II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt
3. Năng lực quản trị chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
3.5. Chưa cập nhật thông tin về hội nhập trong giai đoạn hiện nay
Nhìn tổng thể các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vẫn chưa nhận
thức hết khó khăn, thách thức, tính cạnh tranh gay gắt do tiến trình hội nhập
kinh tế khu vực tạo ra, chưa có những điều chỉnh cần thiết để phù hợp với
lịch trình giảm thuế nhập khẩu từ ASEAN, đồng thời cũng chưa tận dụng,
Kết quả điều tra gần đây cho thấy, gần một nửa số doanh nghiệp vừa
và nhỏ chưa có bộ phận triển khai nghiên cứu để xúc tiến xuất khẩu, hầu hết
các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chưa có hệ thống thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh quốc tế nói chung và ở khu vực ASEAN nói riêng, đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có một chương trình cụ thể
về quảng cáo sản phẩm hoặc các hoạt động tìm hiểu cơ hội và đối tác đầu tư sang các nước ASEAN và hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chưa
sử dụng mẫu form D để hưởng ưu đãi theo CEPT, còn rất ít các doanh
nghiệp vừa và nhỏ quan tâm đến các hình thức liên kết khác như đầu tư nội
bộ ASEAN (AIA) và hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO). Bởi vì theo thoả
thuận 6 nước thành viên cũ trong ASEAN sẽ hạ thuế suất xuống 0- 5% trước
Việt Nam 3 năm. Mặt khác, để thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên mới
và cũ, 6 nước thành viên cũ sẽ dành hệ thống ưu đãi hội nhập ASEAN (AISP) cho các nước mới gia nhập trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, hàng Việt Nam phải có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O form D) và đảm bảo hàm
lượng nội địa hoá từ 40% trở lên. Ngoài ra, chương trình hợp tác công
nghiệp (AICO) cũng tạo ra sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong khu vực.
Doanh nghiệp Việt Nam có thể nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước
ASEN có giá rẻ hơn để làm hàng xuất khẩu đi các nước EU, Mỹ… mà vẫn được tính vào tỷ lệ nội địa hóa để hưởng ưu đãi thuế quan GSP. Nhưng thật đáng tiếc, cho đến nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vẫn chưa tận
dụng được các cơ hội đó.