6.1 Lắp đặt tổ máy :
Một đặc điểm của công trình thuỷ điện lớn là tổ máy có kích thước rất lớn (đường kính tổ máy có thể tới hàng chục mét, chiều cao có thể tới mấy chục mét). Vì vậy, ở nhà máy chế tạo chỉ có thể chế tạo các bộ phận chi tiết và lắp thử thành cụm rồi tháo ra (theo định vị) và có khi còn phân thành các mảnh nhỏ để có thể vận chuyển đến công trường. Do đó, công tác lắp đặt tổ máy tốn khá nhiều thời gian. Hơn nữa, có một số bộ phận của tuabin như buồng xoắn, ống hút tuabin của NMTĐ lớn, nó cũng là kết cấu bêtông của NMTĐ.
Công tác lắp đặt tổ máy gồm :
- Lắp đặt phần thiết bị đặt sẵn (chôn trong bêtông), những phần này thường là phần côn ống hút, stato tuabin, buồng xoắn, đường ống, bulông móng…Các chi tiết này được lắp đặt hiệu chỉnh xong mới đổ bêtông, cũng có thể đổ bêtông trước song phải chừa vị trí để lắp đặt phần thiết bị đặt sẵn này.
- Công tác lắp cụm (tổ hợp). Với tổ máy lớn thì BXCT, rôto máy phát, nắp tuabin, stato máy phát…có thể phân thành nhiều mảnh chở đến công trường nhà máy rồi mới lắp thành BXCT, rôto máy phát, nắp tuabin, stato máy phát…Thường tổ chức lắp cụm tại sàn lắp máy, riêng các mảnh stato có thể tổ hợp thành stato tại vị trí làm việc.
- Công tác lắp đặt các thiết bị vào vị trí làm việc. Sau khi lắp cụm xong, các thiết bị được cẩu vào vị trí làm việc theo tuần tự BXCT, nắp tuabin, stato máy phát, rôto máy phát, nối trục.
Công tác căn chỉnh : Do ở nhà máy chế tạo thiết bị không thể kiểm tra đầy đủ các yêu cầu về lắp đặt được, vì vậy công tác căn chỉnh tại công trường rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của tổ máy trong vận hành.
Các vấn đề cần kiểm tra hiệu chỉnh trong lắp đặt tổ máy là : - Kiểm tra mối hàn buồng xoắn kim loại hàn.
- Kiểm tra độ tròn, độ đồng tâm (BXCT, côn ống hút, stato, rôto, các chi tiết tròn xoay), khe hở giữa các phần quay và không quay, cao độ của các chi tiết (xác định theo cao độ lắp đặt tuabin).
- Kiểm tra độ thẳng đứng (độ cong vênh), độ đảo trục. Điều này rất quan trọng vì khi nối trục, trục có thể bị vênh, nghiêng, không đồng tâm…dẫn đến đảo trục, khi vận hành máy sẽ bị rung.
- Kiểm tra cân bằng tĩnh, cân bằng động, khống chế độ rung cho phép.
Công việc kiểm tra độ tròn, độ đồng tâm và dụng cụ đo, hiệu chỉnh :
- Kiểm tra hiệu chỉnh độ tròn của côn ống hút. Kéo dịch thành ống bằng tăngđơ. - Kiểm tra độ tròn, độ đồng tâm của buồng BXCT bằng dây dọi và thước đo. - Kiểm tra độ tròn, độ đồng tâm tại mặt bích nối trục.
- Kiểm tra độ tròn của BXCT bằng giá đo có gắn đồng hồ so.
- Kiểm tra độ tròn, độ đồng tâm của stato máy phát bằng dây dọi, thước đo hoặc giá đo có gắn đồng hồ so và dùng kích để hiệu chỉnh độ tròn của stato máy phát.
- Vần trục kiểm tra độ đồng tâm của rôto máy phát.
- Kiểm tra độ đồng tâm giữa mặt bích trục tuabin và mặt bích trục máy phát. - Kiểm tra độ đồng tâm của trục tổ máy. Bằng cách sau khi nối trục xoay trục 1800, thông qua số đọc trên đồng hồ so để xác định độ đảo trục, độ cong vênh khi nối trục.
Hình 6-1 : Kiểm tra căn chỉnh tuabin
6.2 Một số vấn đề trong vậnhành tổ máy : hành tổ máy :
Trong vận hành thông thường tổ máy làm việc ở vùng hiệu suất cao, rung ít. Hạn chế vận hành ở cột nước thấp. Đối với tuabin tâm trục, công suất nhỏ nhất trong vận hành tổ máy thường là (50% ÷ 60%)NTmax, còn đối với tuabin cánh quay, công suất nhỏ nhất trong vận hành tổ máy thường là (30% ÷ 40%)NTmax.