4.Độc tính của mồi diệt muỗi đối với muỗi, người và động vật

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN nghiên cứu mồi bả diệt muỗi truyền bệnh sốt denguesốt xuất huyết dengue aedes aegypti tại hà nội (Trang 40 - 52)

Bảng 2. Tỉ lệ (%) số muỗi chết khi tiếp xúc với các loại bả theo thời gian (12/2009). STT Loài muỗi Số Lượng muỗi thử Tiếp xúc với số muỗi chết sau 16h Tỉ lệ % số muỗi chết sau 24h Tỉ lệ %

1 Aedes aegypti ĐC 50 ĐC 17 34% 37 74% TN1 50 Mồi + propoxua 48 96% 49 98% TN2 50 43 86% 49 98% 2 Aedes aegypti ĐC 50 ĐC 30 60% 37 74% TN1 50 Mồi + propoxua 49 98% 50 100% TN2 50 50 100% 3 Aedes aegypti ĐC 50 ĐC 18 36% 26 54% TN1 50 Mồi + Deltamet hrin 49 98% 50 100% TN2 50 49 98% 50 100% 4 Aedes aegypti ĐC 50 ĐC 30 60% 30 60% TN1 50 Mồi + Deltamet hrin 49 98% 50 98% TN2 50 50 100% 50 100% 5 Aedes aegypti ĐC 50 ĐC 25 50% 30 60% TN1 50 Mồi + Neem 50 100% 50 100% TN2 50 47 94% 50 100% Kết quả bảng trên cho thấy mồi bả diệt muỗi cùng hóa chất diệt muỗi rất tốt. Hầu hết tất cả số muỗi thử nghiệm đều chết trong vòng 24h.

Sau khi thử nghiệm trong phạm vi phòng thí nghiệm, chúng tôi tiếp tục đánh giá hiệu lực trên phạm vi thực địa hẹp với 3 loại hóa chất propoxua, deltamethrin, neem được pha trong 12 đĩa mồi bả với 4 đĩa đối chứng. Propoxua cho vào đĩa được đánh số từ 1-4, deltamethrin 5-8, neem 9-12, đối chứng từ 12- 16. Các đĩa mồi được đặt ở trong nhà hoặc ngoài nhà, tại những nơi ít ánh sáng, ẩm ướt, ít người qua lại.

Kết quả thử nghiệm cho thấy: trên thực địa, trung bình mỗi ngày với một đĩa môi diệt muỗi chết trung bình là 28 con ở các đĩa từ 1-4, 15 con ở các đĩa 5-8 và 21 con ở các đĩa 9-12, các đĩa đối chứng không có muỗi chết. Thời gian tác dụng tồn lưu của mồi diệt muỗi từ 15 đến 18 ngày, ngoài muỗi Aedes aegypti còn có 1 số loài khác.

Bảng 3. Tỉ lệ % số muỗi Aedes aegypti chết theo thời gian tại thực địa hẹp.

Số lượng bả (không tính đối chứng) Số ngày thử Số muỗi chết Aedes aegypti Các loài khác Trung bình một đĩa bả Trung bình một ngày(con/ngày) 12 7 43 448 37.333 64 Tỉ lệ % 9.6 90.4

Trung bình một ngày có tới 64 con/đĩa bả. Đặc biệt 9.6% là muỗi SD/SXHD

Bảng 4: Mật độ trung bình muỗi đốt người trên các điểm thí nghiệm và đối chứng (2/2010).

Điển điều tra Số nhà điều tra Số giờ điều tra Mật độ con/giờ

Đống Đa 4 ĐC 240 3.2 TN 240 0.7 Thanh Xuân 4 ĐC 240 2.9 TN 240 0.9 Hoàng Mai 4 ĐC 240 2.7 TN 240 0.5

Mồi diệt muỗi được áp dụng đã làm giảm mật độ muỗi đốt người ở nơi có dùng mồi xuống thấp hơn từ 4-5 lần nơi không dùng mồi.

1.4. Thành phần các loại muỗi bị thu hút và tiêu diệt.

Trên thực địa, mồi diệt muỗi thu hút và diệt được trên 12 loài muỗi, trong đó chủ yếu là giống Aedes có 2 loài, Anopheles có 1 loài, Culex có 2 loài và đó là những loài có ý nghĩa dịch tễ quan trọng chiếm tỉ lệ đáng kể, ngoài ra còn một số loài muỗi khác chiếm tỉ lệ ít hơn.

Bảng 5: Tỉ lệ % các loài muỗi bị thu hút vào bả và diệt.

STT Loài muỗi Số lượng Tỉ lệ %

1 Aedes aegypti 55 5.98 2 Anopheles sinensis 68 7.38 3 Culex quinquefasciatus 509 55.27 4 Culex tritaeniorhynchus 35 3.80 5 Các loài khác 254 27.57 Tổng số 921 100

1.5. Kết quả điều tra sau khi đã tiến hành thử nghiệm hiệu lực của mồi diệt muỗi trên diện rộng tại quận Thanh Xuân, Đống Đa và Hoàng Mai.

+ Các chỉ số bọ gậy và muỗi.

Kết quả điều tra cho thấy mật độ chung của các loài muỗi ở điểm thí nghiệm được sử dùng mồi giảm từ 4 đến 5 lần so với các điểm đối chứng.

Bảng 6: Mật độ chung của các loài muỗi qua các lần điều tra ở điểm thí nghiệm

và đối chứng (3/2010). Lần điều tra Mật độ muỗi con/nhà 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 7.1 8.3 10.8 9.2 7.7 14.5 9.5 20.7 15.8 14 TN 6.1 2.3 3.4 1.5 2.3 5.1 5.2 4.3 2.9 4.2

+ Tỷ lệ nhà có muỗi Aedes aegypti ở điểm thí nghiệm giảm từ 5-6 lần so với điểm đối chứng trong thời gian thí nghiệm.

Bảng 7: Tỉ lệ % nhà có muỗi Aedes aegypti ở điểm thí nghiệm và đối chứng qua các lần điều tra (3/2010). Lần điều tra Tỉ lệ % nhà có muỗi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 90 87 79 92 96 78 86 82 88 99 TN 15 18 17 20 22 18 16 21 25 15

Bảng 8: Các chỉ số bọ gậy Aedes aegypti tại các điểm đối chứng và thí nghiệm qua các lần điều tra ( số nhà có bọ gậy/ 100 nhà điều tra).

Chỉ số điều tra Điểm điều tra Lần điều tra 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A ĐC 26 26 36 45 40 33 39 42 29 24 TN 15 18 24 14 16 15 20 34 23 14 B ĐC 30 32 26 29 27 32 24 41 25 33 TN 16 25 19 20 20 27 19 33 23 23

Chú thích: - A: tỷ lệ % nhà có bọ gậy trên số nhà điều tra

- B: Tỷ lệ % số dụng cụ chứa bọ gậy trên tổng số dung cụ điều tra

Để đánh giá chính xác hiệu lực của mồi diệt muỗi đối với muỗi Aedes aegypti trong thực địa chúng tôi nghiên cứu các chỉ số bọ gậy của loài muỗi này (Bảng 8). Kết quả cho thấy các chỉ số A, B ở các điểm thí nghiệm giảm rõ rệt so với các điểm đối chứng. Như vậy việc giảm mật độ của muỗi Aedes aegypti và giảm tỉ lệ số nhà có muỗi cũng làm giảm đáng kể bọ gậy và phụ thuộc vào hiệu lực của mồi diệt muỗi.

2.Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với bả diệt muỗi.

Ý kiến đánh giá của người dân về việc sử dụng bả diệt muỗi.Trong số mồi được được sử dụng trong cộng đồng có 79% được nhân dân bảo quản và sử dụng tốt; 100% nhân dân có ý kiến đánh giá bả diệt muỗi có hiệu quả; 96% số hộ chấp nhận sử dụng mồi diệt muỗi.

Bảng 9: Kết quả điều tra đánh giá sự chấp nhận của người dân đối với việc dùng

bả diệt muỗi. Số người điều tra Đánh giá hiệu quả Chấp nhận sử dụng Đồng í mua bả Yêu cầu sử dụng rộng rãi

Tôt Xấu Có Không

50 50 0 48 2 28 17

Tỉ lệ % 100 0 96 4 56 34

3. Ý nghĩa bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế.

Số lượng chất diệt được dùng trong mồi diệt muỗi rất ít, thấp hơn 20 lần liều lượng cho phép sử dụng, lượng dư sau khi dùng mồi không đáng kể, ít gây ô

nhiễm môi trường. So với các biện pháp khác thì khi dùng mồi diệt muỗi, lượng hóa chất diệt được sử dụng ít hơn nhiều.

Qua những kết quả nghiên cứu cho thấy thì mồi bả có hiệu quả từ 15-18 ngày. Số muỗi chết ở các nơi đặt mồi không giống nhau chênh lệch khá rõ rệt. Số lượng loài muỗi bị thu hút và diệt khác nhau tùy theo từng địa điểm, thời gian đặt mồi, phụ thuộc vào từng loài, tập tính vàn số lượng quần thể loài. Mồi diệt có tác dụng rất cao đối với các loài muỗi trú ẩn và tìm mồi trong nhà ở.

Ngoài tác dụng tiêu diệt muỗi Aedes aegypti, mồi bả còn có tác dụng tiêu diệt nhiều loài muỗi khác có ý nghĩa dịch tễ quan trọng nhu : Anopheles có 1 loài, culex có 2 loài.

Khi sử dụng mồi trong thực địa trong phạm vi hẹp cho thấy mồi diệt muỗi đã làm giảm mật độ chung của các loài muỗi và làm giảm tỉ lệ nhà có muỗi

Aedes aegypti, có thể nhìn thấy rát nhiều muỗi chết trong đĩa mồi và xung quanh đĩa.

Mật độ muỗi Aedes aegypti ở điểm thí nghiệm giảm xuống rất thấp so với điểm đối chứng và duy trì ở dưới mức chỉ số nguy hiểm (1con/nhà,.mật độ các loài muỗi khác cũng giảm đi đáng kể.

Với kết quả trên cho phép chúng ta nghĩ đến khả năng dùng mồi diệt muỗi, kết hợp vệ sinh môi trường, thau rửa các dụng cụ có bọ gậy để phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở từng địa phương. Dùng mồi diệt muỗi với mục đích làm giảm mật độ quần thể muỗi, giảm tần suất đốt người của muỗi và vì thế làm giảm khả năng truyền bệnh của muỗi, trong đó còn có cả 2 giống CulexAnopheles.

Trong quá trình nghiên cứu và sử dụng chúng tôi được sự đồng í của nhân dân, được nhân dân chấp nhận sử dụng và đánh gia cao hiệu quả của mồi diệt muỗi.

4.Độc tính của mồi diệt muỗi đối với muỗi, người và động vật.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mồi diệt muỗi có tác dụng độc đối với muỗi chủ yếu qua đường tiêu hóa, một phần qua đường tiếp xúc, it có tác dụng độc qua đường không khí ( đường hô hấp) Propoxua được sử dụng trong mồi diệt muỗi ở nồng độ 0.1%, có liều lượng thấp hơn từ 20 đến 50 lần so với các phương pháp khác vì vậy có thể an toàn đối với người và động vật.

Mồi diệt muỗi là một phương pháp sử dụng hóa chất diệt muỗi mà vừa khắc phục được những hạn chế của biện pháp hóa học vừa kế thừa được tính ưu việt của nó.

5.Kết Luận

1.Bả diệt muỗi có hiệu lực thu hút và diệt muỗi Aedes aegypti trong điều kiện phòng thí nghiệm hầu hết 100% số muỗi chết sau 24h.

2.Tại thực địa bả diệt muỗi có khả năng thu hút và diệt được khoảng 10 loài muỗi trong đó Aedes có 2 loài, Culex có 2 loài và Anopheles 1 loài và một số loài muỗi khác. Bình quân số muỗi chết trong một ngày đêm với một đĩa mồi vào khoảng 64 con, số lượng muỗi chết qua các ngày không giống nhau tùy thuộc vào thời tiết ( nhiệt độ và độ ẩm). Bả diệt muỗi làm giảm mật độ muỗi đốt người tronh thời gian sử dụng bả xuống từ 4-5 lần so với điểm đối chứng. Bả diệt muỗi có thời gian tồn lưu từ khoảng 15-18 ngày.

3.Khi tiến hành ở quy mô lớn, bả diệt muỗi thể hiện dõ hiệu quả làm giảm mật độ muỗi như khi thực hiện ở thực địa hẹp. Trong đó mật độ muỗi Aedes aegypti

giảm rõ rệt từ 5-6 lần. Ngoài tác dụng diệt muỗi, bả còn có tác dụng tiêu diệt một số loài côn trùng có kích thước nhỏ khác.

4.Sau khi tiến hành thử hiệu lực của bả diệt muỗi thành công, bả diệt muỗi đã được cộng đồng đánh giá tốt về khả năng diêt muỗi và đa số người dân chấp nhận sử dụng. Điều đó cho thấy việc sử dụng mồi bà vào việc diệt muỗi Aedes aegypti và một số loài khác là hoàn toàn có khả thi.

Tài Liệu Tham Khảo

1. Bùi Đại (1999), "Dengue xuất huyết", Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

2. Jan.A. Rozendall (2000), "Phòng chống vật truyền bệnh- Các phương pháp phòng chống cho cá nhân và cộng đồng", Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

3.Nguyễn Thuý Hoa (2005), "Đánh giá độ nhạy cảm của muỗi Ae.aegypti đối với hoá chất diệt côn trùng tại một số tỉnh thành phía bắc từ năm 2001-2004", Tạp chí Y học dự phòng, tập XV, số (5), tr.76.

4.Nguyễn Văn Châu, Đặng Châu, Nguyễn Huy Bính, Đoàn Văn Trí, Phùng Xuân Bích, Nguyễn Thị Kha, Dương Thị Mùi (2000), "Phòng chống chủ động bệnh sốt xuất huyết dengue tại thành phố Nha Trang",Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng(4), tr. 56-65.

5.Phạm Thị Khoa, Nguyễn Bá Phong, Phạm Thanh Hà, Vũ Thị Biên, Nguyễn Thị Thu Trang, Đoàn Minh Khiết (2008), "Tình hình kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes aegypti, Culex quinquefasciatus và Culex tritaenyorhynchus ở Hà Nội", Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng , (1) tr. 31-35.

6.Phạm Thị Khoa, Nguyễn Thị Thu Trang, Phạm Thanh Hà (2009), "Mức độ nhạy cảm với hoá chất diệt côn trùng ở ba loài muỗi truyền bệnh cho người", Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật, hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ ba, tr.1383-1389.

7.Phạm Thị Khoa, Nguyễn Thị Thương Bình, Nguyễn Bá Phong, Phạm Thanh Hà, Nguyễn Thu Trang , Vũ Thị Biên và ctv (2007), "Tình hình kháng hóa chất diệt côn trùng ở loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Aedes aegypti Linnaeus, 1762 ở phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Hà Nội", Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng , (3) tr.42-48.

8.Tổ chức Y tế thế giới, Tài liệu hướng dẫn phòng chống sốt Dengue, Nhà xuất bản Y học, 2001.

9.Vũ Đức Hương, Nguyễn Thị Bạch Ngọc, Đặng Tuấn Đạt, Nguyễn Hữu Cường, Phạm Công Tiến, Nguyễn Thị Bích Liên và ctv (2000), "Phân bố và độ nhạy cảm với một số hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae.aegypti ở Nam Bộ, Trung Bộ Và Tây Nguyên", Thông tin phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, (4), tr. 46-55.

10.Vũ Đức Hương, Nguyễn Thị Bạch Ngọc, Đỗ Thị Hiền, Nguyễn Thị Bích Liên và ctv (2003), "Các chỉ số muỗi, bọ gậy và độ nhạy cảm với một số hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae.aegypti ở Nam Bộ, Trung Bộ Và Tây Nguyên", Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng , tr. 43-47.

11.Brengues C., N.J. Hawkes, F. Chandre, L.McCarroll, S.Duchon, P.Guillet, S.Manguin, J.C.Morgan and J.Hemingway (2003), “Pyrethroid and DDT cross- resistance in Aedes aegypti is corelated with novel mutations in the voltage- gated sodium channel gene”, Medical and Veterinary Entomology, 17, pp.87-94 12. Brown. A W.A (1986), "Insecticide resistance in mosquitoes", A pragmatic review Y. Ame, Mosq. Cont. Asso, 2 (2), pp. 123 – 140.

13. Janet Hemingway, Nicola J. Hawkes, Lynn McCarroll, Hilary Ranson (2004), “The molecular basis of insecticide resistance in mosquitoes”, Insect Biochemistry and Molecular Biology, pp. 653- 665

14.Maria de Lourdes G Macoiris Teresa M Andrighetti, Luiz Takaku, Carmen M Glasser, Vanessa C Garbeloto, Jose Eduardo Bracco (2003), "Resistance of

Aedes aegypti from the Sate of Sao Paulo, Brazil, to Organophosphates Insecticides", Mem Inst Oswaldo Cruz, 98, pp.703-708.

15. Vu Duc Huong and Nguyen Thi Bach Ngoc (1999), "Susceptibilyti of Aedes aegypti to Insecticides in South Vietnam". Dengue Bulletin Vol 23

16. K. Saavedra-Rodriguez, L.Urdaneta-Marquez, S.Rajatileka, M.Moulton, A.E.Flores, I.Fernandez-Salas, J.Bisset, M.Rodriguez, P. J. Mccall, M. J. Donnelly, H.Ranson, J.Hemingway and W. C. Black IV (2007), “A mutation in the voltage-gated sodium channel gene associated with pyrethroid resistance in Latin American Aedes aegypti”, Journal of the Insect Molecular Biology, 16 (6), pp.785-798.

17.Maria Magdalena Rodriguez Coto, Juan Andre Bisset Lazcano, Darjaniva Molina de Fernandez and Alain Soca (2000), "Malathion resistance in Aedes aegypti and Culex quinquefasciatus after its use in Aedes aegypti control programs", Journal of American Mosquito Control Association, 16(4), pp. 324- 330.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN nghiên cứu mồi bả diệt muỗi truyền bệnh sốt denguesốt xuất huyết dengue aedes aegypti tại hà nội (Trang 40 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w