7. DẸP PHIẾN LOẠN
NGUYỄN ÐỒNG (Quách Giao sao lục)
(Quách Giao sao lục) Khánh Hội, ngày 14-9-1984
Kính gởi anh Quách Trường Xuyên, Thư 23-8-84 (mang tay) của Anh, tôi đã nhận được, với đầu đủ những chương bổ sung H.P.N.H (II). Xin báo tin để Anh mừng, tôi đọc hôm đực, hôm cái, nhưng cũng đã xong tất cả những gì Anh gởi cho tôi, qua Lộc Ðình lần trước, và cụ Ðồng hôm qua... Lộc Ðình đọc Nhà Tây Sơn của Q.G. rất kỹ, không sót chữ nào, những lỗi chính tả đều được đánh dấu ở ngoài lề hết. Duy phần chữ Hán thì tôi phải sửa thêm. Có bài thơ viết sai cả mười mấy chữ, - những chữ tôi còn ngờ chưa kể, nay mai tôi sẽ relever những chữ lầm ấy (Việt và Hán) thành một bản gởi ra Anh. Công việc này mất vài ngày, chứ không hơn, nhưng xin cho đợi hứng.
Nhà Tây Sơn của Quách Giao có giá trị lớn. Nhiều chi tiết mới về dòng dõi anh em Vua Quang Trung. Các tướng tá giúp vị anh hùng này cũng được truyền thần một cách hết sức linh động. Nguyên nhân bất hòa giữa Vua Thái Ðức và Bắc Bình Vương xem ra hữu lý hơn nguyên nhân đã được ghi trong chính sử. Ðiều đáng chú ý nhất là ngọn bút của nhà chép sử trẻ này dạt dào nhiệt tình, đã gây được cảm xúc mạnh nơi người đọc, làm cho người đọc yêu mặn nồng hơn mà ghét cũng ghét cay ghét đắng hơn: Yêu những khí phách hào hùng, những tấm lòng thẳng ngay, chung thủy..., ghét những thói gian ngoan, hèn nhát, những hành động tàn bạo, khát máu, độc ác hơn cả giống sài lang. Tác giả thuật sự cũng rất giỏi, khiến người đọc có lúc hồi hộp như đọc La Quán Trung hay Kim Dung. Ngần ấy thiết tưởng đủ rồi, chả cần cầu viện đến văn phong tiểu thuyết (bắt gặp trong một vài đoạn, tỉ như Quang cảnh thành Quy Nhơn lúc bấy giờ vừa bi vừa hùng - Ðó là ngày 24 tháng 5 năm Tân Dậu (1801)... Bóng chiều tràn ngập núi sông...) vân vân...
Sau chuyện Sử, bây giờ xin trở lại chuyện Thơ.
Ðọc những công trình biên khảo về Thơ của Anh, thứ nhất là Thơ Ðường và Hứng Phấn Nâng Hương (I và II), tôi thật thán phục anh về công phu thi học và về thái độ cẩn nghiêm của Anh trong việc áp dụng Niêm luật thơ Ðường. Ðến khi đọc chương 41/A, tôi cũng thán phục ngọn bút phê bình thơ Ðường rất tinh tế của anh Quách Trường Sa. Tôi e rằng người mới học Thơ, có thể đọc các anh rồi, đâm hoảng, không dám dấn thân nữa...
GIẢN CHI
Quách Giao trích sao.
Hà Nội, 23-8-1984 Kính gởi anh chị, Bạn của cháu Ngọc đã mang đến tập Nhà Tây Sơn của Giao viết và các bài viết lại Hứng Phấn Nâng Hương, đúng như trong thư anh ghi rõ. Tôi đã đóng những trang mới ấy thay vào các trang cũ. Những bài mới, những trang mới viết lại, rõ ràng hơn hẳn và có giá trị tư liệu cũng như văn học cao.
Tập Nhà Tây Sơn viết rất hấp dẫn. Tôi mới đọc qua một lần, thấy có một số chỗ cần trao đổi thêm. Có nhiều điểm rất cụ thể, nhận xét rất chính xác, như vấn đề bất hòa giữa N. Nhạc, N. Huệ, nguyên nhân..., có những việc rất lý thú, rất đau xót, nhất là cuộc đời Diệu, Xuân, Dũng, Long... v.v...
Tôi chưa có thể viết lời góp ý ngay, mà cần phải đọc lại bằng lý trí (vì nay mới đọc bằng tình cảm) nhưng có hai vấn đề cần gợi ý trước:
1.Ðúng như anh nói trong bài giới thiệu: Tập này không thể gọi là một quyền lịch sử vì tài liệu một số lớn chưa được phối kiểm một cách chặt chẽ. Ðó là khoa học. Tuy nhiên nó lại bao gồm rất nhiều tư liệu chính xác mà chính sử không biết hoặc không nêu, hoặc xuyên tạc, hoặc nhầm lẫn. Nó chính xác hơn vì nó được bảo tàng trong ký ức của nhân dân địa phương, nó còn dấu vết tại địa phương. Vì vậy tôi đề nghị anh nên nói rõ hơn trong Tựa, đính chính sai lầm của sách cũ, cũng như các suy đoán theo định kiến của các nhà sử mới.
2. Nói về Nhà Tây Sơn mà rất ít nói những tình cảm Tây Sơn để lại, trong nhân dân địa phương cho đến nay, là một điều thiếu sót. Hình như không phải chỉ Kiên Mỹ thờ ba Vua mà ngay cả ở Vân Tường cũng có việc làm lễ hàng năm.
khẩu bí mật cho nhau để đọc khi tế ba Vua. Bài văn tế ấy cho đến đời Xã Suyền chết 1947 mang theo xuống trình Quang Trung. Ðược bài văn ấy là một cống hiến lớn cho lịch sử.
Việc 2 cây Ké, Cầy treo cờ làm lễ xuất quân ở chân đèo An Khê được nhân dân gìn giữ làm vật lưu niệm, mãi đến thời Mỹ mới bị ngụy chặt phá..., cũng đẹp và có ích. Văn của Giao viết giản dị mà hấp dẫn, rành rọt. Có một số địa danh, sự việc cần được bàn kỹ lại.
Lý Tài, Tập Ðình là hai tên tướng giặc Tàu Ô về giúp Tây Sơn, có đóng quân tại Phú Yên, nơi đến nay vẫn còn dấu: Núi Trại Khách ở Ðồng Xuân. Ở đó cũng lưu lại một câu hát đưa em:
- Gió đưa ông đội về Tàu Bà đội ở lại xuống bàu bắt cua Bắt cua làm mắm cho chua Gởi về ông đội khỏi mua tốn tiền. Ðó là sau khi hai tướng tàu bỏ trốn về Hải Nam, vợ me Tàu bỏ lại bị nhân dân chế giễu...