Phân tích nhân tố EFA

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến ý định ở lại tp hcm làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 34)

Ma trận nhân tố xoay

Nhân tố

1 2 3 4 5 6

Chất lượng 4-Dịch vụ ở TP. HCM tốt .802 Chất lượng 3-Chăm sóc sức khỏe ở

TP. HCM tốt

.733 Chất lượng 2-Điều kiện vui chơi giải

trí ở TP. HCM tốt

.724 Chất lượng 1-Điều kiện học tập ở TP.

HCM tốt

.545

Phong cách 1-Phong cách làm việc của TP. HCM năng động

.526

Thói quen 2-Anh/chị có nhiều bạn bè làm việc ở TP. HCM

.756 Thói quen 3-Anh/chị quen cách sống

ở TP. HCM

.646

làm việc vì anh chị học ở TP. HCM Gia đình 2-Gia đình mong muốn anh chị ở lại TP. HCM làm việc

.516

Gia đình 1-Anh/chị ở lại TP. HCM làm việc vì có người thân ở đây

.511 Ở lại 2-Nếu nơi khác có cơ hội việc

làm và thu nhập cao hơn, anh/chị vẫn ở lại TP. HCM

.756

Ở lại 3-Anh/chị xem TP. HCM là quê hương thứ hai của mình

.746 Ở lại 1-Anh/chị có ý định ở lại TP.

HCM lâu dài

.642 Lực đẩy 1-Ở vùng quê của anh/chị

thiếu cơ hội việc làm

.907 Lực đẩy 2-Ở vùng quê của anh/chị

thu nhập thấp

.858

Lực hút 2-Thu nhập ở TP. HCM cao .703

Lực hút 3-Khi ở lại TP. HCM, anh/chị có cơ hội thăng tiến cao

.652

Lực hút 1-Tìm được việc làm ở Thành Phố tương đối dễ dàng

.606 Phong cách 2-Con người ở TP. HCM

thân thiện

.746 Chất lượng 5-Khí hậu thời tiết của

TP. HCM dễ chịu

.595

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy 20 câu hỏi được nhóm thành 6 nhân tố. Các hệ số tải nhân tố lớn nhất của mỗi câu hỏi đều trên 0.5.

Nhân tố thứ nhất được đặt tên là “điều kiện sống và làm việc’’. Nhân tố này bao gồm các câu hỏi:

- Phong cách 1: Phong cách làm việc của TP. HCM năng động - Chất lượng 1: Điều kiện học tập ở TP. HCM tốt

- Chất lượng 2: Điều kiện vui chơi giải trí ở TP. HCM tốt - Chất lượng 3: Chăm sóc sức khỏe ở TP. HCM tốt

- Chất lượng 4: Dịch vụ ở TP. HCM tốt

Nhân tố thứ hai được đặt tên là “mạng lưới xã hội’’. Nhân tố này bao gồm các câu hỏi: - Thói quen 1: Anh/chị ở lại TP. HCM làm việc vì anh/chị học ở TP. HCM

- Thói quen 2: Anh/chị có nhiều bạn bè làm việc ở TP. HCM - Thói quen 3: Anh/chị quen cách sống ở TP. HCM

- Gia đình 1: Anh/chị ở lại TP. HCM làm việc vì có người thân ở đây - Gia đình 2: Gia đình mong muốn anh/chị ở lại TP. HCM làm việc

Nhân tố thứ ba được đặt tên là “ý định ở lại TP. HCM làm việc’’. Nhân tố này bao gồm các câu hỏi:

- Ở lại 1: Anh/chị có ý định ở lại TP. HCM lâu dài

- Ở lại 2: Nếu có nơi khác có cơ hội việc làm và thu nhập cao hơn, anh/chị vẫn sẽ ở lại TP. HCM

- Ở lại 3: Anh/chị xem TP. HCM là quê hương thứ hai của mình

Nhân tố thứ tư được đặt tên là “lực đẩy nơi xuất cư’’. Nhân tố này bao gồm các câu hỏi: - Lực đẩy 1: Ở vùng quê của anh/chị thiếu cơ hội việc làm

- Lực đẩy 2: Ở vùng quê của anh/chị thu nhập thấp

Nhân tố thứ năm được đặt tên là “lực hút của TP. HCM’’. Nhân tố này bao gồm các câu hỏi:

- Lực hút 1: Tìm được việc làm ở Thành phố tương đối dễ dàng - Lực hút 2: Thu nhập ở TP. HCM cao

Nhân tố thứ sáu được đặt tên là “con người- khí hậu’’. Nhân tố này bao gồm các câu hỏi: - Phong cách 2: Con người ở TP. HCM thân thiện

- Chất lượng 5: Khí hậu thời tiết của TP. HCM dễ chịu

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

.741 Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 1.350E3

df 190

Sig. .000

Phương sai trích bằng 59.55% (> 50%) cho thấy 59.55% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 6 nhân tố. Mức ý ngĩa của kiểm định Bartlett = 0.000 (<0.05) nên các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Hệ số KMO = 0.741 nên phân tích nhân tố là phù hợp.

Trong mô hình nghiên cứu ban đầu thì có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định ở lại TP. HCM (là các biến độc lập). Nhưng qua bước phân tích nhân tố EFA thì còn 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định ở lại TP. HCM (là các biến độc lập). Yếu tố ý định ở lại TP. HCM làm việc vẫn được giữ nguyên. Sau khi phân tích nhân tố thì yếu tố gia đình và yếu tố thói quen được tổng hợp lại thành yếu tố mới: “mạng lưới xã hội”. Sau khi xem xét lại các câu hỏi trong yếu tố gia đình và yếu tố thói quen thì tôi nhận thấy chúng liên quan đến các mối quan hệ của sinh viên trong cuộc sống như gia đình, bạn bè, trường học. Vì vậy, việc tổng hợp lại thành yếu tố “ mạng lưới xã hội” là hợp lý.

Yếu tố phong cách sống gồm 2 câu hỏi, sau khi thực hiện phân tích nhân tố thì câu hỏi Phong cách 1 đã được nhóm lại với 4 câu hỏi Chất lượng 1, 2, 3, 4 trong yếu tố Chất lượng cuộc sống tạo nên nhóm mới là “điều kiện sống và làm việc”. Còn câu hỏi Phong cách 2 đã kết hợp với câu hỏi Chất lượng 5 trong yếu tố Chất lượng cuộc sống để tạo thành nhóm “con người- khí hậu”. Hai yếu tố là Lực đẩy, Lực hút vẫn giữ nguyên như cũ. Sau khi so sánh với cách phân loại 6 nhân tố ban đầu thì tôi nhận thấy cách phân loại thành 5 nhân tố là hợp lý hơn, nên sẽ dùng 5 nhân tố cho các kiểm định và phân tích hồi quy tiếp theo.

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến ý định ở lại tp hcm làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)