III. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN HAI BÀ TRƯNG
2. Hoạt động cho vay
2.3. Cho vay phục vụ người nghèo quận Hai Bà Trưng
Tuy là ngân hàng nông nghiệp, có địa điểm nằm trên địa bàn thành phố nhưng phải đên tháng 6/1996 ngân hàng Hai Bà Trưng mới khai trương và đi
vào hoạt động phục vụ cho người nghèo. Lúc đó địa bàn quận Hai Bà Trưng có 25 phường với trên 77.000 hộ dân trong đó có 1.300 hộ nghèo. Trong số
hộ nghèo có 300 hộ nghèo thiếu vốn là đối tượng phục vụ của ngân hàng
người nghèo quận.
Nhìn chung các hộ vay vốn của ngân hàng đã tạo lập được công ăn việc làm, bước đầu có thu nhập và dần dần thoát khỏi cảnh nghèo đói. Tuy bước đầu mới đi vào hoạt động và số hộ nghèo vay còn ít nhưng chi nhánh đã góp phần thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, của ngành trong
vay phục vụ người nghèo trong các năm qua của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hai Bà Trưng, chúng ta hãy xem bảng tổng kết dưới đây:
Bảng 13. Kết quả cho vay phục vụ người nghèo của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hai Bà Trưng
Đơn vị Tr.đồng:
Thời điểm
Nguồn
1996 1997 1998 1999
Doanh số cho vay 82 5 25 15
Doanh số thu nợ 0 29,5 15,3 48
Dư nợ 0 57,5 67,2 39
(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy lượng vốn sử dụng để cho vay phục
vụ người nghèo còn nhỏ. Số hộ được vay vốn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu
vay vốn của các hộ nghèo.
Như chúng ta đã biết huy động vốn cho hộ nghèo vay với lãi suất có ưu đãi đã khó, xong kiểm soát để nguồn vốn đó được sử dụng có hiệu quả còn
khó hơn. Bởi cấp tín cho hộ nghèo có mức rủi ro lớn hơn bất kỳ chương trình tín dụng nào khác:
Thứ nhất: hộ nghèo vay vốn thường không phải thế chấp và do vậy
trách nhiệm về mặt pháp lý trong sử dụng vốn là không có, một trong những
nguyên nhân sử dụng vốn sai mục đích nếu không kiểm soát nghiêm ngặt.
Thứ hai: cấp tín dụng cho hộ nghèo sản xuất thường hay bị lạm dụng
bởi tín dụng tiêu dùng, một số hộ nghèo do "nóng tay bắt rái tai" có thể dùng vốn vay cho tiêu dùng sinh hoạt.
Thứ ba: phần lớn hộ nghèo thường thiếu kiến thức làm ăn, do vậy sản
xuất dễ bị thua lỗ nếu không có hướng dẫn giúp đỡ.
tình trạng sử dụng vốn không hiệu quả và vào trong tiêu dùng sinh hoạt dẫn đến nợ quá hạn, không có khả năng thanh toán nợ ngân hàng.
Đến cuối năm 1999 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm khá lớn 56% trên tổng dư nợ
(22 triệu đồng ở 12 hộ trong 5 phường). Nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào phường Hoàng Văn Thụ với tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 40% trên tổng dư nợ.
Thiết nghĩ trong năm tới ngân hàng cũng phối hợp với phòng thương binh xã hội, uỷ ban nhân dân các phường nhằm quỹ quyết số nợ quá hạn trên và thu hồi lượng vốn đến hạn trả nợ.