(Sưu tầm từ Internet theo tác giả Tây Độc)

Một phần của tài liệu Tài liệu Rượu dưới góc nhìn khoa học docx (Trang 81 - 83)

- Tự nhiên là một nguồn phóng xạ khổng lồ, và một phần của nguồn phóng xạ này được các loài thực vật và động vật sinh sống trên hành tinh trái đất hấp thụ, trong đó có cả những cây nho

(Sưu tầm từ Internet theo tác giả Tây Độc)

Rượu Sake

Đầu tiên, việc sản xuất rưu Sake được hạn chế trong các cung điện và các đền miếu lớn. Đó là lý do tại sao Sake thường gắn liền với các lễ hội, lễ nghi tôn giáo. Các thùng chứa rượu, tách uống rượu bằng sứ hay bằng gỗ với các hoa văn trang trí nghệ thuật đặc sắc được dùng để thưởng thức Sake phản ánh vị trí đặc biệt của Sake trong đời sống của người Nhật Bản.

Vào những buổi tối lạnh giá mùa đông, nhiều công tư chức Nhật Bản trên đường đi làm về thường tạt qua quán rượu, dùng vài món ăn nhẹ và uống rượu cùng với đồng nghiệp hoặc bạn bè, một cách để quên ngày làm việc mệt nhọc, nói chuyện về một vài chủ đề thời sự hoặc bàn tán vè các ngôi sao thể thao. Đương nhiên quán rượi nào cũng có rất nhiều loại đồ uống như bia, rượu whiskey, brandy, vang, vv... nhưng thích hợp nhất vào lúc đêm đông có lẽ là chén rượu sake nóng.

Sake là tên gọi chung của các loại rượu Nhật Bản nhưng cũng là tên của một loại rượu ủ nổi tiếng của Nhật, khác vói các loại rượu cất gọi là shochu. Sản xuất rượu sake từ gạo được đưa vào Nhật Bản sau khi viẹc trồng lúa nước du nhập tới xứ Phù Tang khoảng 300 năm trước công nguyên, và những tài liệu đầu tiên viết về sake là vào thế kỷ 3 sau công nguyên. Thời xưa, rượu sake chủ yếu để phục vụ hoàng gia hoặc các đền chùa lớn, và thường được dùng trong các lễ hội tôn giáo. Khoảng cuối thế kỷ 12, sake mới bắt đầu trở thành thứ đồ uống phổ biến trong tầng lớp bình dân.

Quy trình sản xuất rượu sake hầu như không thay đổi trong vòng 400 năm qua. Tuy ngày nay, nhiều hãng rượu lớn sử dungmáy vi tính để kiểm soát các công đoạn, nhưng sake vốn được sản xuất theo kiểu thủ công, dưới sự chỉ đạo của một người nấu rượu chính giàu kinh nghiẹm. Thậm chí nhiều công ty nhỏ vẫn giữ cách ủ rượu theo lối truyền thống.

Cũng giống như đối với rượu vang làm từ nho, vị của rượu sake tuỳ thuộc vào chất lượng của các thành phần cơ bản là gạo và nước, chất lượng của men, điều kiện thời tiết khi ủ rượu, nhiệt độ ủ, cũng như kỹ thuật của người ủ rượu. Yếu tố quan trọng đối với vị của sake là nước vì nước chiến 80% tổng số nguyên liệu. Nước dùng sản xuất rượu thường là nước ngầm. Nhật bản là một đất nước có lượng mưa rất lớn với khoảng 75% đất đai là núi. Nước mưa ngấm qua đất ở các vùng núi tạo thành nguồn nước ngầm rất phong phú, được khai thác sử dụng trên toàn Nhật Bản. Song, yếu tố quyết định mang lại thành công cho cả quá trình ủ rượu là kịnh nghiệm và sự cảm nhận tinh tế của ngườu nấu rượu chính.

Ngườu ta ủ rượu sake vào thời điểm lạnh nhất của mùa động và sử dụng gạo vừa gặt trong mùa thu năm đó. Vào tháng 4, khi quá trình ủ rượu đã xong, ngườu nấu rượu chính và chủ công ty là những ngườu đầu tiên nhấp thử, cả hai đều có một suy nghĩ trông chờ và lo lắng như đón đứa con chào đời.

Hiện có khoảng 3000 hãng sản xuất rượu sake ỏ Nhật Bản, sản xuất trên 5000 loại sake . Những khu vực sản xuất chính nằm ở các tỉnh Kyôt và Hyogo. Một số loại sake nổi tiếng trong nước được sản xuất tại các tỉnh Akita và Hiroshima. Sake địa phương, gọi là jizake, thì có rất nhiều loại và sản xuất ở khắp nơi.

Có lẽ được biết nhiều nhất là loại sake Nada của tỉnh Hyogo. Sản lượng ở đây chiếm 30% tổng sản lượng sake trong toàn quốc. Nguồn nước ở đây được coi là lý tưởng để sản xuất rượu sake vì có hàm lượng kali cao gấp 3 lần so với ở những nơi khác. Ngược lại những chất làm đổi màu của sake như mangan, sắt thì lại hầu như không có. Các chuyên gia cho rằng, nước ở khu vực Nada chảy qua rặng núi Rokko nên mang nhiều yếu tố thích hợp cho việc nấu rượu, đồng thời đây là nơi nằm gần biển nên các tầng địa chất do trai, ốc tạo nên đã lọc đi những yếu tố xấu trong nước.

Sake nguyên chất năng khoảng 40 độ còn những loại bán trên thị trường vào khoảng 32 độ. Sake chất lượng cao là loại pha trộn hài hoà giữa 5 vị (ngọt, chua, cay, đắng và se) và có hương thơm dịu. Sake để càn lâu càn thơm nhưng ít khi người ta để sake lâu hơn 1 năm.

Tuỳ theo sở thích mà ngườu ta uống sake nóng hay lạnh và cách uống rượu của người Nhật là người này phải rót cho người kia. Sake nóng, gọi là atsukan, được dùng trong các bình gốm nhỏ gọi là tokkuri và dùng loại chén nhỏ gọi là choko. Hiện nay, nhiều người hâm rượu bằng cách cho vào lò vi sóng, nhưng đúng nhất là đặt tokkuri trong nước nóng cho tới khi sake đạt nhiệt độ khoảng 50 độ C trở lên. Cũng có loại sake đặc biệt chỉ để uống lạnh. Người ta còn phân biệt rượu sake nữ và sake nam. Sake nam là loại làm từ nước

cứng, có nhiều muối canxi và muối magiê, có vị hơi đắng. Sake nữ là loại làm bằng nước mềm, có vị dịu. Sống trong xã hội hiện đại, người Nhật dần dần uống bia, rượu whiskey và vang nhiều hơn. Theo một điều tra bia chiếm khoảng 70% lượng đồ uống có cồn tiêu thụ hàng năm ở Nhật Bản và sake chỉ chiếm dưới 20%. Tuy nhiên, sake vẫn là thứ đồ uống truyền thống phổ biến và được nhiều người ưa thích trong các dịp lễ quan trọng hoặc khi nắm vẻ đẹp của thiên nhiên, nhất là ngắm hoa anh đào. Nhiều người nước ngoài sang Nhật Bản chỉ muốn thưỏng thức bằng được loại đồ uống nổi tiếng này của Nhật Bản và khi về nước thường mua để làm quà.

Một phần của tài liệu Tài liệu Rượu dưới góc nhìn khoa học docx (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w