Chương II c v in Q un lý Giáo ảụ Hc v in q un lý giáo ảụ

Một phần của tài liệu Tài liệu đề án - thành lập học viện quản lý giáo dục trên cơ sở trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo pdf (Trang 51 - 66)

Chương II

Học viện Quản lý Giáo dục

i. Học viện quản lý giáo dục

1. Tên Học viện, địa điểm Học viện.

Học viện Quản lý Giáo dục thành lập trên cơ sở Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo; là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoạt động theo Điều lệ trường đại học.

+ Tên Tiếng Việt: Học viện Quản lý Giáo dục

+ Tên Tiếng Anh: National Institute for Education Management

+ Tên viết tắt Tiếng Anh: NIEM

- Trụ sở: 31 Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội. - Số điện thoại:84 – 04 - 8643352

- Số Fax: 84 - 04 - 8641802 - Website: www. Niem.edu.vn.

2. Chức năng, nhiệm vụ Chức năng:

Học viện Quản lý Giáo dục có chức năng đào tạo nguồn nhân lực quản lý giáo dục; nghiên cứu và phát triển khoa học quản lý giáo dục; ứng dụng khoa học quản lý giáo dục, tham mưu và tư vấn cho các cơ quan QLGD nhằm đáp ứng những yêu cầu của chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước.

1. Đào tạo-bồi dưỡng

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBQLGD, công chức, viên chức của các cơ quan QL và các cơ sở GD7ĐT trong hệ thống giáo dục quốc dân theo chuẩn quy định

- Đào tạo trình độ Cử nhân Quản lý Giáo dục và một số chuyên ngành có liên quan đến khoa học quản lý giáo dục. Đào tạo trình độ Thạc sĩ và tiến tới đào tạo Tiến sĩ Quản lý Giáo dục.

- Đào tạo cấp chứng chỉ Giáo dục học ĐH.

2. Nghiên cứu và ứng dụng khoa học quản lý giáo dục:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về khoa học quản lý giáo dục;

- Nghiên cứu những vấn đề về định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục và đổi mới quản lý giáo dục.

- Tham mưu ,Tư vấn và ứng dụng khoa học quản lý giáo dục cho các cơ quan QLGD và cơ sở GD&ĐT.

- Thẩm định về mặt khoa học quản lý giáo dục đối với các công trình nghiên cứu, dự án ... có liên quan.

3. Hỗ trợ và liên kết chuyên môn của các đơn vị trong hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD.

- Xây dựng và phát triển chương trình, giáo trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cho các trường, khoa cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo của các địa phương.

- Tổ chức liên kết, phối hợp giữa các trường, các khoa cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo nhằm đảm bảo tính liên thông trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý của ngành.

- Cung cấp thông tin về khoa học quản lý giáo dục, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý giáo dục, tổ chức trao đổi về kinh nghiệm quản lý giáo dục.

Hợp tác với các cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu và ứng dụng về khoa học quản lý giáo dục.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ trường Đại học và quy định của Pháp luật.

Tùy theo yêu cầu và đòi hỏi của thực tế, Học viện Quản lý Giáo dục có thể được cơ quan có thẩm quyền giao thêm nhiệm vụ mới.

3. Cơ cấu tổ chức của Học viện.

Cơ cấu tổ chức của Học viện được tổ chức theo quy định của Điều lệ trường đại học (Ban hành kèm theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ). Cụ thể:

3.1. Hội đồng Học viện.

Hội đồng Học viện có thành phần theo Điều lệ trường đại học.

3.2. Giám đốc Học viện

Học viện có giám đốc và các phó giám đốc, làm việc theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc và các Phó Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm. Giám đốc Học viện chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện.

3.3. Hội đồng khoa học và đào tạo. 3.4. Các phòng, ban chức năng.

1. Phòng Hành chính-Tổ chức . 3. Phòng Đào tạo;

4. Phòng Quản lý Khoa học & Đối ngoại. 6. Phòng Kế hoạch - Tài chính;

7. Phòng Quản trị – Thiết bị;

8. Phòng Công tác Học viên, Sinh viên; 9. Ban Bảo vệ và và nội trú.

10. Phòng Tư liệu và thư viên.

3.5.1. Khoa Các Khoa học cơ bản.

Khoa Các Khoa học cơ bản thực hiện nhiệm vụ: xây dựng chương trình, giáo trình; kế hoạch giảng dạy, học tập; chủ trì tổ chức quá trình đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu về các môn khoa học cơ bản và các bộ môn lý luận cơ sở (các bộ môn công cụ và phương pháp luận) phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục.

3.5.2. Khoa Quản lý nhà nước về giáo dục.

Khoa Quản lý nhà nước về giáo dục thực hiện nhiệm vụ:

- Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập, chủ trì tổ chức quá trình đào tạo, bồi dưỡng về các môn: Nhà nước và Pháp luật; Hành chính và Công nghệ hành chính; Quản lý nhà nước đối với các ngành và lĩnh vực; Lý luận quản lý; Quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo...

- Đào tạo cấp chứng chỉ QLGD và thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ công chức viên chức và CBQL của các cơ sở GD &ĐT theo chuẩn quy định.

- Tham gia đào tạo sau đại học về QLGD.

- Nghiên cứu về khoa học QLGD, về lý luận và nghiệp vụ QLGD.

3.5.3. Khoa Quản lý trường học

Khoa Quản lý trường học thực hiện nhiệm vụ:

- Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch dạy học; chủ trì tổ chức quá trình đào tạo Cử nhân Quản lý trường học, Cử nhân QLGD cộng đồng.

- Đào tạo cấp chứng chỉ quản lý cơ sở giáo dục và đào tạo, chứng chỉ hành nghề giảng dạy cho đội ngũ giáo viên các cấp và giảng viên ĐH, CĐ cũng như hướng dẫn viên của các TTHTCĐ; Thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ CBQL GD, GV khoa QLGD của các trường ĐHSP, CĐSP và giảng viên của các nhà trường.

- Nghiên cứu về khoa học giáo dục, về khoa học QLGD, về nghiệp vụ quản lý nhà trường.

3.5.4. Khoa Kinh tế giáo dục.

Khoa Kinh tế thực hiện nhiệm vụ:

- Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập, chủ trì tổ chức quá trình đào tạo Cử nhân Kinh tế .

- Đào tạo cấp chứng chỉ về QL tài chính, QL cơ sở vật chất thiết bị giáo dục. Thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ CBQL, công chức, viên chức làm công tác quản lý kế hoạch, tài chính và cơ sở vật chất thiết bị.

- Tham gia đào tạo sau đại học về QLGD.

- Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh tế giáo dục, tài chính giáo dục.

3.5.5. Khoa Tại chức.

Thực hiện nhiệm vụ tổ chức, quản lý đào tạo tại chức, đào tạo từ xa cho đội ngũ CBQLGD, công chức, viên chức của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các trường, các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Đề xuất, phối hợp xây dựng và phát triển các chương trình liên kết đào tạo với các trường Đại học, Cao đẳng, các Viện, các cơ sở đào tạo khác.

3.6. Các tổ chức khoa học và công nghệ.

3.6.1. Viện Nghiên cứu Quản lý giáo dục.

Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng và tư vấn các vấn đề theo chức năng quản lý giáo dục.

- Nghiên cứu các chính sách giáo dục, chính sách vùng miền trong giáo dục, chính sách tôn giáo trong giáo dục.

- Phối hợp xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo bồi dưỡng liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu.

3.6.2. Trung tâm Nghiên cứu Đánh giá, kiểm định và đảm bảo chất lượng giáo dục.

Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu các khoa học về đo lường, đánh giá, kiểm định và đảm bảo chất lượng trong giáo dục và đào tạo.

- Phối hợp xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo bồi dưỡng có liên quan đến các nhiệm vụ nghiên cứu.

- Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả quá trình đào tạo của Học viện QLGD theo quy chế và các cơ sở GD & ĐT khác.

3.6.3. Trung tâm Công nghệ thông tin và Thiết bị giáo dục.

Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng và tư vấn về một số vấn đề của công nghệ thông tin có liên quan đến khoa học quản lý giáo dục cũng như nghiên cứu quản lý sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục.

- Phối hợp xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo và bồi dưỡng liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu.

3.6.4. Trung tâm Ngoại ngữ.

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và ngoại ngữ trong QLGD cho đội ngũ CBQL GD.

3.6.6. Tạp chí Quản lý giáo dục.

Quản lý, biên tập và phát hành Tạp chí Quản lý giáo dục.

3.7. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam. 3.8. Các đoàn thể và tổ chức xã hội:

- Công đoàn Học viện;

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; - Hội sinh viên.

4. Dự kiến ngành nghề - quy mô, trình độ đào tạo. 4.1. Các chương trình đào tạo cấp chứng chỉ

Dự kiến, Học viện Quản lý Giáo dục sẽ thực hiện và phát triển trên 30 chương trình đào tạo ngắn hạn cấp chúng chỉ dành cho các đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức... đang làm việc tại các cơ quan quản lý, các cơ sở giáo dục và đào tạo cũng như dành cho các đối tượng khác có nhu cầu.

4.2. Dự kiến mở các ngành đào tạo cấp bằng Cử nhân

( Hệ thống các chương trình đào tạo xem ở phần Phụ lục)

4.2.1. Các chuyên ngành đào tạo cử nhân Quản lý giáo dục:

4.2.1.1. Chuyên ngành Quản lý giáo dục mầm non

- Đối tượng tuyển sinh: Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non, đã công tác trong ngành giáo dục từ 3 năm trở lên.

- Khối lượng kiến thức toàn khoá: 125 đvht

- Thời gian đào tạo: 2,5 năm

- Phương thức đào tạo: Chính quy, liên thông từ Trung cấp SP

Về chuyên môn: Đào tạo đội ngũ CBQLGD, công chức và viên chức có trình độ chuyên môn cơ bản vững vàng, ngoài những kiến thức về giáo dục, về quản lý, về quản lý giáo dục nói chung, học viên còn được trang bị chuyên sâu về kỹ năng quản lý giáo dục mầm non.

Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp học viên chuyên ngành quản lý giáo dục mầm non sẽ đáp ứng được nhu cầu công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, các trường mầm non, các cơ quan nghiên cứu.

4.2.1.2. Chuyên ngành Quản lý giáo dục tiểu học

- Đối tượng tuyển sinh: Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tốt nghiệp trung cấp sư phạm (12+2), đã công tác trong ngành giáo dục từ 3 năm trở lên.

- Khối lượng kiến thức toàn khoá: 135 đvht

- Thời gian đào tạo: 2,5 năm

- Phương thức đào tạo: Chính quy, liên thông từ TCSP

Về chuyên môn: Đào tạo đội ngũ CBQLGD, công chức và viên chức có trình độ chuyên môn cơ bản vững vàng, ngoài những kiến thức về giáo dục, về quản lý, về quản lý giáo dục nói chung, học viên còn được trang bị chuyên sâu về kỹ năng quản lý giáo dục tiểu học.

Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, học viên chuyên ngành quản lý giáo dục tiểu học sẽ đáp ứng được nhu cầu công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, các trường tiểu học, các cơ quan nghiên cứu.

4.2.1.3. Chuyên ngành Quản lý giáo dục trung học cơ sở

a. Phương thức đào tạo chính quy tập trung, tại chức, liên thông từ cao đẳng sư phạm

- Đối tượng tuyển sinh: Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tốt nghiệp cao đẳng sư phạm (Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử...), đang công tác trong ngành giáo dục.

- Khối lượng kiến thức toàn khoá: 100 đvht

- Thời gian đào tạo: 2 năm

b. Phương thức đào tạo cấp bằng hai

- Đối tượng tuyển sinh: Sinh viên tốt nghiệp cử nhân khoa học (Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa, Chính trị...), có nguỵện vọng công tác trong ngành giáo dục.

- Khối lượng kiến thức toàn khoá: 75 đvht

- Thời gian đào tạo: 1 năm rưỡi

Về chuyên môn: Đào tạo đội ngũ CBQLGD, công chức và viên chức có trình độ chuyên môn cơ bản vững vàng, ngoài những kiến thức về giáo dục, về quản lý, về quản lý giáo dục nói chung, học viên còn được trang bị chuyên sâu về kỹ năng quản lý giáo dục trung học cơ sở.

Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp học viên chuyên ngành quản lý giáo dục trung học cơ sở sẽ đáp ứng được nhu cầu công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, các trường trung học cơ sở, các cơ quan nghiên cứu.

Trong tương lai Học viện có thể mở thêm chuyên ngành Quản lý giáo dục trung học phổ thông, Quản lý giáo dục nghề nghiệp và Quản lý giáo dục CĐ, ĐH theo phương thức đào tạo cấp văn bằng hai hay cao học.

4.2.2. Ngành đào tạo cử nhânQuản lý Giáo dục cộng đồng a. Phương thức đào tạo chính quy tập trung, tại chức

- Đối tượng tuyển sinh:học sinh tốt nghiệp THPT có nguyện vọng làm việc tại các cơ quan quản lý giáo dục hay tại các cơ sở giáo dục phi chính quy (TT GDTX, TTHTCĐ...).

- Khối lượng kiến thức toàn khoá: 210 đvht

- Thời gian đào tạo: 4 năm

b. Phương thức đào tạo cấp bằng hai

- Đối tượng tuyển sinh: Sinh viên tốt nghiệp cử nhân khoa học, kỹ thuật, có nguỵện vọnglàm việc tại các cơ quan quản lý giáo dục hay tại các cơ sở giáo dục phi chính quy (TT GDTX, TTHTCĐ...).

- Khối lượng kiến thức toàn khoá: 75 đvht

- Thời gian đào tạo: 1 năm rưỡi

Về chuyên môn: Đào tạo đội ngũ CBQLGD và viên chức có trình độ chuyên môn cơ bản vững vàng, ngoài những kiến thức về giáo dục, quản lý, quản lý giáo dục nói chung, học viên còn được trang bị những kiến thức, kỹ năng quản lý giáo dục cộng đồng, giáo dục không chính quy, giáo dục thường xuyên ...

Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, học viên chuyên ngành quản lý giáo dục cộng đồng có thể công tác tại các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ quan quản lý, nghiên cứu:

• Các phòng, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng ...

• Các viện nghiên cứu,...

4.2.3. Ngành đào tạo cử nhânKinh tế giáo dục

- Đối tượng tuyển sinh: học sinh tốt nghiệp THPT có nguyện vọng làm việc tại các cơ quan quản lý hay các cơ sở giáo dục và đào tạo.

- Khối lượng kiến thức toàn khoá: 210 đvht

- Thời gian đào tạo: 4 năm

- Hệ đào tạo: Chính quy

Về chuyên môn: Đào tạo đội ngũ CBQLGD và viên chức có trình độ chuyên môn cơ bản về Kinh tế vững vàng và ngoài những kiến thức về giáo dục, về quản lý, về quản lý giáo dục nói chung, học viên còn được trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý kinh tế, tài chính, kế toán trong ngành giáo dục

Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, học viên chuyên ngành kinh tế giáo dục có thể công tác tại trường học, cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ quan nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Tài liệu đề án - thành lập học viện quản lý giáo dục trên cơ sở trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo pdf (Trang 51 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w