- Thực hiện kế hoạch đào tạo:
3.2.3. Xây dựng cơ cấu hỗ trợ.
Xây dựng ban TQM gồm các thành viên trong phong kỹ thuật, KCS và người lãnh đạo nhất thiết phải là thành viên trong ban lãnh đạo của công ty, người có khả năng liên kết các phòng ban trong việc giải quyết các vấn đề chất lượng. Ban TQM phải có nhiệm vụ hoạch định chính sách chất lượng cho công ty, hướng dẫn mọi thành viên thực hiện chính sách đó. Do đó, thành viên trong ban phải am hiểu nhất về TQM, khả năng tiềm lực của công ty, về nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường. Để tạo điều kiện cho ban,
công ty nên thường xuyên cử họ đi học bồi dưỡng do các chuyên gia trong nước giảng dạy hoặc đi học nước ngoài, đi dự hội thảo chất lượng…để họ luôn tiếp cận với các kiến thức mới nhất về thị trường và về phương pháp quản lý này.
Hình thành nhòm QC (chất lượng): Nhóm QC có thể hình thành từ 3 - 12 người, do đó ở văn phòng có thể hình thành 1-2 nhóm tuỳ theo số người trong từng phòng. Còn ở phân xưởng sản xuất để thuận tiện nên khuyên khích những người làm trên cùng dây chuyền có nơn làm việc gần nhau thành một nhóm. Trên tinh thần làm đúng ngay từ đầu với phương châm không ai hiểu việc mình làm bằng chính bản thân mình, các thành viên phải cố gắng tự trau dồi kiến thức đồng thời có thể trao đổi với các thành viên khác trong và ngoài nhòm sau giờ làm việc hoặc vào đầu các giờ làm việc. Cuối tuần nên có một buổi thảo luận không chỉ về vấn đề chất lượng mà còn cả các vấn đề năng xuất, chi phí, an toàn… Nhóm này nhất thiết phải biết sử dụng các công cụ thống kê để theo rõi việc mình làm, phát hiện sai hỏng và thảo luận, khắc phục phòng ngừa. Có thể nói hoạt động của nhòm QC có khả năng khai thác tiềm lực con người, giúp mọi thành viên hướng mọi hoạt động của mình vì mục đích chung. Chính vì vậy để tạo điều kiện duy trì và phát huy hoạt động của nhóm, ban lãnh đạo cần phải có các biện pháp khuyến khích như tổ chức cuộc thi "nhóm chất lượng" khen thưởng nhóm nào có nhiều thành tích nhất.