Khả năng chống chịu sâu

Một phần của tài liệu Tài liệu báo cáo tốt nghiệp về tình trạng nông phẩm việt nam 2010 docx (Trang 59 - 60)

* Khả năng chống chịu sâu cuốn lá:

Qua số liệu bảng 4.9 bằng cách đánh giá cho điểm chúng tôi thấy tất cả các giống trong thí nghiệm đều bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại nhưng ở mức độ nhẹ.

Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện với mật độ thấp vào thời kỳ các giống đang trong giai đoạn đẻ nhánh. Và đã được phòng trừ kịp thời bằng thuốc Padan 95sp. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các giống là khác nhau, trong đó giống Qưu 108 và giống Qưu số 6 là hai giống bị ảnh hưởng nặng nhất ở cấp

3 tức là có 11-20% cây bị hại. Còn lại các giống khác ở mức độ nhẹ hơn khoảng 1-10%. Nhìn chung trên đồng ruộng tại thời điểm này tất cả các giống lúa đều bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại nhẹ.

* Khả năng chống chịu sâu đục thân:

Qua theo dõi vào giai đoạn từ đẻ nhánh đến trỗ hoàn toàn cho thấy gây hại nhẹ trên một số giống như: CNR 5104, Qưu 13, S.04, Nhị ưu 838, các giống nầy đều bị sâu đục thân hại nhẹ ở cấp 1 có từ 1- 10% số dảnh, bông bị bạc. Trong đó giống CNR 5104 bị sâu đục thân hại tại hai thời điểm là lúc lúa đẻ nhánh và thời kì trỗ bông, các giống khác bị hại ở thời điểm lúa trỗ bông.

Còn lại các giống khác không bị sâu đục thân hại, đây là một đặc điểm cho thấy khả năng chống sâu rất tốt của giống.

* Khả năng chống chịu rầy nâu

Nhìn chung qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy vụ mùa năm nay rầy nâu phát sinh, phát triển và gây hại nhẹ. Hầu như trên tất cả các giống đều không bị hại chỉ có giống CNR 902 trỗ muộn hơn nên bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ (cấp 1) mức độ ảnh hưởng không đáng kể.

Tóm lại: vụ mùa năm 2009 mức độ gây hại của sâu là không đáng kể cộng với việc theo dõi và phòng trừ kịp thời nên không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất.

Một phần của tài liệu Tài liệu báo cáo tốt nghiệp về tình trạng nông phẩm việt nam 2010 docx (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w