Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty công trình giao thông 208 thuộc tổng giao thông 4 bộ giao thông vận tải (Trang 32 - 34)

Cũng như các doanh nghiệp xây dựng cơ bản khác, bộ máy quản lý của công ty công trình giao thông 208 chịu ảnh hưởng rất lớn của đặc điểm ngành xây dựng cơ bản.

Mô hình tổ chức bộ máy sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng như: Từ công ty đến xí nghiệp, đội sản xuất, tổ sản xuất đến người lao động theo tuyến kết hợp với các phòng ban chức năng. Đứng đầu công ty là giám đốc công ty giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, đại diện cho quyền lợi của công nhân viên toàn công ty và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Người giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc.

Với 6 phòng, ban như : Phòng tài chính - kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch, phòng thiết bị vật tư, phòng kỹ thuật và phòng tổ chức cán bộ lao động. Trong đó:

Phòng tài chính kế toán : Bao gồm 6 người, có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện công tác hạch toán trong công ty theo yêu cầu, chế độ kế toán nhà nước theo dõi hạch toán các khoản chi phí phát sinh, kiểm tra giám sát xem các khoản chi phí đã hợp lý chưa, từ đó giúp giám đốc đưa ra các biện pháp khắc phục. Đồng thời phòng kế toán cũng phải chịu trách nhiệm lo thanh toán vốn, đảm bảo cho công ty có vốn liên tục hoạt động.

Phòng tổ chức hành chính tổng hợp: Giải quyết mọi công việc có liên quan đến tiền lương và công tác văn phòng trong công ty như: tổ chức sản xuất quản lý, hồ sơ cán bộ, chính sách lao động tiền lương, lập phương án trang bị sửa chữa nhà cửa, tài sản phục vụ cho hoạt động chung của cả công ty.

Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường, khai thác hợp đồng nhận thầu, lập các hợp đồng kinh tế, lập và kiểm tra kế hoạch sản xuất của toàn công ty, lập kế hoạch thực hiện các hợp đồng nhận thầu, tổ chức điều độ sản xuất, tổ chức thanh toán công trình.

Phòng thiết bị - vật tư: Không phải trực tiếp mua vật tư mà chỉ tìm kiếm các nguồn vật tư ổn định, rẻ nhất, giúp các xí nghiệp tìm kiếm nguồn vật tư.

Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ vẽ thiết kế và giám sát thi công đối với các

đội sản xuất trên các mặt: Tiến độ thi công, định mức tiêu hao vật tư, nghiệm thu công trình... Bên cạnh đó, phòng kỹ thuật - vật tư cùng phối hợp với các phòng ban khác lập dự toán công trình giúp công ty tham gia đấu thầu và giám sát thi công sau này.

Phòng tổ chức cán bộ lao động: Giải quyết mọi công việc có liên quan

đến các tổ chức lao động, phân phối và lên kế hoạch về các vấn đề nhân sự

của công ty.

Do các công trình có địa điểm, thời gian thi công khác nhau nên lực lượng lao động của công ty được tổ chức thành các xí nghiệp sản xuất, các đội công trình và dưới đó lại được tổ chức thành các tổ sản xuất theo yêu cầu của thi công. ở mỗi xí nghiệp hoặc mỗi đội công trình thì có giám đốc hoặc đội trưởng và các nhân viên kinh tế kỹ thuật chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp về kinh tế, kỹ thuật. Phụ trách các tổ sản xuất là các tổ trưởng .

Cách tổ chức lao động, tổ chức quản lý sản xuất như trên tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc giám sát, theo dõi, quản lý tốt hơn tới từng đội công trình, từng đội sản xuất, đồng thời tạo diều kiện thuận lợi để công ty có thể ký kết hợp đồng làm khoán tới từng đội công trình, từng đội sản xuất.

Từ những điều trình bày ở trên, ta có thể khái quát sơ đồ bộ máy quản lý của công ty như sau:

đồ bộ máy quản lý của công ty:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty công trình giao thông 208 thuộc tổng giao thông 4 bộ giao thông vận tải (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)