Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty.

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de 202949 nang cao hieu qua su dung von tai cong t chuan (Trang 26 - 31)

Tình hình và cơ cấu tài sản cố định của công ty:

Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định( vốn cố định của công ty năm 2007 là 4.035.845.011) vì vậy để đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp cần phân tích cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp

Cơ cấu tài sản cố định cho biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, để bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của các máy móc trang thiết bị của công ty. Tình hình nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định của Công ty TNHH Điện Quang Minh qua bảng 4:

Bảng 4: Nguyên giá và giá trị còn lại tài sản cố định hữu hình

ĐVT : triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

NG GTCL NG GTCL NG GTCL

Nhà cửa, vật kiến trúc 180 144 111 15.3 232 115

Máy móc thiết bị 1.950 1.144 2.015 543 3.300 513

Phương tiện vận tải 467 153 541 97.0 645. 148

Thiết bị dụng cụ quản lý 15.3 14.7 16.19 5.1 18.5 7.2

Thiết bị văn phòng 18.5 4.8 19.3 7.75 24.54 9.57

Tổng cộng 2.935 1.636 4.479 1.619 6.816 1.805

Nguồn : Phòng kế toán công ty Quang Minh

Bảng 5: Tỷ trọng nguyên giá và giá trị còn lại tài sản cố định hữu hình ĐVT : %

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

NG GTCL NG GTCL NG GTCL

Nhà cửa, vật kiến trúc 6.13 8.80 2.48 9.45 3.40 6.37

Máy móc thiết bị 66.45 69.92 44.99 33.54 48.41 28.42

Phương tiện vận tải 15.91 9.35 12.08 5.99 9.47 8.2

Thiết bị dụng cụ quản lý 5.21 8.98 36.14 3.15 2.71 3.99

Thiết bị văn phòng 6.30 2.93 4.3 47.87 36.0 53.01

Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn : Phòng kế toán công ty Quang Minh Công ty Quang Minh hoạt động chủ yếu là kinh doanh mua bán, lắp đặt thiết bị điện, cho thuê xe… nên công ty TNHH vật tư thiết bị điện Quang Minh có cơ cấu tài sản cố định rất đặc trưng ở mỗi năm năm 2006 là giá trị máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn: khoảng ở mức 60 % nguyên giá tức là chiếm khoảng hơn nửa tài sản cố định của công ty. Giá trị còn lại của máy móc thiết bị cũng chiếm khoảng 60 % giá trị còn lại tài sản cố định của đơn vị. Năm 2007, 2008 giá trị giá trị máy móc thiết bị giảm xuống 50% giá trị còn lại tài sản cố định của đơn vị.

Kế đến là phương tiện vận tải, tỷ trọng phương tiện vận tải, hai năm 2006 và 2007 luôn chiếm khoảng một phần năm nguyên giá và giá trị còn lại, năm 2008 giảm xuống 9.47%. Các tài sản cố định là nhà cửa, kiến trúc, thiết bị dụng cụ quản lý, thiết bị văn phòng giao động như năm 2007 thiết bị dụng cụ quản lý tăng từ 5.21% lên 36.14% nguyên giá chiếm một phần ba giá trị tài sản cố định. Năm 2008 thiết bị văn phòng tăng từ 6.3% lên 36.0% nguyên giá chiếm một phần ba giá trị tài sản cố định

Bảng 6 : Hiệu quả sử dụng tài sản cố định và vốn cố định

ĐVT : đồng

Muốn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp ta không chỉ căn cứ vào tính hiệu quả trong sử dụng vốn cố định mà còn phải

đánh giá năng lực hoạt động của tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định như hiệu suất sử dụng tài sản cố định, sức sinh lời của tài sản cố định ...

So với năm 2006, năm 2007 chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định và mức sinh lợi của tài sản cố định đều giảm và do đó suất hao phí tài sản cố định (bằng nghịch đảo của sức sinh lợi của tài sản cố định) tăng lên. Năm 2006 một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tạo ra được 8.54 đồng doanh thu, tương ứng tạo ra được 0.027 đồng lợi nhuận. Đến năm 2007 các con số tương ứng là 6.55 đồng và 0.011 đồng. Suất hao phí TSCĐ tăng lên 25.0% trong năm 2007 (để có một đồng doanh thu thuần cần 0.15 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định). Đến năm 2007 thì có sự giảm trong hiệu suất sử dụng nhưng sức sinh lợi của TSCĐ lại tăng lên, đồng thời kéo theo sự gia tăng suất hao phí TSCĐ. Đặc biệt sức sinh lợi của TSCĐ tăng lên 27.27%, từ 0.011 tăng lên 0,014, chứng tỏ trong năm 2008 lợi nhuận tăng lên một cách rõ rệt do STT Chỉ tiêu

Năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2006 2007 2008

1 Doanh thu thuần 25.067.625.022 29.329.532.000 33.129.532.406

2 Lợi nhuận trước thuế 80.450.950 49.696.494 95.274.040

3 Nguyên giá bình quân TSCĐ 2.935.000.000 4.479.000.000 6.816.000.000

4 Vốn cố định bình quân 70.220.000 4.082.098.754 4.035.845.011

5 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1)/(3) đơn vị đồng 8.54 6.55

6 Mức sinh lợi của TSCĐ (2)/(3) đơn vị Đồng 0.027 0.011 0.014

7 Suất hao phí TSCĐ (3)/(1) đơn vị đồng 0.12 0.15

8 Hiệu suất sử dụng VCĐ (1)/(4) đơn vị Đồng 356.98 7.18

nguyên giá tài sản cố định tăng lên. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có cách bình ổn giá cả thị trường làm cho mức sinh lợi của tài sản cố định tăng lên.

Về hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp:

Năm 2007 vốn cố định bình quân tăng lên 5713.3 % trong khi doanh thu thuần tăng 17.0 % làm hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm đi 7.18% so với 356.98% của năm 2006 ( tương ứng giảm 97.99 % ). Tức là một đồng vốn cố định bình quân thu về được 7.18 đồng doanh thu thuần. Hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm do lợi nhuận trước thuế giảm.

Năm 2008, hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng nhẹ song hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng tăng nhẹ. Cứ một đồng vốn cố định bình quân tạo ra được 0.024 đồng lợi nhuận, so với mức 0,012 đồng của năm 2007 và 2006 tỷ suất này đã tăng tới 100%.

Năm 2008, cùng với cơ chế hội nhập làm cho doanh nghiệp đổi mới máy móc thiết bị, nguyên giá bình quân tài sản cố định tăng lên 52.17% so với năm 2007 nhưng hiệu suất sử dụng tài sản cố định lại giảm. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp chưa chú trọng phát huy hết lợi thế của mình.

Do đó hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm đi. Tương tự như vậy các năm 2007 và 2008 doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư làm tăng vốn cố định bình quân trong khi doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh. Ngoài ra, công ty đã vay ngân hàng để đầu tư máy móc .Máy móc thiết bị chưa sử dụng hết năng xuất mà phải trích khấu hao lớn. Chính các yếu tố đó đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Trong thời gian tới những máy móc thiết bị mới đầu tư sẽ phát huy năng hết năng xuất, doanh nghiệp sẽ khai thác sử dụng để đạt hiệu quả nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải quan tâm đó là công tác quản lý, bảo toàn vốn cố định và của chính doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de 202949 nang cao hieu qua su dung von tai cong t chuan (Trang 26 - 31)