KẾT QUẢ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH HẢ

Một phần của tài liệu Đáng giá thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh hải dương (Trang 51)

DƯƠNG

1. Đặc thù của nghiệp vụ thu

Với những vai trò, đặc điểm trên ta có thể thấy nghiệp vụ thu có một số đặc thù mang tính chất riêng có:

- Theo quy định của pháp luật, tham gia BHXH bao gồm ba bên: người lao động – người sử dụng lao động – cơ quan BHXH. Mối quan hệ ba bên này có sự ràng buộc giám sát lân nhau: khi người lao động và người sử dụng lao động tham gia đóng BHXH đầy đủ về mức đóng, thời gian đóng thì dựa vào

cơ sở đó cơ quan BHXH sẽ thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động khi không may rủi ro xảy ra với người lao động. Đây là đặc thù riêng của nghiệp vụ thu, khác hẳn với các nghiệp vụ khác.

- Từ đặc thù trên, việc theo dõi kết quả đóng BHXH của từng cơ quan, từng đơn vị, từng doanh nghiệp phải diễn ra hàng tháng, quý, kỳ để từ đó ghi nhận kết quả đóng BHXH cho từng người, tương đương với mức lương làm căn cứ đóng BHXH cho từng người đã đăng ký trong danh sách đóng BHXH. Đây là ccông việc đòi hỏi độ xác xuất cao, thường xuyên, liên tục, kéo dài hàng năm, lại có sự viến động về mức đóng. Đồng thời, việc theo dõi ghi chép kết qủ đong BHXH là căn cứ pháp lý để thực hiện chế độ BHXH, do đó mỗi lần giải quyết chế độ BHXH là một lần kiểm ta xác định độ chuấn xác của nghiệp vụ thu BHXH

- Trong nghiệp vụ quản lý thu BHXH, ngoài nghiệp vụ kế toán thực hiện quản lý thu theo chế độ thu tập trung vào một tài khoản của BHXH tỉnh, thành phố rồi chuyển lên quỹ BHXH trung ương đúng, kịp thời, còn nghiệp vụ quản lý thu BHXH theo danh sách lao động đăng ký đóng BHXH do các cấp quản lý là:

+ BHXH thành phố quản lý danh sách lao động , tiền lương đơn vị, cơ quan đăng ký đóng BHXH có báo tăng, báo giảm hàng tháng để ghi nhận kết quả đóng lập thành hồ sơ gốc.

+ BHXH quận, huyện có nhiệm vụ đôn đốc, đối chiếu kết quả đóng của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và ghi kết quả đóng của từng người lao động . Đây là căn cứ để giải quyết các chế độ BHXH sau này.

+ Cơ quan đơn vị có trách nhiệm quản lý giải quyết sổ BHXH để ghi nhận kết quả đóng BHXH của từng lao động có sự giám sát, thẩm định của cơ quan BHXH.

2. Quy trình tiến hành thu BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dươg

Muốn làm tốt công tác thu thì phải xây dựng một quy trình thu hợp lý, thích hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Theo quy định hiện hành thì quy trình công tác quản lý thu BHXH phải trải qua các bước tuần tự như sau:

Bước 1: Lập và giao kế hoạch thu

Đối với công tác thu BHXH thì kế hoạch thu là cơ sở để tổ chức, thực hiện, quản lý, theo dõi công tác thu BHXH ở từng đơn vị, doanh nghiệp tham gia BHXH nói riêng và của toàn ngành BHXH nói chung. Lập kế hoạch thu cũng góp phần tổ chức thực hiện quản lý các công tác khác của ngành BHXH như hoạch định phương hướng phát triển lâu dài của toàn ngành, hoàn chính chế độ chính sách, quản lý và phát triển quỹ BHXH. Kế hoạch thu lập ra càng chính xác, càng phù hợp với thực tiễn thì công tác tổ chức thực hiện thu, điều hành quản lý công tác thu càng chủ động và đạt kết quả tốt bấy nhiêu. Chính vì thế, đây là bước quan trọng nhất trong các khâu của BHXH và phải được thực hiện hàng năm ở tất cả các đơn vị từ trung ương tới địa phương.

- BHXH các huyện dựa vào danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị, các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc do BHXH huyện quản lý, thực hiện kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp, lập 02 bản ké hoạch thu BHXH, BHYT năm sau rồi gửi về BHXH tỉnh trước ngày 20/10

-BHXH tỉnh căn cứ danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị thuộc quyền quản lý của BHXH tỉnh tiến hành kiểm tra, đối chiếu và lâp kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau của tất cả các huyện gửi lên BHXH Việt Nam.

Đối với cấp huyện và cấp tỉnh – liên quan trực tiếp tới người lao động và người sử dụng lao động để được tham gia BHXH thì người lao động, người sử dụng lao động phải tiến hành đăng ký tham gia BHXH –BHYT lần đầu cho người lao động. Các doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể, các đơn vị sử dụng

quản lý các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc có trách nhiệm đăng ký tham gia BHXH, BHYT bắt buộc với cơ quan BHXH được phân công quản lý ở nơi cơ quan, doanh nghiệp đó đóng trụ sở. Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bao gồm:

+ Công văn đăng ký tham gia BHXH,BHYT.

+ Danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH (mẫu 45-BH), danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (mẫu 45a-BH)

+ Hồ sơ hợp pháp về đơn vị sủ dụng lao động: giấy phép hoạt động, quyết định thành lập, bảng thanh toán tiền lương hàng tháng…

+ Hồ sơ của người lao động trong danh sách: sơ yếu lý lịch, giấy chứng minh thư phô tô, giấy khai sinh bản sao, hợp đồng lao động, quyết định làm việc…

-BHXH Việt Nam dựa vào tình hình thực hiện kế hoạch của năm trước, tình hình phát triển kinh tế xã hội, căn cứ kế hoạch thu BHXH,BHYT do BHXH các tỉnh lập ra giao số kiểm tra vể thu BHXH,BHYT cho BHXH các tỉnh trước ngày 15/11 hàng năm

- Căn cứ số kiển tra của BHXH Việt nam giao, BHXH tỉnh tiến hành xem xét, đối chiếu với tình hình thực tế trên địa bàn xem có hợp lý và có khả năng thực hiện thành công không để phản ánh với BHXH Việt Nam để được xem xét điều chỉnh

- BHXH Việt Nam tổng hợp số thu BHXH, BHYT trên toàn quốc trình hội đồng quản lý BHXH Việt Nam phê duyệt và thực hiện giao dự toán cho BHXH tỉnh trong tháng sau.

- BHXH tỉnh căn cứ dự toán thu BHXH,BHYT của BHXH Việt Nam tiến hành phân bổ, giao dự toán xuống BHXH các huyện, các đơn vị trực thuộc.

Đây là bước quan trọng để xác định đúng đối tượng, đúng mức thu BHXH cho mỗi người lao động tham gia.

Tại Phòng tiếp nhận và quản lý hồ sơ của cơ quan BHXH cấp huyện, cấp tỉnh trực tiếp nhận hồ sơ và danh sách của người lao động , sau đó chuyển lên phòng thu để các cán bộ làm công tác thu tiến hành thẩm định, thông báo kết quả thẩm định danh sách lao động tham gia BHXH,BHYT, đối tượng tham gia, mức tiền BHXH,BHYT phải đóng hàng tháng hoặc tiến hành ký kết hợp đồng về BHYT với cơ quan, doanh nghiệp đơn vị quản lý đối tượng đó.

Bước 3: Tổ chức thu và đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động nộp BHXH

Đây là bước quan trọng nhất trong hoạt động của cơ quan BHXH vì có thu được tiền BHXH vào quỹ BHXH, thì quỹ BHXH mới hình thành và tồn tại, việc thu và ghi sổ BHXH cho người lao động được tiến hành ở tất cả các tỉnh, huyện một cách thường xuyên theo một trình tự nhất định:

- Hàng tháng, căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH do các đơn vị sử dụng lao động và danh sách lao động điều chỉnh tăng, giảm nộp BHXH hàng quý, BHXH các tỉnh, huyện đôn đốc và tổ chức thu BHXH theo quy định.Đồng thời các đơn vị quản lý đối tượng sau khi đã nhận được thông báo của bên cơ quan BHXH thì căn cứ vào đó để tiến hành đóng BHXH , BHYT vào hàng tháng, hàng quý, hàng năm theo đúng quy định, chậm nhất là vào kỳ lương cuối trong tháng.

- Chậm nhất là vào ngày 10 của tháng đầu quý sau, BHXH tỉnh, huyện cùng các đơn vị sử dụng lao động kiểm tra lập bảng đối chiếu nộp BHXH của các quý trước. Nếu có chênh lệch giữa số đã nộp và phải nộp thì phải nộp tiếp hoặc chuyển sang quý sau.

- Hàng tháng nếu doanh nghiệp, đơn vị ,cơ quan đoàn thể có những biến động, có những sử thay đổi so với danh sách đã đăng ký tham gia lần đầu(tăng lương, giảm lương, tăng lao động, giảm lao động, lao động chuyển

công tác, nghỉ ốm, nghỉ thai sản…) thì phải thông báo ngày với cán bộ BHXH chuyên trách đồng thời phải lập danh sách điều chỉnh (mẫu C47-BH) gủi đến cơ quan BHXH để kịp thời điều chỉnh.

- Hàng tháng, hàng quý cơ quan BHXH và bên quản lý đối tượng tham gia BHXH,BHYT tiến hành đối chiếu kiểm tra số liệu về:

+ Quỹ lương

+ Số lao động điều chỉnh + Số đã nộp, số còn nợ

- Trước ngày 30/11 hàng năm các đơn vị phải tiến hành đăng ký tham gia BHXH, BHYT năm kế tiếp cho đối tượng, người lao động với cơ quan BHXH thông qua:

+ Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH + Danh sách đối tượng tham gia BHXH,BHYT

+ Danh sách đóng BHYT

Bước 4: Chuyển tiền về BHXH cấp trên

- Theo quy định hiện nay các cơ quan BHXH thu BHXH,BHYT bằng hình thức chuyển khoản, trường hợp cá biệt mới phải thu bằng tiền mặt.Khi đó cơ quan BHXH phải nộp tiền vào ngân hàng ngay trong ngày.

- BHXH huyện chuyển tiền thu BHXH,BHYT về tài khỏan chuyên thu của BHXH tỉnh vào ngày 10 và 25 hàng tháng. Riêng tháng cuối cùng trong năm thì phải chuyển toàn bộ tiền thu BHXH,BHYT vào trước ngày 31/12.

- Hàng tháng BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH,BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam vào ngày 10,20, và ngày cuối tháng.

Bước 5:thống kê số liệu và lập báp cáo gủi lên cấp trên

Đối với BHXH tỉnh và huyện thì phải thường xuyên, liên tục gửi báo cáo và số liệu thống kê lên BHXH Việt Nam nhằm đảm bảo tính chính xác và kịp thời, góp phần phục vụ cho công tác quản lý của BHXH các cấp.

- BHXH huyện gửi báo cáo tháng trước ngày 22 hàng tháng, báo cáo quý trước ngày 15 tháng đầu quý sau, báo cáo năm ngày 20/1 năm sau cho BHXH tỉnh.

- BHXH tỉnh gửi báo cáo tháng trước ngày 25 tháng sau, báo cáo quý trước ngày 25 tháng đầu của quý sau, và báo cáo năm vào ngày 31/1 năm sau.

- BHXH Việt Nam định kỳ hàng quý, hàng năm báo cáo tình hình số liệu thu BHXH,BHYT, cấp sổ BHXH và cấp thẻ BHYT, phiếu khám chữa bệnh với hội đồng quản lý BHXH Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền

3. Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương

Được sự chỉ đạo tốt công tác BHXH, BHYT bắt buộc của ban giám đốc BHXH Hải Dương và của BHXH Việt Nam, xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy trình thu BHXH, phối hợp chặt chẽ với liên đoàn lao động tỉnh, bộ lao động thương binh và xã hội, cùng với sự làm việc tích cực của 12 cán bộ trực tiếp quản lý theo dõi, đôn đốc các đơn vị chấp hành việc nộp BHXH đúng và đủ từ năm 2003 đến năm 2007 hoạt động thu BHXH ở BHXH tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả đáng kể, được thể hiện ở bảng 5:

Bảng 5: Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương 2003-2005

Năm Số thu BHXH thực hiện (đồng)

Tốc độ phát triển liên hoàn

Tốc độ tăng liên hoàn 2003 144.693.694.143 2004 151.826.344.639 1.049295 0.049295 2005 199.663.489.066 1.315078 0.315078 2006 275.306.233.527 1.378851 0.378851 2007 381.085.064.757 1.384222 0.384222 Bình quân 230.514.965.200

Qua bảng số liệu trên ta thầy từ năm 2003-2007 BHXH tỉnh Hải Dương đã hoàn thành nhiệm vụ thu với kết quả khá cao. Cụ thể số thu BHXH năm sau luôn cao hơn năm trước

- Năm 2004 so với năm 2003 số thu BHXH tăng 7.132.650.496 đồng tương ứng tăng 4.92%

- Năm 2005 so với năm 2004 số thu BHXH tăng 47.837.144.427 đồng tương ứng 31.51%

- Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 75.542.744.461 đồng, tốc độ phát triển liên hoàn là 1.379 lần

- Năm 2007 so với năm 2006 tăng 38.42%

Như vậy từ năm 2003-2007 BHXH tỉnh Hải Dương đã tạo được nguồn quỹ BHXH rất lớn, trung bình là 230.514.965.200 đồng/ năm. Đây là một con số rất có ý nghĩa đối với BHXH tỉnh Hải Dương. Con số này đã phản ánh được sự nỗ lực, sự cố gắng, tình thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm chuyên môn nghiệp vụ thu nói riêng và của tất cả các cán bộ, công chức, viên chức, ban lãnh đạo của cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương nói chung. Đặc biệt năm vừa qua (2007) số tiền thu BHXH đã tăng 1.384 lần so với năm 2006, thu được 381.085.064.757 đồng tiền BHXH. Đây là kết quả rất đáng mừng và đáng biểu dương của BHXH tỉnh Hải Dương.

Để đạt được những kết quả trên, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ thì còn có sự tác động của một số yếu tố sau:

Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hàng năm đều tăng.Do sự phát triển của nền kinh tế nước ta, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, nhu cầu cho cuộc sống ngày càng tăng đòi hỏi thu nhập ngày càng lớn vì vầy qua 5 năm, nhà nước ta đã 4 lần điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu

Bảng 6: Mức tiền lương tối thiểu từ 2003-2007

Năm Mức tiền lương tối thiểu

2003 290.000

2005 350.000

2006 450.000

2007 540.000

( Nguồn: Phòng thu – BHXH tỉnh Hải Dương )

Do mức đóng BHXH được tính dựa trên quỹ lương của các đơn vị, cho nên khi mức lương tối thiều mà nhà nước quy định tăng lên các năm cũng kéo theo số tiền đóng bảo hiểm cũng tăng qua các năm. Bên cạnh đó, đối với các lao động làm việc trong khối doanh nghiệp Nhà nước và khối hành chính sự nghiệp thì càng làm việc lâu năm thì mức lương càng tăng dẫn đến hệ số lương để tính nộp BHXH cũng tăng cũng làm tăng quỹ BHXH. Chính vì vậy, mặc dù chỉ tiêu mà BHXH Việt Nam giao cho tỉnh Hải Dương luôn cao nhưng hầu như năm nào, BHXH tỉnh Hải Dương luôn hoàn thành tốt chỉ tiêu được giao nhưng vẫn còn tồn tại tình trạng nợ đọng BHXH. Đây là điểm hạn chế của BHXH tỉnh Hải Dương nói riêng và của toàn ngành BHXH Việt Nam nói chung.

Số tiền đóng BHXH tại tỉnh Hải Dương năm sau luôn cao hơn năm trước một phần cũng do số đối tượng thu BHXH ngày càng tăng và số tham gia BHXH cũng đông hơn.Điều này có được là do kinh tế trên toàn tỉnh, ở các huyện, thành phố phát triển, công tác tuyên truyền đã tác động tích cực đến ý thức về trách nhiệm quyền lợi và nghĩa vụ tham gia BHXH của người lao động và người sử dụng lao động .

Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ thu mà BHXH Việt Nam giao cho BHXH tỉnh Hải Dương, BHXH tỉnh Hải Dương giao cho BHXH các huyện thành phố trực thuộc tỉnh cũng phải kể đến sự nỗ lực cố gắng hét mình của bộ phận cán bộ làm nghiệp vụ thu và của tất cả cán bộ ngành BHXH Hải Dương. Thêm vào đó là nhờ sự quan tâm giúp đỡ của UBND tỉnh, thành phố, huyện, các cơ quan đơn vị có liên quan và của BHXH Việt Nam.

Tất cả các yếu tố trên đã góp phần lớn vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu của BHXH tỉnh Hải Dương.

4. Tình hình số lao động và số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc qua các năm năm

Hiện này, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang có một số lượng lớn các doanh nghiệp, đơn vị sử đụng lao động với một khối lượng lao động lớn. Số lượng lao động này thuộc các khu vực như: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khối HCSN- Đảng- Đoàn thể, hợp tác xã….Kết quả tham gia BHXH bắt buộc của người lao động va các đơn vị sử dụng lao động được thể hiện ở bảng số 7:

Bảng 7: Số lượng lao động và số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại

Một phần của tài liệu Đáng giá thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh hải dương (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w