Những hạn chế của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Một phần của tài liệu sựpt quan điểm vềcnxhtrg đổi mới (Trang 25 - 28)

Một là, trong quan niệm về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam còn nhiều biểu hiện của nhận thức giáo điều, chủ quan, duy ý chí vi phạm quy luật, làm sai quy luật.

Biểu hiện rõ nhất trong vấn đề này là không thấy hết tính phức tạp, khó khăn của quá trình xã hội chủ nghĩa, giải phóng lực lượng sản xuất không tính đến thực tế về trình độ chậm phát triển của phân công lao động xã hội. Do chủ quan duy ý chí nên đã quan niệm giản đơn thô sơ rằng xoá bỏ sản xuất nhỏ đi nhanh đến sản xuất lớn.

Yếu kém nổi bật của chủ nghĩa xã hội trước đổi mới là ở chỗ đã áp dụng một mô hình chủ nghĩa xã hội thiếu hụt các nội động lực để phát triển hạt nhân của nó là lợi ích.

Hai là, trong quan niệm về chủ nghĩa xã hội và xây dựng xã hội chủ nghĩ ở Việt Nam thời kỳ trước đổi mới chưa đặt đúng vị trí, vai trò dân chủ với tư cách là một động lực quan trọng hang đầu và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Dân chủ là một trong những giá trị căn bản, là động lực và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà các nhà kinh điển từ Mác đến Lênin và Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng. Vấn đề dân chủ trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam lại càng có tầm quan trọng không thể thiếu. Đó không chỉ là dân chủ trong chính trị, dân chủ trong thể chế Đảng và nhà nước mà còn là dân chủ trong kinh tế là quyền dân chủ của công dân, của từng cá nhân thành viên trong cộng đồng xã hội.

Do dân chủ không thực chất nên đoàn kết cũng dễ rơi vào hình thức hoá. Dân chủ càng không thể thực hiện được, kể cả làm chủ tập thể bị biến dạng thành vô chủ, quan liêu hoá hành chính hoá.

Ba là, trong quan niệm về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thời kỳ trước đổi mới đã không đánh giá đầy đủ vai trò khoa học kỹ thuật công nghệ đặc biệt là không thấy hết vai trò lý luận của khoa học xã hội nhân văn. Đối với việc tăng cường tiềm lực tư tưởng chính trị của Đảng đã chậm tiếp thu và ứng dung các thành quả cách mạng khoa học công nghệ nên chủ nghĩa xã hội đã trở nên lạc hậu, tụt hậu so với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Đậy không chỉ là hạn chế của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà là hạn chế chung, có tính phổ biến của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới trong thế kỷ thứ XX. Hạn chế này làm mất đi hoặc lãng phí một nguồn lực lớn trong phát triển chủ nghĩa xã hội.

Bốn là, quan niệm về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đổi mới bị hạn chế bởi quan niệm tĩnh, khép kín, phát triền trong trạng thái đơn tuyến, chỉ trong phạm vi hệ thống xã hội chủ nghĩa, thậm chí trong trạng thái ốc đảo, biệt lập với thế giới.

Hạn chế này dẫn tới tình trạng chậm phát triển, thua thiệt trong phát triển do không tiếp cận và tận dụng được những thành tựu của văn minh nhân loại trong thời đại ngày nay, giáo điều về lý luận sơ cứng và trì trệ trong tổ chức trong quản lý và hoạt động đã làm cho chủ nghĩa xã hội vốn ở điểm xuất phát thấp lại càng rơi vào tính chậm phát triển và thiếu triển vọng.

Năm là, quan niệm về chủ nghia xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đổi mới chưa xác lập và thực hiện được hệ chính sách và giải pháp để phát huy nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn lực trí tuệ. Chưa có cơ chế tạo đọng lực phát triển để thu hút nhân tài,lãng phí chất xám trong xã hội.

Những hạn chế này quy tụ lại làm nổi lên những dấu hiệu vắng bong kinh tế hang hoá thị trường làm lực lượng giải phóng, phát triển lực lượng sản suất.Hạn chế và yếu kém về dân chủ làm suy yếu động lực phát triển,chậm chễ trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ ,trong sự mở cửa hội nhập quốc tế dẫn tới sự phát triển của thế giới hiện đại. Không có cơ chế và chính sách hữu hiệu, đồng bộ để phát huy trí tuệ, tài năng sang tạo của con người, nguồn lực quan trọng nhất trong mọi nguồn lực, giá trị cao nhất trong mọi giá trị văn hoá.

Trên đây là những hạn chế cơ bản của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trước thời kỳ đổi mới. Từ đại hội VI đến nay, chúng ta bước vào thời kỳ đổi mới vẫn còn một số hạn chế sau:

Thứ nhất, chưa làm rõ các đặc điểm của nước ta trong bước quá độ tới chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa cũng như chưa làm rõ vấn đề phân kỳ trong thời kỳ quá độ.

Thứ hai, lý luận về kinh tế thị trường đình hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chỉ bắt đầu được nghiên cứu trong những năm gần đây và còn nhiều điểm chưa rõ. nhiều vấn đề lí luận sở hữu, tính đa dạng các hình thức sở hữu, hình thức sở hữu với thành phần kinh tế, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước (khu vực các doanh nghiệp nhà nước trong kinh tế quốc doanh), sở hữu tư nhân với sở hữu cá nhân, bóc lột và không bóc lột … chưa có được những lý giải thấu đáo.

Thứ ba, lý luận về Đảng cộng sản cầm quyền và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân, những đảm bảo dân chủ và phát huy quyền

làm chủ của nhân dân trong điều kiện một Đảng cộng sản cầm quyền mới chỉ dừng lại ở hệ quan điểm, nguyên tắc và phương hướng chỉ đạo.

Một phần của tài liệu sựpt quan điểm vềcnxhtrg đổi mới (Trang 25 - 28)