Nếu xem lại mô hình ở đầu chương 1 ta có thể thấy TCAP và MAP (một User của TCAP) đều ở mức 7 so với mô hình OSI. TCAP là một phần của khái niệm TC (Transaction Capabilities), nó cung cấp các giao thức và các dịch vụ của lớp ứng dụng.
Mục đích của TCAP là để hỗ trợ cho các ứng dụng tương tác trong môi trường phân tán, TCAP là một giao thức chung có khả năng đưa các tính chất mới vào trong mạng viễn thông một cách dễ dàng, do đó sẽ giảm được việc phát triển thêm các giao thức mới mỗi khi có tính chất mới được đưa ra. TCAP dựa trên dịch vụ kết nối không theo kết nối logic trong mạng của SCCP và kết hợp với MTP để đưa ra giao thức báo hiệu đầu cuối – đầu cuối. Vị trí và phương cách hoạt động của TCAP trong hệ thống báo hiệu số 7 có thể được minh họa như hình sau:
Hình 13: Vị trí của TCAP trong hệ thống báo hiệu số 7 Đối tượng sử dụng TCAP TCAP NSP NSP Đối tượng sử dụng TCAP TCAP NSP SP STP SP
MAP bao gồm một số thủ tục và giao thức riêng của báo hiệu số 7 được áp dụng cho các dịch vụ trong mạng di động. MAP đưa ra các chức năng cần thiết để thực hiện việc trao đổi thông tin liên quan đến các thủ tục chuyển vùng của các thuê bao di động MS. MAP được chia thành các thực thể AE (Application Entities) các AE có thể là: MAP – MSC, MAP – VLR, MAP – HLR, MAP – EIR, MAP – AUC. Tất cả những thực thể này được phân định tới một phân hệ SSN. SCCP sẽ sử dụng SSN để định địa chỉ một thực thể nào đó trong mạng GSM. Mỗi AE bao gồm nhiều phần tử dịch vụ ứng dụng ASE (Application Servive Element). Mỗi ASE là một khối các chức năng, một ASE chỉ có thể liên kết với một ASE tương ứng ở một AE khác.
Hình 14: Mô hình thực thể ứng dụng MAP
Việc cập nhật vị trí của thuê báo di động MS được thực hiện như sau (xem hình trang bên): Khi thuê bao di động chuyển đến vị trí thuộc địa chỉ của VLR mới (VLR2) thì VLR2 sẽ truy vấn địa chỉ tạm trú trước đó của MS (là VLR1) bằng cách gửi bản tin “Begin” yêu cầu các thông tin nhận dạng số MS tạm thời. Nếu VLR1 trả về kết quả bao gồm các thông tin nhận dạng và nhận thực của MS thì VLR2 sẽ thực hiện truy vấn thẳng vào địa chỉ thường trú (HLR) của MS, quá trình này sẽ thực hiện các yêu cầu thông tin cập nhật vị trí, số liệu thuê bao và đặc điểm dịch vụ của MS. Sau khi đã cập nhật địa chỉ tạm trú tại VLR2 cho MS thì HLR sẽ yêu cầu xóa vị trí cũ tại VLR1 của thuê bao.
Trên đây chỉ là một ví dụ đơn giản nhất nhưng cũng điển hình nhất để minh họa cho hoạt động của mạng di động sử dụng giao thức MAP. Chúng ta sẽ còn phải nhắc đến giao thức MAP trong chương 4.
Thực thể ứng dụng AE
MAP7MSC
ASEn ASE2
ASE1
TCAP MAP EIR
MAP VLR MAP AUC MAP HLR SSN=9 SSN=10 SSN=7 SSN=6 SSN=8 SCCP MTP
Hình 15: Thủ tục Update Location của thuê bao di động
VLR 2 HLR
VLR 1
BEGIN
Yêu cầu các thông tin nhận dạng MS tạm thời.
END
Phát các thông tin nhận dạng MS.
BEGIN (Bắt đầu)
Yêu cầu cập nhật vị trí mới của MS
CONTINUE (tiếp tục)
Yêu cầu ghi dữ liệu thuê bao – dữ liệu dịch vụ
CONTINUE (tiếp tục)
Trả về kết quả đã ghi dữ liệu thuê bao và dữ liệu dịch vụ
END ( kết thúc)
Trả về kết quả đã cập nhật vị trí – Số HLR
BEGIN (bắt đầu) Yêu cầu xóa vị trí MS cũ)
END (kết thúc) Đã xóa vị trí MS cũ
CHƯƠNG III: GIAO THỨC BÁO HIỆU SMPP