Xác định giá trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tốc độ CPH và hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp (Trang 27 - 30)

Xác định giá trị doanh nghiệp là một quá trình xác định giá tiền tệ cho một doanh nghiệp mà giá trị này có thể được người mua hoặc nhà đầu tư chấp nhận. Xác định giá trị doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp này đang là một thực thể hoạt động và đang được các nhà đầu tư quan tâm.

Xác định giá trị doanh nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình đổi mới doanh nghiệp, cấu trúc lại nền kinh tế và cũn thường được áp dụng khi các doanh nghiệp, tổ chức sắp xếp, cơ cấu lại dây chuyền sản xuất hoặc các bộ phận sản xuất kinh doanh.

Một số vấn đề cần quán triệt khi xác định giá trị doanh nghiệp:

• Giá của một doanh nghiệp được xác định tại một thời điểm cụ thể. Đối với một doanh nghiệp, giá trị của nó chỉ được xác định khi có một nhu cầu giao dịch nào đó như mua bán, chia tách, sáp nhập, liên doanh,liên kết…Nói một cách khác, giá trị doanh nghiệp được xác định nhằm đáp ứng được mục đích nhất định.

Do đặc trưng của doanh nghiệp là một cơ thể sống nên vật tư tái sản của nó luôn vận động không ngừng. Bởi vậy, giá trị doanh nghiệp dù xác định theo phương pháp nào cũng phải dựa vào các thông tin, số liệu, tài liệu có được tại một thời điểm và đặc biệt là phải phân tích xem xét trong bối cảnh thị trường tại thời điểm đó. Khi các điều kiện về số liệu, tình hình thị trường thay đổi thì giá trị doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Giá trị doanh nghiệp khi đã xác định luôn luôn gắn với một thời điểm cụ thể nhất định và khi điều kiện thị trường thời gian thay

đổi thì giá trị đã xác định trước đó có thể không còn sử dụng được và ta phải tiến hành xác định lại.

• Giá của một doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả tương lai đã được dự tính tại doanh nghiệp đó. Như trên đã nói, khi người mua trả cho người bán giá trị doanh nghiệp là để thu được các khoản thu nhập từ kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Giá trị doanh nghiệp phụ thuộc vào hai yếu tố : Các khoản thu nhập trong tương lai và tỷ suất lợi nhuận mong muốn của các nhà đầu tư.

Yếu tố thứ nhất là các khoản thu nhập trong tương lai được xác định dựa vào việc dự đoán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp được dự tính càng cao thì giá trị doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Yếu tố thứ hai là tỷ suất lợi nhuận vốn mong đợi của nhà đầu tư. Đây là chi phí cơ hội sử dụng vốn mà người đầu tư trù tính trên cơ sở xem xét tỷ suất lợi nhuận vốn tối thiểu cần đạt được với mức độ rủi ro gặp phải.

• Giá trị của một tài sản được xác định trên cơ sở những lợi nhuận tương lai của nó. Theo nguyên tắc kế toán, giá hạch toán là gốc ( hay còn gọi là giá lịch sử ), mọi hàng hoá tài sản của doanh nghiệp đều được hạch toán, phản ánh trên sổ sách theo giá mua vào. Giá thị trường không tính đến yếu tố lạm phát. Do đó, trong trường hợp có lạm phát, giá hạch toán sẽ không phản ánh đúng giá trị thực chất của tài sản, hàng hoá mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng.

Khác với nguyên tắc kế toán, định giá doanh nghiệp là quá trình xác định giá trị của một doanh nghiệp đang là một thực thể hoạt động, mọi tài sản đều được coi là đang tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tham ra vào quá trình tạo ra lơị nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, giá trị của một tài sản được xác định trên cơ sở những lợi nhuận tương lai của nó. Một tài sản sẽ có giá trị cao khi nó có khả năng tạo ra nhiều lợi nhuận trong tương lai và ngược lại.

• Giá trị tài sản ròng ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp, mọi tài sản đều được quản lý và sử dụng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải mọi tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng đều là tài sản của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp (hay nói chính xác là giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp) chính là giá trị tài sản doanh nghiệp đang sử dụng sau khi đã trừ các khoản công nợ phải trả.

Như vậy, khi đánh giá trị một doanh nghiệp, chúng ta không chỉ nhìn vào khối lượng tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng mà phải xem xét đến nguồn vốn hình thành nên những tài sản đó. Chỉ sau khi loại bỏ hoàn toàn các khoản công nợ phải trả giá trị tài sản còn lại (giá trị tài sản ròng) mới quyết định giá trị doanh nghiệp.

• Quan hệ cung cầu (số lượng người mua quan tâm đến doanh nghiệp) ảnh hưởng đến giá trị thị trường của doanh nghiệp. Giá trị thị trường của một tài sản là giá bán của tài sản đó. Mức giá đó là mức giá phổ biến trong những điều kiện thị trường xác định. Thực tế, các thông tin về tài sản và giá trị tài sản thường không có sẵn và do đó, giá trị của một tài sản là mức giá mà phần lớn những người mua sẽ trả.

Trong thực tế, nhà đầu tư khác nhau thường sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá trị doanh nghiệp. Đặc biệt, mỗi nhà đầu tư lại có một cách nghiên cứu, đánh gía, phân tích thị trường riêng và do đó, nhiều nhà đầu tư cũng sử dụng một phương pháp xác định giá trị của một doanh nghiệp nhưng vẫn có thể cho ra các kết quả khác nhau. Sự cách biệt của giá trị mà các nhà đầu tư đưa ra thường là do các thông tin mà các nhà đầu tư nắm bắt được không giống nhau và nhận thức về rủi ro của các nhà đầu tư cũng khác nhau.

Đối với doanh nghiệp, giá trị cuối cùng của nó phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, do đó một doanh nghiệp khi có nhiều người mua quan tâm tới giá trị trên thị trường của doanh nghiệp đó sẽ cao hơn nhiều so với giá trị tài sản thực.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tốc độ CPH và hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)