Quản lý tiến trình Quản lý bộ nhớ chính Quản lý bộ nhớ phụ Quản lý hệ thống nhập xuất Quản lý hệ thống tập tin Hệ thống bảo vệ Cơ chế dòng lệnh
Quản lý tiến trình
Khởi động, hủy, tạm dừng tiến trình
Cấp phát và thu hồi tài nguyên khi cần thiết
Cơ chế liên lạc giữa các tiến trình
Kiểm soát vấn đề deadlock
Xử lý xung đột giữa các tiến trình, giữa tiến trình và HĐH
Tiến trình, tiểu trình và chương trình
Chương trình (Program) : 1 phần mềm đã
được cài đặt vào HĐH, sẵn sàng để sử dụng.
Tiến trình (Proccess) : thành phần của chương trình được nạp vào bộ nhớ khi
đang hoạt động. Mỗi tiến trình sở hữu tài nguyên gồm 1 vùng nhớ đã được cấp
phát, 1 độ ưu tiên trong sử dụng CPU.
Tiểu trình (Thread) : thành phần xử lý
nhỏ của tiến trình, các tiểu trình cùng chia sẻ tài nguyên của tiến trình.
Quản lý bộ nhớ chính
Bộ nhớ chính là trung tâm của các thao tác xử lý
Tổ chức theo các mảng kiểu byte, cơ chế truy cập bộ nhớ theo địa chỉ
Cơ chế DMA : cho phép các DC truy cập bộ nhớ trực tiếp
Quản trị và cấp phát bộ nhớ cho các tiến trình
Quản lý bộ nhớ phụ
Bộ nhớ phụ ≈ cấu trúc lưu trữ phụ
Tổ chức, quản lý không gian lưu trữ, lập lịch cho việc truy xuất
Tốc độ truy cập bộ nhớ phụ nhỏ hơn rất nhiều so với bộ nhớ chính, nên
quản lý bộ nhớ phụ không tốt sẽ dẫn đến trì trệ hoạt động của toàn bộ hệ thống
Quản lý hệ thống nhập xuất
Cung cấp giao diện (interface) nhập xuất.
Hệ thống buffer caching trong nhập xuất.
Các trình điều khiển thiết bị (Device
driver) thông dụng (chuẩn / standard).
Device driver : giao tiếp điều khiển của thiết bị : do nhà sản xuất thiết bị cung cấp hoặc tuân theo chuẩn chung của các thiết bị cùng loại
Quản lý hệ thống tập tin
Cơ chế bảng FAT
Cung cấp các chức năng : thêm / xóa / sửa các tập tin, thư mục
Hệ thống bảo vệ
Bảo vệ và kiểm soát sự truy xuất tài nguyên
Phân quyền trong cơ chế truy cập tài nguyên
Kiểm soát lỗi trong giao tiếp nhập xuất
Cơ chế dòng lệnh
Cơ chế giao tiếp bằng dòng lệnh (Command prompt) giữa người sử dụng và HĐH.
Bộ thông dịch lệnh (Shell) : đọc và thực thi các lệnh.