Nghề phải thường xuyên cập nhật thông tin,

Một phần của tài liệu Khảo sát nhận thức và thái độ của sinh viên trường cao đẳng kinh tế đối ngoại TP hồ chí minh đối với một số nghề liên quan đến kinh tế và thương mại (Trang 53)

thức

2,90 0,97 14 17. Nghề đòi hỏi phải có sức khoẻ tốt 3,10 0,82 7 18. Nghề có nhiều phức tạp 3.34 0,79 3 19. Nghề không nhàn hạ 2,73 1,03 18 20. Nghề đòi hỏi chú trọng chữ tín 3,16 1,07 6

Căn cứ vào điểm TB về mức độ đánh giá của SV đối với NN cho thấy: Có 2 nội dung SV rất đồng tình khi cho rằng NN thuộc lĩnh vực KTTM là “Nghề mang lại thu nhập cao” (TB: 3,72) và là “Nghề mang tính thời thượng” (TB: 3,46), những nội dung này có điển trung bình ở mức độ khá. Trong vài năm gần đây những NN thuộc lĩnh vực KTTM rất hấp dẫn các bạn trẻ, nhiều bạn trẻ muốn làm ngành nghề này bởi tính thời thượng của nghề cũng như thu nhập hấp dẫn mà nghề mang lại.

Tuy nhiên SV vẫn còn băn khoăn khi cho rằng “Nghề có nhiều phức tạp” (TB:3,34). Đây cũng là một thách thức với người làm trong hoạt động KTTM phải làm việc với rất nhiều đối tượng khác nhau: khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, các mối quan hệ nội bộ, các cơ quan chính quyền…nên nó trở nên phức tạp. Tuy nhiên nghề cũng tạo ra “Nhiều cơ hội giao tiếp, mở rộng quan hệ” (TB:3,30), đặc điểm này rất thích hợp cho các bạn trẻ có tính hướng ngoại.

SV cũng chưa hài lòng khi cho rằng “ Nghề có nhiều yếu tố rủi ro” (TB:3,18) hay nghề có nhiều yếu tố may rủi khó lường. Hơn nữa nghề cũng đòi hỏi “Chú trọng chữ tín” (TB:3,18), hoạt động KTTM chỉ tồn tại bền lâu khi biết đặt chữ tín lên hàng đầu. SV cũng đánh giá “Nghề đòi hỏi phải có sức khoẻ tốt” (TB:3,10), do đặc tính của công việc không nhàn hạ, có nhiều áp lực nên đòi hỏi người làm trong lĩnh vực KTTM phải có sức khoẻ tốt mới có thể hoàn thành được công việc

SV cũng có thái độ khả quan khi cho rằng “Nghề dễ xin việc” (TB: 3,07). Hơn nữa khi làm trong lĩnh vực KTTM sẽ giúp các em “Phát huy được khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, diễn đạt” (TB:3,02).

Muốn làm việc một cách có hiệu quả trong hoạt động KTTM cũng cần phải có “Kiến thức tổng hợp” (TB:3,01). Ngoài kiến thức chuyên môn, người làm trong lĩnh vực KTTM còn cần phải có kiến thức bổ trợ khác như kiến thức về tâm lý, văn hoá, xã hội, pháp luật…Do đặc tính của nghề luôn đòi hỏi sự tự chủ cao nên SV đánh giá “Nghề phát huy được tính độc lập cao trong công việc” (TB:2,97), đây vừa là thách thức xong cũng là cơ hội để người làm trong lĩnh vực KTTM có cơ hội khẳng định được năng lực của bản thân.

Tiếp đến SV đánh giá “Nghề có thể lợi dụng những kẽ hở của pháp luật” (TB:2,96), hay người làm kinh doanh có thể lách luật để làm giàu nhanh chóng.

SV có thiện cảm khi cho rằng “Nghề có môi trường làm việc năng động, sáng tạo” (TB:2,92) sẽ giúp người hành nghề trong lĩnh vực này phát huy được tính nhạy bén, tự chủ của bản thân. Tuy nhiên “Nghề phải thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức” (TB:2,90), những thông tin về thị

trường, đối thủ…luôn biến đổi từng phút từng giây nên đòi hỏi phải thu thập, cập nhập thông tin thường xuyên. SV cũng cho rằng “Nghề không chủ động được về mặt thời gian” (TB:2,88), người làm trong lĩnh vực KTTM không biết trước được khi nào khách hàng, đối tác…cần được phục vụ.

NN trong lĩnh vực KTTM cũng tạo ra “Nhiều cơ hội học tập” (TB:2,83) do đó sẽ giúp cho người làm trong lĩnh vực này mở rộng được tầm nhìn, nâng cao trình độ cũng như có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề. Tuy nhiên SV cũng nhận thấy khó khăn tiếp theo của nghề là “Nghề có áp lực công việc cao” (TB:2,77) và “Nghề không nhàn hạ” (TB:2,73), những khó khăn, thách thức, những áp lực trong công việc cũng là một trở ngại với người làm trong lĩnh vực này.

Kế đến SV cho rằng “Nghề có nhiều cơ hội rèn luyện bản lĩnh cá nhân” (TB:2,63). Chỉ duy nhất một nội dung có điểm TB ở mức độ yếu là “Nghề có ích cho xã hội” (TB:2,13). Đánh giá này không có sự hợp lý vì thực tế những ngành nghề thuộc lĩnh vực KTTM đang tiên phong trong việc tạo ra nhiều cơ hội việc làm cũng như nâng cao thu nhập cho nhiều người.

Tóm lại: Kết quả về thái độ của SV đối với NN thuộc lĩnh vực KTTM cho thấy:

SV có thái độ tích cực và đánh giá cao tính thời thượng của nghề và khả năng tài chính do nghề mang lại. Tuy nhiên những mặt ưu điểm, tích cực khác của nghề như: nghề dễ xin việc, nghề phát huy được tính năng động, sáng tạo, độc lập, giúp rèn luyện bản lĩnh cá nhân…SV chỉ đánh giá ở mức độ trung bình và SV đánh giá tính ích lợi của nghề đối với xã hội lại ở mức độ yếu. Đánh giá này của SV là chưa hợp lý với thực tế.

SV có thái độ tiêu cực đối với nghề thuộc lĩnh vực KTTM được thể hiện ở chỗ: SV thấy chưa hài lòng ở sự phức tạp, khó khăn của nghề, nghề có nhiều áp lực, rủi ro, nghề đòi hỏi phải học tập thường xuyên, hiểu biết rộng, phải có sức khoẻ…

Thái độ tích cực hay tiêu cực đối với NN sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự nỗ lực của SV trong quá trình học tập cũng như sự phấn đấu cho NN của các em sau này nên nhà trường và các lực lượng xã hội cần lưu tâm đến việc hình thành ở SV thái độ tích cực về NN, giúp các em thấy yêu, thấy kiêu hãnh, tự hào, lạc quan về NN, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp do nghề mang lại…

Để tìm hiểu giữa SV nam và SV nữ có thái độ đối với NN như thế nào, chúng tôi tiến hành lập bảng so sánh. Kết quả thu được trong bảng 2.15 như sau:

 So sánh thái độ đối với nghề nghiệp theo giới tính

Bảng 2.15. So sánh thái độ đối với nghề nghiệp theo giới tính

Thái độ Giới F P Nam Nữ TB ĐLTC TB ĐLTC Tích cực 30,02 9,0 31,37 8,86 1,35 0,532 Tiêu cực 30,06 8,75 30,92 8,63 0,86 0,795

Qua kết quả kiển nghiệm Chi bình phương trong bảng 2.15 cho thấy không có sự khác biệt về thái độ đối với nghề nghiệp giữa sinh viên nam và nữ. Cả SV nam và nữ đều có thái độ tích cực và tiêu cực đối với NN tương đương nhau.

Thái độ của SV đối với NN còn được thể hiện ở khía cạnh SV có hài lòng với nghề đang theo học hay không, mức độ hài lòng như thế nào. SV có kiên định với nghề đang theo học hay có sự giao động. SV có tinh thần cầu tiến, không ngừng phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn hay không…

2.2.2 Thái độ của sinh viên đối với nghề nghiệp đang theo học

Thái độ của SV đối với NN đang theo học được thể hiện qua sự hài lòng hay không hài lòng với nghề SV đang theo học. Để khai thác khía cạnh này chúng tôi đặt câu hỏi: Bạn có hài lòng với nghề đang theo học hay không? Kết quả được thể hiện ở bảng 2.16

2.2.2.1 Mức độ hài lòng của sinh viên đối với nghề đang theo học Bảng 2. 16: Mức độ hài lòng với nghề đang theo học

Mức độ N % Rất hài lòng 49 12,9 Hài lòng 256 67,4 Không hài lòng 74 19,5 Rất không hài lòng 1 0,3 TB: 2,92 ĐLTC: 0,57

Như vậy điểm TB về mức độ hài lòng của SV với NN đang theo học là mức độ khá (TB: 2,92). Cụ thể là:

Sinh viên đánh giá mức độ hài lòng với nghề đang theo học chiếm tỉ lệ cao nhất 67,4%, điều này cho thấy đa phần SV chọn ngành nghề học xuất phát từ nguyện vọng của bản thân nên phân nửa SV cảm thấy hài lòng với nghề đang theo học. Thái độ tích cực này sẽ ảnh hưởng tốt đến ý thức học tập của SV, các em sẽ tích cực học tập, đầu tư vào chuyên môn nhiều hơn. Bên cạnh đó vẫn còn 19,5% SV đánh giá không hài lòng với nghề đang theo học và 0,3% SV cho rằng rất không hài lòng với nghề. Qua phỏng vấn trực tiếp, một bộ phận SV chia sẻ ban đầu các em rất hào hứng vì thi được đúng ngành nghề mình lựa chọn nhưng sau một thời gian học tập thì thấy mình không hợp với nghề nên có tâm trạng chán nản, học một cách đối phó. Qua tiếp xúc với các giáo viên chủ nhiệm, các thầy cô cũng chia sẻ có một bộ phận SV thường xuyên cúp tiết, nghỉ học hay ngồi học mà không có sự tập trung. Số lượng SV thấy rất hài lòng với nghề đang theo học chiếm tỉ lệ thấp 12,9%.

Mức độ hài lòng với nghề đang theo học ảnh hưởng rất lớn đến ý thức học tập và phấn đấu của các em. Nếu các em thấy hài lòng với nghề đang theo học thì các em không chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập trên trường mà còn thường xuyên học hỏi, trau rồi, đào sâu kiến thức chuyên môn, tích cực tìm hiểu thông tin liên quan đến NN và có sự lạc quan, hứng khởi trong học tập cũng như trong công việc sau này của mình. Nhưng nếu SV không có hứng thú với ngành nghề theo học thì

các em sẽ học một cách đại khái, đối phó thậm chí là bỏ học giữa chừng. Do đó công tác hướng nghiệp không chỉ dừng lại ở bậc phổ thông mà ngay cả SV cũng cần được hướng nghiệp, cần khơi dậy ở các em tình yêu, niềm tự hào với nghề các em đang theo học.

Để tìm hiểu mức độ hài lòng với NN của SN năm cuối và SV năm nhất có sự khác biệt hay không, khi tiến hành kiểm nghiệm Chi bình phương để so sánh kết quả thu được trong bảng 2.17 như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So sánh mức độ hài lòng với nghề đang theo học giữa SV năm nhất và SV năm cuối

Kết quả bảng 2.17 cho thấy không có sự khác biệt về mức độ hài lòng với ngành nghề đang theo học của SV năm nhất và SV năm cuối . Như vậy tỉ lệ SV năm cuối và SV năm nhất có mức độ hài lòng với NN tương đương nhau.

Bảng 2.17: So sánh mức độ hài lòng với nghề đang theo học giữa SV năm nhất và SV năm cuối

Mức độ Năm thứ X2 df=3 P 1 3 Rất hài lòng 20 29 4,819 0,186 Hài lòng 67 189 Không hài lòng 20 54 Rất không hài lòng 0 1 Tổng cộng 107 273

Để kiểm chứng thêm mức độ hài lòng của SV đối với nghề đang theo học. chúng tôi đặt câu hỏi: “Nếu có cơ hội thay đổi ngành nghề khác bạn có thay đổi không ?”, kết quả thu được trong bảng 2.18 như sau:

2.2.2.2 Thái độ của SV nếu có cơ hội thay đổi nghề nghiệp Bảng 2.18: Thái độ của SV nếu có cơ hội thay đổi nghề nghiệp

N %

Không thay đổi 186 48,9

Phân vân 99 26,1

Sẽ thay đổi 95 25,0

TB: 2,23 ĐLTC: 0,82

Kết quả bảng 2.18 trên cho thấy: SV quyết định không thay đổi nghề đang theo học chiếm tỉ lệ cao nhất 48,9%. Đây là thông tin tích cực vì nó khẳng định lại một lần nữa một bộ phận SV đã yêu thích NN đang chọn, các em có lập trường vững vàng với nghề đang học và điều này sẽ là động lực giúp các em trở thành những người có trình độ chuyên môn tay nghề cao. Số lượng SV còn đang phân vân, chưa chắc chắn đã yêu thích nghề mình theo học hay chưa còn chiếm tỉ lệ khá cao 26,1%. 25,0% SV khẳng định sẽ thay đổi ngành nghề khác nếu có cơ hội. Thái độ còn hoang mang và chưa thực sự thấy nghề hấp dẫn sẽ làm cho SV không đầu tư thoả đáng vào học tập, đi học nhưng vẫn có ý định thi lại vào trường khác…điều này sẽ làm cho các em học tập xa sút, không làm được việc sau khi ra trường…

Như vậy điểm TB chung quyết định không thay đổi nghề của SV ở mức độ khá (2,23). Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận SV còn có thái độ hoang mang, giao động chưa thực sự yêu thích nghề mình đang học.

Để khảo sát ý thức nâng cao trình độ chuyên môn sau này của SV, chúng tôi đặt câu hỏi như sau: “Sau khi ra trường, nếu có cơ hội học tập phát triển ngành nghề bạn có học không ?”, kết quả trong bảng 2.19 như sau:

2.2.2.3 Thái độ của SV trong việc học tập phát triển nghề nghiệp sau này Bảng 2. 19: Thái độ của SV trong việc học tập phát triển ngành nghề sau này

N %

Tiếp tục học tập 352 92,6

Phân vân 21 5,5

Không học nữa 7 1,8

TB: 2,90 ĐLTC: 0,34

Điểm TB mẫu về thái độ của SV trong việc tiếp tục học tập phát triển ngành nghề sau này ở mức độ tốt (TB: 2,90). SV lựa chọn “Tiếp tục học tiếp” chiếm tỉ lệ cao nhất 92,6%. Như vậy đa phần SV vẫn chưa hài lòng với trình độ cao đẳng đang được đào tạo, các em đều xác định sau này sẽ học tiếp, học liên thông lên đại học. Thông tin này cho thấy rất nhiều SV có ý thức trong việc nâng cao trình độ chuyên môn để hoàn thiện mình xong đây cũng là con đường để các em có nhiều cơ hội tiến thân trong công việc sau này. Tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn cũng là điều kiện mà nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi ở nhân viên của mình. Bên cạnh đó vẫn còn 5,5% SV còn phân vân và 1,8% SV trả lời sẽ không học nữa.

So sánh thái độ học tập phát triển ngành nghề sau này của SV năm nhất và SV năm cuối Bảng 2.20: So sánh thái độ học tập phát triển ngành nghề sau này của SV năm nhất và SV năm cuối Năm thứ X2 df=2 P 1 3 Tiếp tục học tập 98 254 0,296 0,862 Phân vân 7 14 Không học nữa 2 5 Tổng cộng 107 273

Kết quả so sánh bằng kiển nghiệm Chi bình phương trong bảng 2.20 cho thấy thái độ của SV năm nhất và SV năm cuối đối với việc tiếp tục học lập để phát triển ngành nghề sau này không có sự khác biệt. Có nghĩa là cả SV năm cuối và SV năm nhất mới bước vào giảng đường cao đẳng đều đã đặt ra cho mình mục tiêu học tập lên cao hơn nữa chứ không chỉ dừng lại ở bậc cao đẳng. Điều này cho thấy các em rất có ý chí trong sự nghiệp học hành sau này của bản thân.

Thái độ đối với NN của SV cũng được thể hiện qua thái độ học tập của SV. Thông qua việc SV có tích cực hay không tích cực, yêu thích hay không yêu thích…với việc học tập, chúng ta sẽ đánh giá được mức độ hài lòng của SV đối với NN các em đang theo học.

2.2.3 Thái độ của sinh viên trong quá trình học tập

Hoạt động học tập của SV gắn liền với việc trang bị kiến thức NN do đó thông qua mức độ tích cực hay hứng thú trong học tập của SV, ý thức chuẩn bị bài vở, nghiên cứu tài liệu của SV ta sẽ đánh giá được thái độ học tập của SV.

2.2.3.1 Thái độ học tập của sinh viên

Để khai thác thái độ học tập của SV, chúng tôi đặt câu hỏi: Thái độ của bạn khi tham gia vào hoạt động học tập như thế nào? Kết quả thu được trong bảng 2.21

Bảng 2.21: Thái độ học tập của sinh viên

Mức độ N % Rất tích cực 24 6,3 Tích cực 140 36,8 Có phần tích cực 111 29,2 Bình thường 100 26,3 Không tích cực 5 1,3 TB: 3,20 ĐLTC: 0,94 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả điểm TB mẫu là TB: 3,20. Như vậy thái độ học tập của SV ở mức độ trung bình, cụ thể là: SV rất tích cực trong việc học tập chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn 6,3%. SV đánh giá tích cực trong học tập là 36,8%, tỉ lệ này cũng không cao lắm. SV tham gia vào hoạt động học tập có phần tích cực là 29,2% và tỉ lệ SV cảm thấy bình thường là 26,3%. Tỉ lệ SV cảm thấy không tích cực khi tham gia vào hoạt động học tập chiếm 1,3%.

Như vậy số SV có thái độ tích cực, rất tích cực chiếm tỉ lệ ít hơn so với tỉ lệ SV thấy bản thân

Một phần của tài liệu Khảo sát nhận thức và thái độ của sinh viên trường cao đẳng kinh tế đối ngoại TP hồ chí minh đối với một số nghề liên quan đến kinh tế và thương mại (Trang 53)