áp sang bên phải về phía tăng lượng nhiên liệu cung cấp.

Mỗi vị trí bướm giĩ do tay địn 2 điều khiển sẽ tương ứng với một chế độ tốc động của động cơ. Càng mở rộng bướm giĩ thì tốc độ của động cơ càng lớn.

Lị xo 11 cĩ tác dụng làm tăng độ ổn định của bộ điều tốc khi động cơ chạy chậm ở chế độ khơng tải hoặc ít tải. Vít 13 dùng để điều chỉnh độ căng của lị xo 11. Trong quá trình thanh răng bơm cao áp di chuyển về phía giảm lượng nhiên liệu cung cấp, khi tới vị trí nào đĩ thanh răng sẽ tỳ lên chốt tựa 12, qua đĩ ép lị xo 11. Nếu di chuyển về phía tăng lượng nhiên liệu cung cấp thanh răng cũng sẽ tỳ lên chốt hạn chế lượng nhiên liệu lớn nhất. Nút kéo 6 dùng để cắt nhiên liệu khi tắt động cơ. Khi kéo nút 6, thanh răng sẽ ép các lị xo 10 và 11 chuyển về vị trí cắt nhiên liệu.

Nhược điểm chính của bộ điều tốc chân khơng là phải lắp họng và bướm giĩ trên đường ống nạp, do đĩ đã làm giảm bớt 20 ÷ 30% tiết diện lưu thơng của đường ống nạp, làm giảm hệ số nạp và do đĩ làm giảm cơng suất của động cơ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình kết cấu động cơ: Hệ thống nhiên liệu động cơ pdf (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)