0
Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

1 Nâng cao chất lượng càphê thông qua thực hiện nghiêm chỉnh tiêu chuẩn chất lượng

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀPHÊ CỦA VIỆT NAM (Trang 45 -50 )

tiêu chuẩn chất lượng

Cục Trồng trọt Bộ NN&PTNT cho biết, một trong những giải pháp chính để nâng cao chất lượng cà phê là áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 để tạo điều kiện cải thiện chất lượng, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thi trường thế giới. Đây là hệ thống tiêu chuẩn mới, trong đó áp dụng cách tính lỗi khuyết tật để đánh giá chất lượng, phù hợp với cách đánh giá chất lượng chung của Hội đồng cà phê thế giới (ICO).

Việc áp dụng tiêu chuẩn mới còn được xem là bước đột phá để hướng dẫn nông dân thay đổi tạp quán tư duy sản xuất và nâng cao chất lượng cà phê cũng là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập. Thật ra TCVN 4193:2005 đã ban hành từ năm 2006 nhưng đến nay mới có khoảng 10% số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước áp dụng và chỉ chiếm 1-2% sản lượng cà phê xuất khẩu. Mặt khác, phần lớn các hợp đồng xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay vẫn theo hình thức thoả thuận về chất lượng dựa theo cách phân loại cũ, chủ yếu dựa trên 3 tiêu chí: độ ẩm, tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ, chưa theo tiêu chuẩn mới, điều đó dễ khiến các doanh nghiệp xuất khẩu bị ép giá khi giao dịch với đối tác.

Giới kinh doanh cà phê cũng đánh giá rằng cạnh tranh giữa các nhà sản xuất

cà phê tại Việt Nam đang ngày càng trở nên khốc liệt. Do đó mỗi nhãn hiệu phải nỗ lực hết sức mình nhằm xây dựng thương hiệu riêng và chiếm lĩnh thị trường.

Hiện nay tại Việt Nam, Trung Nguyên là thương hiệu khá mạnh, có đến 500quán ở khắp 64 tỉnh thành trên cả nước. Ngoài ra, quán cà phê Trung Nguyên còn có mặt tại Thái Lan, Campuchia, Singapore và Nhật. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên hiện được xuất đi 16 quốc gia trên thế giới. Với việc nhượng quyền thương hiệu thành công tại Singapore và Nhật, Trung Nguyên là thương hiệu đầu tiên nhượng quyền thương hiệu ở nước ngoài và là công ty đầu tiên ở Việt Nam áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Với cà phê hòa tan G7, sản phẩm mới nhất hiện nay, Trung Nguyên đang hướng đến thị trường các quốc gia có nền kinh tế phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp…

III. 3 Đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã bao bì đổi mới

Việt Nam vốn chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân, cà phê rang và cà phê rang xay. Đây là một loại sản phẩm cà phê thô, do đó chưa làm tăng được thương hiệu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. Do đó các doanh nghiệp phải tiến hành đa dạng hóa sản phẩm để tạo thương hiệu riêng cho mình.

Cà phê bột pha phin kiểu truyền thống vốn có tiền lệ là không có nhiều thay đổi trong thành phần chất lượng mà chủ yếu tìm kiếm sự mới lạ trong phong cách trình bày bao bì sản phẩm. Thế nhưng thời gian gần đây, giới sản xuất chế biến cà phê đã bắt đầu áp dụng những công nghệ mới để tạo nên những hương vị cà phê tổng hợp đặc sắc riêng.

Một số nhãn hiệu như cà phê Bảo Lộc, cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên. . . đang đưa ra thị trường các sản phẩm cà phê bột pha trộn giữa cà phê Moka và Robusta; hoặc cà phê ướp hương lài, bưởi. . .

Doanh nghiệp cà phê Thu Hà cũng vừa đưa ra thị trường loại sản phẩm mới sản xuất theo công nghệ hút chân không của tiêu chuẩn châu Âu. Đây là loại sản phẩm kết hợp cả hai hương vị của cà phê Moka và Robusta

Đổi mới "mãnh liệt" hơn cả là loại cà phê hòa tan, đáp ứng nhu cầu uống cà phê kiểu công nghiệp trong cuộc sống hối hả bộn bề hiện nay. Tháng 4, Công ty Vinacafe đã giới thiệu sản phẩm cà phê sâm 4 trong 1 nhằm mang đến cho người thưởng thức cà phê một hương vị hòa tan mới. Tin từ Vinacafe cho thấy, hiện tại người tiêu dùng đã chấp nhận loại cà phê sâm hòa tan qua lượng tiêu thụ gia tăng gấp đôi so với tháng trước.

Không chịu thua kém, giữa tháng 6, Công ty Nestlé "đột phá" thị trường bằng 3 sản phẩm Nescafé 3 trong 1 mới, khác nhau ở khẩu vị đậm vừa, đậm đà và rất đậm. Cũng theo Nestlé, không chỉ ở Việt Nam mà tại những thị trường xuất khẩu khác, người tiêu dùng cũng đòi hỏi nhà sản xuất phải đa dạng hóa sản phẩm cho phù hợp với từng đối tượng, đồng thời vẫn phải đảm bảo chất lượng và nhất là hương vị đặc trưng của cà phê Việt Nam

Rõ rang người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi trong sự cạnh tranh đổi mới sản

phẩm của các doanh nghiệp. Điều này cho thấy đây là một hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệp trong tương lai.

Mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, đều phải luôn chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình, nhất là trong thời kì hội nhập. Trên đây chỉ là một số giải pháp thiết yêu nhằm nâng cao sức cạnh tranh, phát triển thị trường xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Qua đề tài “ Thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam”, em đã trình bày được những khái niệm chung nhất về vai trò của xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng đối với nền kinh tế của đất nước, những cơ hội thách thức cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu cà phê ở Việt Nam. Qua đó phân tích thực trạng xuất khảu cà phê của Việt Nam thông qua tình hình thu mua chế bién cũng như sản lượng, kim ngach, thị trường… của cà phê xuất khẩu của Việt Nam, để từ đó đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Qua đề án này, chúng ta thấy được tầm quan trọng của xuất khảu cà phê trong nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra cũng thấy rõ những thành tựu đã đạt được của ngành cà phê Việt Nam, bên cạnh đó là những hạn chế cần khắc phục để nâng cao vị thé của cà phê Việt Nam để đây thực sự là nguồn thu lớn của đất nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN

Khi thực hiện đề tài này, tuy đã có sự đầu tư nhưng cũng ko tránh khỏi những khiếm khuyết. Vậy nên em rất mong nhận được sự chỉ bảo và sửa chữa của thầy giáo. Một lần nữa em xin cảm ơn thầy đã chỉ bảo cung cấp phương pháp luận, và thư viện đã cung cấp cho em tài liệu để em thực hiện đề án này.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Kinh Tế thương mại(2007)/chủ biên Gs-TS Hoàng Đức Thân 2. Giáo trình Thương Mại quốc tế (2007)/chủ biên TS Trần Văn Hòe

3. Điều tra năng lực công nghệ chế biến nông sản (2005)-cục chế biến Nông sản.

… … . .

Các trang web : thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư, bộ Công thươg, Bộ Tài chính…

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀPHÊ CỦA VIỆT NAM (Trang 45 -50 )

×