I/ Những lý luận chung vềkế toán tiền lương vàcác khoản trích theo
3) Ý nghĩa, tác dụng chung của công tác quản lý, tổ chức lao động
4.1. Các khái niệm
- Khái niệm tiền lương:
Tiền lương là biểu biện bằng tiền phần sản phẩm xã hội mà người chủ sử dụng lao động phải trả cho người lao động tương ứng với thời gian lao động, chất lượng lao động và kết quả lao động.
- Khái niệm và nội dung các khoản trích theo lương + Bảo hiểm xã hội (BHXH):
BHXH được sử dụng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng BHXH trong trường hợp họ mất khả năng lao động.
Quỹ BHXH: được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương (gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp khác như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp thâm niên... của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng) phải trả cho cán bộ công nhân viên trong kỳ.
Nội dung chi quỹ BHXH:
- Trợ cấp cho công nhân viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Trợ cấp cho công nhân viên nghỉ mất sức.
- Chi công tác quản lý quỹ BHXH + Bảo hiểm y tế (BHYT):
Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ BHYT trong các hoạt động chăm sóc và khám chữa bệnh.
Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương phải trả cho công nhân viên.
+ Kinh phí công đoàn (KPCĐ):
KPCĐ được trích lập để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo về quyền lợi cho người lao động.
KPCĐ được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho công nhân viên trong kỳ.
Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích 2% tổng số tiền lương thực tế trả cho công nhân viên trong tháng và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó 1% số đã trích nộp cơ quan công đoàn cấp trên, phần còn lại chi tại công đoàn cơ sở.