II. CÁC QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN
1. Nhu cầu mở rộng hơn nữa hợp tác tương hỗ giữa Nhật Bản và Việt Nam trong tình hình hiện nay
1.2. Nhu cầu mở rộng hợp tác kinh tế của Việt Nam với Nhật Bản trong bối cảnh mớ
bối cảnh mới
Ngày nay có thể thấy mở của hội nhập vào nền kinh tế là một xu thế tất yếu trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, Việt Nam cũng không nằm ngoài lôgích đó. Hơn nữa, việc đẩy mạnh mở rộng hợp tác với Nhật Bản còn xuất phát từ những yếu tố cụ thể của bản thân Việt Nam.
Về khía cạnh kinh tế: Sau một thập kỷ đổi mới nền kinh tế Việt Nam cho đến trước cuộc khủng hoảng tqì chính - tiền tệ khu vực đã có sự khởi sắc. Không những vượt qua khủng hoảng triền miên kéo dài hàng chục năm, mà từ năm 1991 đến 1996 nền kinh tế liên tục đạt mức tăng trưởng cao với bình quân 8%, riêng năm 1995 đạt 9,54% và 1996 đạt 9,34% (Niên
giám thống kê hàng năm, Nxb Thống kê, 1999). Tuy nhiên sau cuộc
khủng hoảng tài chính – tiền tệ mức tăng trưởng GDP có sự suy giảm, năm 1998 chỉ đạt 5,8%, và năm 1999 là 4,8%. Nếu năm 1999 lạm phát tăng tới 9,2% thì các năm tiếp sau nền kinh tế rơi vào tình trạng thiểu phát. Mức tăng của xuất khẩu thời kỳ sau khủng hoảng tài chính khu vực cũng chậm lại. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1998 có xu hướng giảm mạnh. Thực trạn kinh tế trên cho thấy cần phải có giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy thu hút đầu tư và xuất khẩu, cải thiện mức tăng trưởng kinh tế, tránh nguy cơ tụt hậu.
Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đã có bước phát triển mới mà nhiều người gọi đó là thời đại mới của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Riêng trong lĩnh vực kinh tế quan hệ hợp tác không chỉ dừng lại ở các hoạt động đầu tư trực tiếp đã được thực hiện và phát triển nhanh. Tuy nhiên điều cũng cần thấy là quy mô của quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản còn rất khiêm tốn so với khả năng và nhu cầu của 2 nền kinh tế. Mặc dù Nhật Bản là bạn hàng thương mại số một, nhà tài trợ số một và cũng là một trong 3 nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam, song so với tổng lượng kim ngạch xuất- nhập khẩu cũng như tổng FDI của Nhật Bản ra nước ngoài thì phần của Việt Nam trong đó quá ít ỏi, và thấp hơn so với phần của các quốc gia thuộc ASEAN. Điều này cho thấy cần phải và có thể gia tăng hơn nữa quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia.
Mở rộng hợp tác kinh tế theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá là một chủ trương của nhà nước Việt Nam. Mở rộng hợp tác với Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hoá là một phương cách đảm bảo an ninh kinh tế nước nhà. Bởi lẽ nếu chỉ hạn chế trong một số bạn hàng sẽ rất bất lợi khi đối tác gặp khó khăn, việc mở rộng các nối quan hệ sẽ tạo cho Việt Nam có nhiều cửa mở ra thế giới bên ngoài, đó là những kênh hàng hoá - dịch vụ chảy vào chảy ra, bảo đảm cho sự vận hành bình thường của nền kinh tế. Hơn nữa Nhật Bản là một thị trường lớn, một đầu nguồn về dòng vốn và công nghệ, cho nên mở rộng quan hệ với Nhật Bản sẽ gia tăng các cơ hội phát triển cho Việt Nam.
1.2.2. Nhu cầu hợp tác của Việt Nam với Nhật Bản
Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngoài việc phát huy nội lực Việt Nam phải dựa vào sự hợp tác với nước ngoài, nhất là các quốc gia có trình độ phát triển cao như Nhật Bản. Có thể thấy nhu cầu mở rộng hợp tác quốc tế của Việt Nam với Nhật Bản trên các phưong diện cơ bản như sau:
Thứ nhất, là Việt Nam cần ở Nhật lượng vốn đầu tư lớn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế. Do đặc điểm của quá trình công nghiệp hoá rút ngắn cho nên nhu cầu vốn đầu tư càng cao. Trong những năm 90 chúng ta đã có nhiều cố gắng trong huy động vốn bảo đảm nhu cầu đầu tư góp phần có ý nghĩa quyết định giữ cho mức tăng trưởng đạt khá cao so với các quốc gia trong khu vực. Theo cơ cấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong thời kỳ 1991 – 2000 là vốn vay các tổ chức quốc tế chiếm 9,0%, vốn FDI chiếm 24,46% và vốn từ trong nước chiếm 66,9%. Nếu tính chung nguồn vốn từ nước ngoài đã chiếm khoảng 1/3 tổng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Như vậy nếu trong thời kỳ 1996 – 2000 trung bình hàng năm vốn đầu tư xây dựng toàn xã hội là 100.000 tỷ Đồng, thì mức vốn nước ngoài là 33.000 tỷ.
Nhật Bản là đầu nguồn của dòng vốn đầu tư, nếu mở rộng được hợp tác với Nhật, luồng vốn từ Nhật Bản sẽ có chiều hướng chảy đến thị trường Việt Nam. Vấn đề là Việt Nam cần có chính sách khuyến khích ra sao, và gắn liền với đó là việc nâng cấp cơ sở hạ tầng dịch vụ.
Trên thực tế luồng vốn qua kênh ODA Nhật Bản chảy vào Việt Nam mấy năm qua tương đối cao so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tuy vậy dòng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam sau khi đạt đỉnh điểm năm 1995 đã rơi vào chiều hướng giảm sút. Năm 2001 chỉ đạt 160 triệu USD, và 9 tháng đầu năm 2002 là 90 triệu USD. Trong khi đó mức đầu tư vào Châu Á tuy cũng có sự giảm sút từ sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực nhưng vẫn đạt 655,5 tỷ Yên chiếm 12,2% tổng FDI của Nhật Bản ra nước ngoài. Với số liệu trên ta thấy mức FDI của Nhật Bản vào Việt Nam còn ít so với tổng mức chung, cũng như so với mức thu hút của các quốc gia trong khu vực. Như vậy mở rộng quan hệ, thu hút FDI không những là nhu cầu của Việt Nam mà phía Nhật Bản cũng có khả năng đáp ứng.